Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/01/2021, 14:07 PM

Đi theo dấu chân Phật và các bậc tiền nhân

Giáo pháp của Đức Phật rất nhiều, nhưng tùy trường hợp, tùy lúc, tùy hoàn cảnh mà áp dụng có khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu chính là làm sao chúng ta được an vui, giải thoát và làm lợi ích cho nhiều người. Vì vậy, cánh cửa phương tiện được Phật mở ra nhiều cách.

3 thành tựu siêu việt Đức Phật chứng đạt được trong đêm Ngài thành đạo

Đức Phật đưa ra dẫn chứng ngay như bản thân Ngài khi hành Bồ tát đạo, phạm sai lầm thì Ngài cũng phải trả món nợ đó.

Đức Phật đưa ra dẫn chứng ngay như bản thân Ngài khi hành Bồ tát đạo, phạm sai lầm thì Ngài cũng phải trả món nợ đó.

Thể hiện tinh thần này, người tu Pháp Hoa không chấp vào hình thức, miễn là mang đến lợi ích cho người và chúng ta được giải thoát. Nhật Liên Thánh nhân dạy rằng muốn giải thoát thực sự thì phải giải thoát ngay trong cuộc đời, trong cuộc sống này; không phải đợi chết mới giải thoát. Hiện tại không an vui, chắc chắn chết không giải thoát; đó là ý quan trọng mà kinh Pháp Hoa muốn dạy chúng ta.

Điều thứ hai Phật dạy theo Pháp Hoa, chúng ta tìm Phật không ở đâu xa, nhưng tìm ở tâm chúng ta và ở tình cảm của tất cả người chung sống với ta. Tinh thần này hoàn toàn khác với các pháp môn khác theo đó, Phật chỉ dạy chúng ta ở Cực Lạc, ở Niết bàn, mới có Phật. Kinh Pháp Hoa dạy rằng Phật ở ngay trong lòng chúng ta, trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta ứng xử tạo thành Niết bàn là điều tôi muốn trao đổi với quý vị.

Tu hành có nhiều cách, nhưng đa số người Việt Nam ít học giáo pháp và thực hành không đi sâu vào giáo nghĩa. Chúng ta tin Tam Bảo, tin lời Phật dạy, nhưng Phật nói tin Phật mà không hiểu Phật trở thành phá Phật, hủy báng Phật. Tin nhưng không hiểu là tin Phật toàn năng, một vị thần linh có quyền ban phước giáng họa. Nhưng Phật khẳng định rằng Ngài là vị Đạo sư chỉ chúng ta con đường đi đến giải thoát. Đi hay không tùy ở ta, Ngài không làm thay được. Chúng ta làm sai, làm tội, không ai cứu được. Phật dạy như vậy từ nghìn xưa, nhưng cho đến ngày nay, thế giới loài người dù đạt đến sự văn minh cao tột, cũng thấy điều Phật dạy chính xác hoàn toàn.

Đức Phật đưa ra dẫn chứng ngay như bản thân Ngài khi hành Bồ tát đạo, phạm sai lầm thì Ngài cũng phải trả món nợ đó. Luật nhân quả của đạo Phật không thiên vị bất cứ ai, đó là chân lý tuyệt đối. Vì vậy, khi Phật Thành đạo rồi, Ngài còn phải mắc nạn gọi là "Kim thương mã mạch”. Thật vậy, khi Phật hành Bồ tát đạo thấy các Tỳ kheo khất thực, Ngài khó chịu. Tăng Ni, Phật tử chúng ta ngày nay phải suy nghĩ ý này. Ngài khó chịu vì thấy Tăng Ni trẻ không lo sản xuất. Tôi có thời gian cũng nghĩ vậy, nhưng đọc ý này, tôi giựt mình. Phật không bằng lòng, giận nên bảo lấy lúa ngựa cho họ ăn. Vì vậy, ở kiếp cuối cùng, Ngài thành Phật mà vẫn phải trả nợ này. Có một mùa An cư, người phát tâm cúng dường bận việc nên quên. Lúc đó chư Tăng không đi khất thực vì là mùa An cư. Phật và Thánh Tăng vẫn sống được, nhưng phàm Tăng thì phải ăn, nhờ có lúa ngựa mà sống được trong ba tháng. Phật nói rằng đó chính là nghiệp phải trả, hay nói cách khác, cán cân chân lý rất công bằng, không thiên tư cho bất cứ người nào.

Lời Phật dạy sau khi ngài Niết bàn, ở trong năm trăm năm đầu có giá trị tuyệt đối.

Lời Phật dạy sau khi ngài Niết bàn, ở trong năm trăm năm đầu có giá trị tuyệt đối.

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Trên bước đường tu, nếu chúng ta biết lợi dụng hoàn cảnh để tu thì ai cũng đắc đạo. Hoàn cảnh thuận thì tu theo thuận, nghĩa là gặp Thầy hiền bạn tốt quý trọng, chúng ta có đầy đủ điều kiện tốt, dễ tu. Tuy nhiên, nếu biết tu, cũng phải rèn luyện mình, dù có đủ tiện nghi tốt, cũng phải tự hạ thấp yêu cầu, gọi là tri túc. Hòa thượng Trí Tịnh thường dạy rằng tri túc tâm thường lạc. Cung luôn lớn hơn cầu thì chúng ta được an lạc. Thí dụ người ta cúng ba bát cơm, nhưng mình chỉ dùng một bát, còn dư ta bố thí, nhờ đó công đức chúng ta sanh ra. Và ai giảm đến mức vô cầu thì sẽ giải thoát và có thặng dư mới bố thí, giúp đỡ người được. Ở thành phố Hồ Chí Minh, Tăng Ni, Phật tử nhờ biết tri túc và giàu tấm lòng nên mới có dư để phục vụ xã hội, đóng góp cho việc từ thiện đáng kể. Vị trí của Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh được Nhà nước và mọi người đánh giá cao vì đã đóng góp rất nhiều cho an sinh xã hội. Nếu được thuận duyên tốt, nhưng chúng ta sanh vọng tâm tham đắm, tiêu xài thì hết phước sẽ khổ, đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Hoàn cảnh tốt, chúng ta nên phát triển cho tốt thêm, đừng biến chúng ta thành hư hỏng.

Khi nghịch duyên, hay hoàn cảnh xấu, Phật pháp không hưng thạnh, không được bố thí, cúng dường. Chúng ta lại luyện tập ý chí, sức chịu đựng được gian khó trong cuộc sống, chắc chắn chúng ta dễ thành đạt trên bước đường tu. Tôi xuất gia trong giai đoạn gian khó nhất, miền Bắc thì xây dựng Xã hội chủ nghĩa, miền Nam thì Phật giáo bị chính quyền Diệm đàn áp khốc liệt, gây khó khăn, hạn chế mọi mặt. Tôi luyện tập sức chịu đựng về tâm lý, nghĩ rằng không khó thì không khôn. Lúc đó, đối tượng là nguy hiểm, phải vận dụng trí khôn để vượt khó. Chịu đựng được về tâm lý và vật lý thì hoàn cảnh khó khổ nào cũng sống được và nhờ đó mà tôi trưởng thành. Người thấy khó, bỏ cuộc thì uổng phí cuộc đời tu. Ý này được kinh Pháp Hoa diễn tả là thuận hay nghịch cũng là duyên, lấy đó làm đối tượng nỗ lực tu.

Điều thứ ba tôi muốn nhắc nhở Tăng Ni rằng chúng ta kính trọng Phật, tuân thủ lời dạy của Phật, nhưng tuân thủ tuyệt đối, không khéo chúng ta phạm sai lầm, gây khó khăn cho chính mình. Người không tin Phật, không tin giáo lý, tu hành chắc chắn không kết quả tốt. Theo Phật, những điều Ngài dạy trong kinh, Tỳ kheo phải tuân thủ, tu hành. Nhưng tuân thủ lời Phật dạy có ba giai đoạn: Chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp. Ở thời chánh pháp, lời Phật dạy có giá trị năm trăm năm không thay đổi, không sai phạm. Thiết nghĩ với lịch sử lâu dài như vậy mà việc của Phật dạy còn có giá trị thì quả là giá trị không nhỏ. Thực tế chúng ta thấy có người chết đã năm trăm năm mà vẫn còn được kính trọng. Có người chết rồi thì không còn ai nghĩ đến họ. Và có người sống, nhưng người ta coi như đã chết. Thọ mạng của Phật pháp cũng vậy. Thọ mạng Phật pháp ngắn ngủi nhất là người tu hành phá pháp, phá giới, không tuân thủ lời Phật dạy, thì họ còn sống, nhưng không ai quan tâm, coi như họ đã chết, nghĩa là con người đạo hạnh của họ đã chết. Người sống được kính trọng, chết thì người ta lãng quên là người bình thường trên cuộc đời, vì không làm được gì để lại cho cuộc đời. Hạng người thứ ba là Hiền Thánh chết rồi, nhưng người tưởng như họ còn sống. Họ chết trăm năm, ngàn năm mà người vẫn nhớ, vẫn nhắc là xác thân chết, nhưng công đức và Pháp thân họ vẫn tồn tại.

Lời Phật dạy sau khi ngài Niết bàn, ở trong năm trăm năm đầu có giá trị tuyệt đối. Nhưng năm trăm năm thứ hai là thời tượng pháp có thay đổi, vì thời gian và hoàn cảnh thay đổi, nên có điều không còn thích hợp. Vì vậy, đối với những điều không thích hợp, Đức Phật đã cho phép chúng Tăng ở thời kỳ tượng pháp tập hợp để thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh sống của thời này. Thời mạt pháp cách Phật một ngàn năm thì thời gian còn cách xa hơn nữa, nên tất yếu có nhiều thay đổi mới. Đức Phật rất sáng suốt nên đã huyền ký rằng những gì Ngài nói như lá trong tay, những gì chưa nói như lá trong rừng. Tại sao? Bất cứ pháp nào Phật nói ra đều tùy theo đối tượng, gọi là tùy duyên. Người sống cách ta đến hai, ba ngàn năm, thì trình độ văn hóa của họ phải khác. Phật là bậc đại trí, nên luôn ứng với căn cơ, trình độ của người đương thời mà chỉ dạy những pháp thích hợp cho họ. Phật không thể nói cao hơn. Thí dụ chúng ta đi phi cơ ra Hà Nội chỉ mất một giờ bốn mươi lăm phút. Thời Phật mà nói thế thì ai chấp nhận.

Phật dạy rằng tâm hay niềm tin của chúng ta vô giới hạn. Người tu nên phát huy mặt tâm chứng, sẽ biết những việc mà người thường không biết. Người bị ngũ uẩn ngăn che chỉ thấy bằng mắt thịt và không thể nghe pháp ngữ bằng tai. Thật vậy, với người không thấy xa hiểu rộng, còn phải đi bộ thì Phật chỉ giới thiệu xe bò, xe ngựa, xe nai của thế giới này mà thôi. Tuy nhiên, trong kinh điển Đại thừa, Phật mở ra cho chúng ta tầm nhìn bao la. Ngài giới thiệu các thế giới khác như Cực Lạc của Phật Di Đà cách chúng ta mười muôn ức thế giới. Những người ở đó mỗi sáng nhặt hoa trời, mang đi cúng dường mười phương, mà trở về thọ thực kinh hành không trễ. Đức Phật đã biết những việc mà loài người thời đó chưa nghĩ tới, chưa thể hiểu được.

Phật dạy rằng tâm hay niềm tin của chúng ta vô giới hạn.

Phật dạy rằng tâm hay niềm tin của chúng ta vô giới hạn.

Kinh điển Đại thừa kết hợp nền văn minh của Ấn Độ mà đỉnh cao là nhận thức sáng suốt hoàn toàn của Đức Phật, cộng với nền văn minh của Trung Đông là văn minh Ai Cập, Hy Lạp, La Mã. Kinh điển Đại thừa vì vậy rất phong phú và khi truyền sang Trung Hoa lại kết hợp với văn minh của nước này là tư tưởng Lão, Trang, Khổng, Mạnh tạo thành hoạt dụng sâu sắc. Và đặc biệt hơn cả là Phật giáo Việt Nam thừa hưởng tinh ba của những nền văn minh lớn nói trên để phát triển thành Phật giáo Đinh Lê Lý Trần, lấy việc cứu dân giúp nước là chính yếu, sử dụng trí tuệ trong sáng của Thiền sư để dựng nước, giữ nước và làm cho xã hội tiến bộ. Tinh thần Phật giáo Việt Nam thể hiện nét đặc thù riêng biệt như vậy. Chúng ta có những Phật tử rất hiền, rất tốt như Lý Thường Kiệt hay Đức Thánh Trần, nhưng có khả năng làm cho cả vạn quân Nguyên bị mất hồn. Trong khi hai vạn tu sĩ Phật giáo ở Nalanda ngồi yên cho Hồi giáo chặt đầu. Phật giáo thời Trần cực thạnh, nhưng đủ mạnh để chống giặc, giữ yên bờ cõi. Bản chất của các vị vua nhà Trần là thương dân, thương nước, không màng đến bản thân.

Hai vị đời Trần mà tôi kính trọng nhất là Trần Hưng Đạo và Trần Nhân Tông. Trần Hưng Đạo thắng giặc vì được tướng sĩ tin tưởng, thương quý, thậm chí họ dám liều mạng để ngài sống. Được như vậy, vì Trần Hưng Đạo đã thể hiện trọn vẹn tinh thần vô ngã vị tha của đạo Phật. Ngài dành tình thương thực sự cho nước, cho dân, cho tướng sĩ. Đọc Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo, thấy cách dụng binh của ngài rất đặc biệt. Binh sĩ chưa no thì tướng phủ chưa được nổi khói, nghĩa là ngài lo cho người lính trước. Trước khi Trần Hưng Đạo mất, vua Trần Thái Tông hỏi làm thế nào giữ nước được lâu dài. Ngài cho biết phải lo cho dân trước, lo đại sự sau. Dân không ủng hộ thì không giữ được nước. Trần Hưng Đạo mất đã ngàn năm mà nhân dân Việt Nam còn tôn ngài là Đức Thánh Trần. Mặc dù ngài đã giết bao nhiêu là giặc, vẫn được vinh danh là Thánh; còn một con muỗi cũng không dám giết, chắc chắn không là Thánh. Hoặc vua Trần Nhân Tông cũng nổi tiếng đánh giặc giỏi, nhưng cũng là một vị Thiền sư nổi danh. Ngài xem ngai vàng như chiếc giày rách, thể hiện tinh thần không màng phú quý lợi danh. Đối với ngài, làm vua không quan trọng, không phải để ăn trên ngồi trước, nhưng chính yếu là vì dân, vì nước, lo cho dân ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, khi thắng giặc xong, ngài đi theo con đường của Đức Thích Ca, lên núi Yên Tử thể nghiệm tinh ba của Phật pháp. Có thể khẳng định Phật giáo Việt Nam tồn tại đến ngày nay được quý trọng là nhờ những vị minh quân như vậy.

Tăng Ni, Phật tử ngày nay phải sống theo truyền thống của ông cha chúng ta đã thể hiện. Lo được cho dân, cho nước, thì đất nước, nhân dân mới nghĩ đến chúng ta, Phật giáo mới tồn tại trong lòng mọi người. Trong mùa An cư, Tăng Ni bình tâm suy nghĩ những việc cần làm, những pháp tu cần thực nghiệm cho thành tựu để tăng trưởng đạo lực, đạo hạnh và tuệ lực, ngõ hầu đóng góp công sức cho Phật giáo Việt Nam có vị trí quan trọng trong lòng dân tộc, xứng đáng là người thừa kế sự nghiệp ngời sáng của tiền nhân. Cầu nguyện cho quý vị được an lành trong chánh pháp, tiến tu đạo nghiệp của mình.

Người ngu và người trí theo quan điểm của Đức Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Phật làm tròn chữ hiếu với mẹ trước khi nhập Niết bàn

Đức Phật 13:54 19/04/2024

Trước khi nhập Niết Bàn, vì báo ân công đức sinh thành, Đức Phật đã diễn nói “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện” tại pháp hội ở cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu Ma Da. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành.

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Xem thêm