Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 20/04/2019, 12:59 PM

Di tích Chùa Cầu Hội An xuống cấp, việc trùng tu vẫn chưa có giải pháp

Di tích Chùa Cầu được chọn là biểu tượng của TP Hội An, Quảng Nam - ngôi chùa mang ý nghĩa văn hóa lớn, được vinh dự xuất hiện trên tờ tiền polymer 20.000 VNĐ có những điểm xứng đáng đi vào lòng người. Dù đã trải qua 7 lần tu bổ, nhưng hiện nay Di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

Chùa Cầu trong đô thị cổ Hội An có nét độc đáo về kiến trúc và giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của người Á Đông. Tại đây, trung bình mỗi tháng có hàng nghìn du khách đến tham quan. Hiện, di tích này đang xuống cấp ngày càng nghiêm trọng. Mái chùa đã bị dột, hư hỏng nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng tới tâm lý lo ngại của người qua lại trên cầu.

Chùa Cầu trong đô thị cổ Hội An có nét độc đáo về kiến trúc và giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của người Á Đông. Tại đây, trung bình mỗi tháng có hàng nghìn du khách đến tham quan. Hiện, di tích này đang xuống cấp ngày càng nghiêm trọng. Mái chùa đã bị dột, hư hỏng nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng tới tâm lý lo ngại của người qua lại trên cầu.

Chùa Cầu - giống như tên gọi - là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An. Được xây dựng vào đầu thế kỷ 17 bởi các thương nhân Nhật Bản, đây là công trình duy nhất có gốc tích từ xứ sở Phù Tang trong lịch sử. Cầu Nhật Bản cũng là tên gọi khác của chùa Cầu.

Chùa Cầu - giống như tên gọi - là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An. Được xây dựng vào đầu thế kỷ 17 bởi các thương nhân Nhật Bản, đây là công trình duy nhất có gốc tích từ xứ sở Phù Tang trong lịch sử. Cầu Nhật Bản cũng là tên gọi khác của chùa Cầu.

Ông Nguyễn Chí Trung cho biết thêm, năm 2008, có 1 dự án về tu bổ Chùa Cầu gồm 2 gói thượng bộ và hạ bộ. Gói hạ bộ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh làm chủ đầu tư. Theo ông Nguyễn Chí Trung, hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch chưa quyết toán các hạng mục của dự án phần hạ bộ thì không thể lập dự án khác được: "Trước đây theo Luật đầu tư công thì bây giờ phải lập lại dự án cụ thể, đặc biệt là phần thượng bộ. Chứ không thể sử dụng tài liệu hoặc các hồ sơ phê duyệt năm 2008 để triển khai được. Và đặc biệt là phải theo khoa học bây giờ để làm kỹ hơn. Cho nên là sớm giải quyết được vấn đề này là phải thành toán xong phần cũ thì mới tiến hành được phần hiện nay là phần thượng bộ". 

Nhiều nhà khoa học trong nước cũng như Nhật Bản đều đề xuất tháo rời di tích, sau đó phần nào hư hỏng thì thay thế. Nhưng giải pháp này sẽ gây nhiều trở ngại cho du khách và người dân Hội An.

Nhiều nhà khoa học trong nước cũng như Nhật Bản đều đề xuất tháo rời di tích, sau đó phần nào hư hỏng thì thay thế. Nhưng giải pháp này sẽ gây nhiều trở ngại cho du khách và người dân Hội An.

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Chùa Cầu tồn tại hàng trăm năm nay nên việc sửa chữa, trùng tu di tích phải hết sức thận trọng. Đã qua nhiều lần Hội thảo nhưng vẫn chưa thống nhất được giải pháp trùng tu. Nhiều nhà khoa học trong nước cũng như Nhật Bản đều đề xuất tháo rời di tích, sau đó phần nào hư hỏng thì thay thế. Nhưng giải pháp này sẽ gây nhiều trở ngại cho du khách và người dân Hội An.

Vấn đề trùng tu Chùa Cầu đang là vấn đề nan giải và còn tranh cãi rất nhiều giữa các nhà khoa học và các nhà quản lý. Cho nên, hy vọng trong chương trình kỷ niệm 20 năm sắp tới này trong chương trình có một Hội thảo khoa học về vấn đề trùng tu Chùa Cầu, thì chắc chắn lúc đó phải đưa ra được câu trả lời phải làm như thế nào? Trùng tu ra sao cho Chùa Cầu chứ không thể chần chừ được nữa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Trong nước 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Trong nước 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo

Trong nước 16:00 20/11/2024

Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.

Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị

Trong nước 09:00 20/11/2024

Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Xem thêm