Thứ năm, 27/01/2022, 08:41 AM

Đi tạ mộ cuối năm cần tránh phạm phải điều gì?

Tạ mộ cuối năm là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, thường được mỗi gia đình thực hành vào những ngày cận Tết Nguyên Đán. Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn, đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với ông bà tiên tổ.

Dọn dẹp cây cối trên mộ

Cứ vào dịp cuối năm, theo phong tục dân gian, người dân Việt Nam lại cùng gia đình ra mộ tổ tiên để tạ mộ, dọn dẹp cỏ, cây cối xung quanh để mộ phần của tổ tiên được sạch sẽ.

Dọn dẹp cây cỏ xung quanh ngôi mộ (ảnh minh họa)

Dọn dẹp cây cỏ xung quanh ngôi mộ (ảnh minh họa)

Trong luật Phật, Đức Phật có cấm chúng Tăng không được vô cớ chặt phá cây cho đến cả những bụi cỏ. Lý do thứ nhất xuất phát từ việc bảo vệ môi trường, bởi Đức Phật là người rất yêu thiên nhiên, tôn trọng sự sống. Lý do thứ hai xuất phát từ mặt tâm linh: cái cây, ngọn cỏ đều có những vong linh, phần tâm thức nương gá ở đó.

Vậy nên, Đức Phật có dạy các Thầy Tỳ-kheo trước khi chặt cây nào thì phải bạch các vị thần cây, vong linh ở cây đó. Đặc biệt đối với những cây lớn, cây cổ thụ, có các vị mộc thần, thọ thần ở thì chúng ta phải bạch, có khi bạch trước cả một tuần.

Là người Phật tử, chúng ta tin chắc có thế giới tâm linh, có quỷ thần, vong linh nên đặc biệt cần lưu tâm khi ra dọn dẹp cây cỏ trong lễ tạ mộ. Trước khi dọn chặt cây cỏ, chúng ta cần phải có lời khấn với các vong linh, quỷ thần đang trú ngụ tại đó rồi tác phước cúng dường hồi hướng cho các vị có thể di chuyển trú ngụ ở nơi khác, chỗ khác. Sau đó chúng ta mới bắt đầu phát cây, dọn cỏ thì sẽ được an ổn, tốt đẹp.

Việc giẫm đạp và ngồi lên mộ

Với quan điểm “giàu vì mồ vì mả chứ ai giàu vì cả nồi cơm”, người Việt Nam ta rất coi trọng và nặng nề về mồ mả. Vì đó là nơi an nghỉ cuối cùng của một con người. Không chỉ vậy, vốn là dân tộc trọng nghĩa trọng tình nên dẫu rằng người thân đã mất, nhưng chúng ta vẫn cảm giác như người đó còn sống, và mồ mả chính là nơi gửi thân xác cuối cùng của người thân quá vãng.

Nếu người quá vãng này chưa giác ngộ Phật Pháp thì phần tâm thức của họ có thể sẽ còn chấp trước vào phần mồ mả, hài cốt của mình. Chữ “chấp” có nghĩa là quyến luyến, luyến tiếc, dính mắc. Nhiều vong hồn cho nơi mộ chính là nhà. Đặc biệt, khi mồ mả được con cháu xây dựng to đẹp, đắt tiền thì vong linh lại càng dính mắc vì tiếc công, tiếc của của con cháu, quanh quẩn nơi mộ rất khổ. Không chỉ vậy, tuổi thọ của các chúng vong linh ngạ quỷ rất lâu. Một vong linh có thể ở trong cõi cô hồn ngạ quỷ hàng trăm năm, vạn năm. Như vậy, chuyện vong linh chấp trước vào mồ mả là chuyện thường xảy ra.

Không nên giẫm lên ngôi mộ (ảnh minh họa)

Không nên giẫm lên ngôi mộ (ảnh minh họa)

Trên thực tế, hiện nay, ở các nghĩa địa, nghĩa trang do mai táng nhiều, có những vùng đất trũng lún xuống hoặc các tiểu được chôn từ nhiều đời chìm ở dưới. Và vong linh vẫn giữ tâm chấp trước, quyến luyến ngôi mộ ấy, mảnh đất ấy, cho rằng là của “tôi”. Từ đó, sinh ra rất nhiều câu chuyện những người ra nghĩa địa mà dẫm lên mồ mả hay đi phá mồ mả thì sau đó bị vong linh hành, quở phạt. Sự quở phạt nặng hay nhẹ tùy thuận vào sự sân giận của vong linh và năng lực của vong linh đó.

Vậy nên, chúng ta phải hết sức cẩn thận với những mảnh đất có mồ mả, khi chúng ta đến hoặc đi qua, đặc biệt ở những khu nghĩa trang, nghĩa địa - nơi có rất nhiều mồ mả. Vậy để được an lành khi ra nghĩa trang, nghĩa địa tạ mộ hàng năm, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

Nên đi theo đúng đường lối ra mộ

Thường trong nghĩa trang sẽ có đường đi sẵn, ta nên đi theo đường chính rồi vào phần mộ gia tiên nhà mình. Còn đối với những nghĩa trang đường lối chưa quy củ, mình muốn đến phần mộ của nhà mình thì phải trèo qua mộ người khác thì chúng ta nên khấn một câu xin phép trước khi đi qua.

Sắm lễ cúng dường Thổ thần, Thần linh cai quản nghĩa trang

Khi ra ngoài nghĩa trang tạ mộ, chúng ta nên sắm một lễ nhỏ cúng dường hoặc nếu không sắm lễ thì thắp nén hương ở miếu thờ Thổ công, Thần linh nơi nghĩa trang. Bởi nghĩa trang nào cũng có một vị thần cai quản. Sau đó mình bạch với vị Thổ thần, Thổ công ấy bảo hộ cho mình đi vào nghĩa trang được an lành.

Còn đối với các nghĩa trang, nghĩa địa không có ban thờ vị thần linh thì khi chúng ta bước vào nghĩa trang, hãy chắp tay khấn cáo với vị thần linh cai quản. Nếu có sắm lễ, chúng ta có thể đặt lễ này ở ngay trên phần mộ nhà mình để cúng lễ các Ngài.

Giữ tâm thái cung kính

Khi đi vào nghĩa trang, nghĩa địa - nơi có nhiều vong linh còn chấp trước, trú ngụ nơi mồ mả, chúng ta nên giữ tâm thái cung kính. Vì khi tâm chúng ta buông thả, giỡn cợt, xem thường, xem nhẹ khiến vong linh không hoan hỷ thì họ cũng có thể trách phạt mình.

Giữ tâm thái cung kính khi đi tạ mộ (ảnh minh họa)

Giữ tâm thái cung kính khi đi tạ mộ (ảnh minh họa)

Quy y Tam Bảo

Đối với những người chưa quy y Tam Bảo, chúng ta nên phát nguyện quy y Tam Bảo, giữ gìn năm giới của người Phật tử tại gia. Trong Kinh Đức Phật dạy: quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới thì sẽ có các vị giới thần hộ trì. Có giới thần hộ trì thì các vong linh sẽ ít quấy quả hơn, chúng ta sẽ được an lành hơn.

Nên hay không thắp hương xung quanh mộ?

Ở một số nơi, người dân khi ra tạ mộ tổ tiên, có chuẩn bị sẵn thêm các nén hương để thắp tại các mộ xung quanh. Có thể thấy, việc làm này xuất phát từ tâm ý tốt, tình cảm tốt, người ta không chỉ quan tâm đến gia tiên nhà mình mà còn quan tâm đến cả những “hàng xóm láng giềng” xung quanh. Cũng giống như khi vào trong nghĩa trang liệt sĩ, chúng ta cũng nên thắp hương cho tất cả các anh em liệt sĩ chứ không chỉ riêng liệt sĩ của nhà mình. Khi chúng ta có tâm như vậy thì các vong linh sẽ được hoan hỷ.

Chúng ta thắp hương các ngôi mộ với tâm ý tốt thì vong linh sẽ hoan hỷ (ảnh minh họa)

Chúng ta thắp hương các ngôi mộ với tâm ý tốt thì vong linh sẽ hoan hỷ (ảnh minh họa)

Thanh minh bàn chuyện di chuyển mộ phần

Về thế giới tâm linh, chúng ta cẩn trọng thì sẽ được lợi ích tốt đẹp. Mong rằng, qua bài viết trên, quý vị sẽ có được tri kiến đúng đắn về việc tạ mộ cuối năm, từ đó có những ứng xử khéo léo, đúng lời Phật dạy khi chúng ta thực hành nét đẹp văn hóa này của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ

Kiến thức 16:17 23/12/2024

Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Xem thêm