Thứ tư, 09/09/2020, 14:26 PM

Đề Bà Đạt Đa là ai? Tại sao Đề Bà Đạt Đa hãm hại Đức Phật?

Đề Bà Đạt Đa tuy xuất gia làm đệ tử Phật nhưng lại ganh ghét, đố kỵ, thậm chí nhiều lần còn tìm cách hại Đức Phật và chia rẽ Tăng đoàn. Vậy Đề Bà Đạt Đa là ai và ông đã làm gì để thực hiện những mục đích xấu ác của mình?

Đề Bà Đạt Đa là ai?

Đề Bà Đạt Đa xuất thân trong dòng họ Thích Ca, là họ hàng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đề Bà Đạt Đa khi chưa xuất gia là anh em con chú, con bác với Đức Phật. Thế nhưng ông ta lại có tâm ganh ghét với Đức Phật từ hồi nhỏ, tức là với Thái tử Tất Đạt Đa. Khi thấy Thái tử Tất Đạt Đa đầy đủ tướng hảo trang nghiêm, tài năng xuất chúng, đức hạnh siêu quần như thế thì Đề Bà Đạt Đa ghen tỵ.

Trong tất cả các việc học hành, thi thố ông ta luôn tranh đấu với Thái tử Tất Đạt Đa. Từ bắn cung, cưỡi ngựa, đấu kiếm… đến hỏi cưới công chúa Da-du-đà-la. Tuy nhiên, trong mọi việc ông ta đều thất bại nên hiềm khích trong tâm ngày thêm lớn. Sau khi Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tu hành, chứng thành Phật quả, Ngài trở về vương cung giáo hóa nên rất nhiều vương tôn công tử theo Ngài xuất gia; trong đó có Đề Bà Đạt Đa.

Đề Bà Đạt Đa luôn có tâm tranh đấu với Thái tử Tất Đạt Đa ngay từ lúc nhỏ (ảnh minh họa)

Đề Bà Đạt Đa luôn có tâm tranh đấu với Thái tử Tất Đạt Đa ngay từ lúc nhỏ (ảnh minh họa)

Tâm sân hận và phương pháp quản trị tâm sân hận

Đề Bà Đạt Đa hại Phật và phá hòa hợp Tăng như thế nào?

Khi mới xuất gia, Đề Bà Đạt Đa rất chăm chỉ, tinh tiến học và thực hành Pháp nên nhanh chóng chứng Tứ thiền và có thần thông. Thế nhưng khi tu hành có kết quả, ông lại sinh tâm ngã mạn. Lúc này ông nghĩ là ông giỏi quá, hay quá rồi. Mình có thần thông mà mình là anh em ruột thịt với Phật, mình có thua kém gì Phật điểm nào đâu, mình cũng rất có uy tín trong Tăng đoàn. Vậy nên ông ấy khởi tâm ý là phải tranh ngôi lãnh đạo Tăng đoàn của Phật, ông phải làm giáo chủ thay cho Phật”. Bởi tâm ý như vậy nên sau đó, ông đã làm nhiều việc xấu ác hãm hại Đức Phật cùng Tăng đoàn.

Cấu kết với vua A Xà Thế, thả voi say hãm hại Phật

Một hôm, Tăng đoàn đi khất thực đến thành Vương Xá thì ông cho một con voi rất dữ ở trong cung uống rượu thật say và thả nó ra. Khi ấy Đức Phật đang trên đường đi vào thành Vương Xá thì con voi say xông đến, gầm rú lên. Đề Bà Đạt Đa và vua A Xà Thế tin chắc phen này Phật và những vị chư Tăng đi theo sẽ chết.

Tuy nhiên, có điều kỳ diệu đã xảy ra. Khi voi lao đến, do cảm nhận được tâm từ bi của Đức Phật nên liền quỳ phục xuống chân Ngài. Kế hoạch của ông ta và vua A Xà Thế bị thất bại.

Do cảm nhận được tâm từ bi của Đức Phật nên liền quỳ phục xuống chân Ngài.

Do cảm nhận được tâm từ bi của Đức Phật nên liền quỳ phục xuống chân Ngài.

Khắc phục lòng sân hận

Lăn đá hại Phật khiến Phật bị chảy máu chân

Không dừng lại sau thất bại lần thứ nhất, ông ta tiếp tục tính chuyện hãm hại Đức Phật.

Một hôm, Đức Phật đi khất thực, trên đường từ núi Linh Thứu đi xuống thì Đề Bà Đạt Đa leo lên trên đỉnh núi và ông ta đẩy một tảng đá rất lớn. Ông tính rất khéo là hòn đá mà lăn xuống đúng lúc Đức Phật đi qua thì Phật cũng phải tai nạn rất nặng hoặc phải chết. Thế nhưng, theo trong kinh thì nói ông Sơn Thần biết chuyện nên ông đã dựng một hòn đá khác để nó nhô lên chặn hòn đá này lại. Và hòn đá này vỡ ra và nó bắn một mảnh rất nhỏ vào chân Phật làm cho Phật chảy máu chân.

Chia rẽ Tăng đoàn bằng năm điều khó hơn Phật

Sau nhiều lần hại Phật nhưng không thành, cuối cùng ông ta nghĩ đến việc thống lĩnh và chia rẽ Tăng đoàn của Phật. Đức Phật chế giới luật để chư Tăng, Phật tử tu hành. Phật tử tại gia tu 5 giới, đi xuất gia thì từ năm giới tiến lên 10 giới, rồi tiến lên 250 giới. Giới luật Phật để nghiêm thân, để cho thân được an tịnh mà vào được chính định. Thế nhưng Đề Bà Đạt Đa tính bây giờ giới luật của Phật như này thì mình phải hơn Phật. Vậy nên, ông chế thêm ra năm điều nữa.

Đề Bà Đạt Đa lăn đá hại Phật khiến Phật bị chảy máu chân

Đề Bà Đạt Đa lăn đá hại Phật khiến Phật bị chảy máu chân

Lòng sân hận thật đáng sợ

Năm điều đó là:

1. Chư Tăng bắt buộc phải ở trong rừng, không được đi ra ngoài.

2. Chư Tăng bắt buộc phải ngủ ở dưới gốc cây, không được ngủ ở đâu khác.

3. Chư Tăng bắt buộc phải mặc y phấn tảo (tức là cái y đi nhặt, lượm ở nghĩa địa, ở những chỗ người ta hỏa thiêu xác người, hoặc ở những bệnh viện những sản phụ người ta thải vải).

4. Chư Tăng phải đi khất thực xin ăn nhưng không được nhận sự cúng dường, thỉnh mời của thí chủ.

5. Tỳ-kheo đi khất thực là không được ăn thịt cá, chỉ được ăn đồ chay.Với năm giới tự chế, ông ta tiếp tục tâm địa phá hoại Tăng đoàn.

Đề Bà Đạt Đa đưa ra năm điều khó hơn Phật. Ông ta nói rằng: “Ta bây giờ giới luật còn tinh nghiêm hơn cả Phật, như vậy chứng tỏ ta sẽ tu cao hơn cả Phật. Vậy bây giờ trong chúng Tỳ-kheo đây, các Sư đây ai đi theo ta?”. Khi đưa ra năm điều khó hơn Phật có 500 Tỳ-kheo dao động, đi theo ông ta và thành lập Tăng đoàn riêng.

Ông ta mắc tội chia rẽ Tăng đoàn, phá hòa hợp của chúng Tăng. Những tội rất ghê gớm chỉ vì âm mưu là muốn soán ngôi vị lãnh đạo Tăng đoàn, giáo chủ Phật giáo.

Đề Bà Đạt Đa trả quả báo cho việc hãm hại Phật và phá hòa hợp Tăng đoàn

Đề Bà Đạt Đa trả quả báo cho việc hãm hại Phật và phá hòa hợp Tăng đoàn

Những nguy hại của sân hận và lợi ích của nhẫn nhục

Quả báo của Đề Bà Đạt Đa?

Sau nhiều lần âm mưu hại Phật và Tăng đoàn, ông ta cũng phải trả quả báo cho hành vi xấu ác của mình. Đề Bà Đạt Đa ác với Đức Phật như vậy nên sau đó ông bị quả báo. Ông lâm bệnh rất nặng, không có thuốc nào chữa được. Đức Phật sai Ngài Xá Lợi Phất với Mục Kiền Liên đến để giáo hóa cho 500 vị Tỳ-kheo đi theo Đề Bà Đạt Đa và 500 vị này giác ngộ, dần dần bỏ Đề Bà Đạt Đa trở về với Phật. Cuối cùng còn một mình Đề Bà Đạt Đa, lúc này, ông lâm bệnh rất nặng. Khi đó, ông mới khởi tâm xin sám hối Phật và quay về để nương tựa Phật. Ông ta nhờ chư Tăng đưa đến gặp Đức Phật để sám hối. Tuy nhiên, khi ông ta đến cách Phật khoảng mấy trăm mét thì đất nứt ra và nuốt chửng ông trong lòng đất, gọi là đất nứt nuốt ông ấy vào trong địa ngục, không cứu được.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật

Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024

Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm