Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/01/2021, 16:04 PM

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào? Xin cho biết sơ lược lịch sử của việc tạo lập hình tượng Đức Phật và ý nghĩa của việc tôn thờ tượng Phật?

Ý nghĩa tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Đáp: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Đức Phật cấm không cho tạo lập hình tượng ngài để tôn thờ và các tượng Phật được tạo nên rất lâu sau khi Đức Phật nhập diệt, vào khoảng thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Trước đó, chỉ có các biểu tượng về Phật giáo được tôn thờ như chữ Vạn, dấu chân Phật, pháp luân, cây bồ đề... (giống trường hợp của nhiều tôn giáo khác như Hỏa giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo...).

Mặt khác, trong Kinh Tăng Chi (bản Hán dịch) từ một dịch bản Triều Tiên, có kể câu chuyện Đức Phật giảng pháp cho mẹ là Hoàng hậu Ma Da (Maya) đã mất và đang ở Tam thập tam thiên. Ngài rời thế giới này trong ba tháng. Vua Udaga nhớ Ngài, sai thợ chạm tượng Ngài. Đến khi Đức Phật trở lại, nhà vua trình Ngài bức tượng và Ngài giảng về công đức lớn của việc tạo dựng tượng Phật.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn tại chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn tại chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang.

Câu chuyện trên cũng được Ngài Pháp Hiển nhắc đến trong Phật Quốc ký và sau đó Ngài Huyền Trang cũng ghi lại trong Đại Đường Tây Vực ký. J .C. Hungtington cũng cho rằng tượng Phật đã xuất hiện ngay trong thời Phật tại thế. Trong đề tài Nguồn gốc của Tượng Phật (Origin of the Buddha Image), ông trích dẫn một đoạn trong Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự, qua đó Trưởng giả Cấp Cô Độc bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, nếu Ngài cấm không cho làm tượng Ngài thì ít nhất chúng con cũng được Ngài cho phép làm tượng chư Bồ-tát tùy tùng của Ngài”. Đức Phật chấp thuận lời cầu xin ấy.

Ta nhớ rằng Đức Phật trong các tiền kiếp đã là Bồ-tát và Ngài vẫn là Bồ-tát cho đến năm 36 tuổi mới thành Phật. Theo Hữu Bộ Tỳ Nại-Da Tạp Sự, Đức Phật từng cho phép vẽ hình Ngài. Tuy nhiên, các tượng Phật (Phật tượng) của vua Udaga và các bức vẽ (đồ tượng) đã không còn nữa và các bức họa Ngài được bảo là được vẽ từ thời Ngài cũng đã mất hoặc nếu còn thì khó xác định niên đại. Trong các động Ajanta hay các động ở Pitalkhora, Kanheri, Bhaja, Karla... được tạo lập từ thế kỷ II trước Tây lịch đều không có tượng Phật. Các động thuộc thế kỷ I trước Tây lịch thì lại có tượng Phật trong các hốc tường ở bốn phía. Một số đồng tiền hình tròn bằng vàng và đồng thời vua Kanishka (Ca-nị-sắc-ca – trị vì từ năm 78) có khắc hình Phật ở mặt sau.

Ý nghĩa bảy bước chân của Đức Phật

Thờ Phật, điều cốt lõi nhất là chúng ta cần thấu hiểu giáo lý, thực hành lời dạy của Ngài.

Thờ Phật, điều cốt lõi nhất là chúng ta cần thấu hiểu giáo lý, thực hành lời dạy của Ngài.

Ở chùa Seirya (Kyoto – Nhật Bản) hiện có một tượng Phật được mang từ Trung Quốc sang vào năm 986 và được cho rằng tượng Phật này được khắc đúng theo tượng của vua Udaga trong thời Phật. Phật giáo Đại thừa phát triển kinh điển đề cao công đức khắc họa tượng Phật, việc tô vẽ hay xây, đúc, đắp tượng Phật được phát triển mạnh, nhất là ở Ấn Độ, Afganistan, Pakistan (từ thế kỷ I trước Tây lịch), sau đó lại càng phát triển mạnh hơn ở Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Tượng Phật được tìm thấy ở nhiều nơi, qua nhiều thời đại, có những đường nét, thể cách thay đổi đa dạng tùy theo văn hóa, văn minh của các dân tộc (kể cả những nét pha trộn điêu khắc Hy Lạp), nhưng nét chung vẫn là khuôn mặt hiền từ, đôi tai dài, đỉnh đầu có nhục kế... Tất cả đều tỏa ánh trí tuệ, từ bi. Hiển nhiên, nét chung này vốn bắt nguồn từ tôn dung của chính Đức Phật khi Ngài còn tại thế.

Chúng ta tôn thờ tượng Phật không phải như cầu xin đấng tối cao ban phước, tha tội, không xem Đức Phật là bức tượng. Chúng ta xem tượng Phật là phương tiện (dù vô cùng thiêng liêng) để tưởng nhớ đến Đức Phật, đến đức từ bi, trí tuệ của Ngài. Chúng ta tỏ lòng thành kính, biết ơn Ngài đã vạch con đường cứu khổ, giải thoát cho loài người. Chúng ta quyết noi theo lời dạy của ngài, quyết tâm nuôi dưỡng trí tuệ và lòng từ bi, thực hành thiền định, duy trì sự thanh thản, hỷ lạc trong tâm hồn; từ đó, sống hiền hòa, góp phần xây dựng an bình, hạnh phúc, tình yêu rộng lớn cho mọi người, mọi loài.

Triết gia Keyserling nói: “Tôi biết trên đời này không có gì vĩ đại hơn hình ảnh Đức Phật. Hình ảnh ấy là hiện thân tuyệt đối hoàn hảo của tinh thần”. Hãy tôn thờ, chiêm ngưỡng tượng Phật trong ý nghĩa ấy.

Những tôn tượng đức Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam

Trích "Vấn đáp Phật giáo" 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào?

Hỏi - Đáp 13:03 14/04/2024

Câu hỏi: Việc kết nối thiên nhiên giúp trị trầm cảm như thế nào? Nó sẽ giúp gì trong quá trình trị liệu tâm lý?

Mất phương hướng và cô độc

Hỏi - Đáp 08:50 13/04/2024

Em hiện tại đang rất mất phương hướng. Cuộc sống của em rất bí, ít có sự giao lưu với bên ngoài. Em luôn ý thức được điều này, nhưng không biết cách khắc phục, em đã sống cô độc và trầm cảm từ năm phổ thông trung học. Mặc dù gia đình luôn quan tâm, bố em là một người rất nghiêm khắc.

Nhiệm vụ của bạn là nở hoa trước

Hỏi - Đáp 09:00 12/04/2024

Hỏi: Bạch thầy làm sao con có thêm sức chịu đựng. Con đã từng yêu người ấy nhưng bây giờ thì...Bạch thầy con mệt mỏi quá! Mong thầy cho con lời khuyên ạ.

Xem thêm