Thứ ba, 05/11/2024, 09:20 AM

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Đi về phía nào, cuộc đời ta sẽ như thế ấy, cho nên ta chọn đi về phía an lạc, vì ai cũng muốn có một đời sống vui vẻ sung túc an yên phúc lạc và có giá trị. 

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Tùy hoàn cảnh, điều kiện, nhận thức, phúc đức, hiểu biết khác nhau, cách chọn cũng khác nhau. Nhưng không phải ai cũng tỉnh táo, sáng suốt chọn đúng đường và thực hiện được mong ước đó.

Hãy tập đi có chánh niệm về phía an lạc hạnh phúc.

Tập nói chánh ngữ, nói những điều tích cực tốt đẹp thiện lành hoà hợp.

Tập làm trong chánh niệm những việc lương thiện tích cực có ích.

Tập nghĩ những điều lương thiện, tốt đẹp, thiện lành và tích cực.

Tập tránh xa những lời nói, hành động, việc làm, suy nghĩ xấu ác, gây tổn hại người vật thiên nhiên, cản trở việc tu học thăng tiến đạo đức tâm linh.

Mỗi ngày ta đều chọn cách sống, suy nghĩ, làm việc tử tế lương thiện tích cực an lạc hạnh phúc, một tháng 30 ngày, ta sống tử tế lương thiện tích cực an lạc hạnh phúc.

Thì cứ thế, một năm 12 tháng và một đời khoảng 80 năm ta cũng sống tử tế lương thiện tích cực an lạc hạnh phúc.

Mỗi giây mỗi phút chính niệm tích cực, đi về hướng lương thiện tích cực thì ngày nào cũng an lạc hạnh phúc.

Câu hỏi là, làm sao để sống từng giây, từng phút, từng ngày cho đến cả một đời lương thiện tích cực sung túc, an lạc hạnh phúc? 

Có một niềm vui nuôi dưỡng thân tâm an tịnh, hướng đến an lạc dài lâu

21f70b95bb4a1c14455b

Người trí có học Phật, tập thiền, nhìn mọi việc thông thoáng, kể cả khi đối diện với chướng ngại khó khăn nghèo túng, vẫn có thể thiết lập một đời sống tích cực và lương thiện.

Theo thói quen, một bộ phận trong chúng ta cứ hay tìm về quá khứ, suy nghĩ nhiều về những chuyện đã qua, đau khổ day dứt về nó; một bộ phận khác lại hay mơ tưởng hão huyền ảo tưởng về tương lai đang còn phía trước. 

Trong khi, họ đang sống và thực sự sống ngay trong hiện tại bây giờ. Chúng ta cần chánh niệm nhìn rõ, sống tốt dẹp, tích cực lương thiện ngay trong giây phút hiện tại mới là cần thiết.

Chúng tôi đã chứng kiến không ít người toàn sống cả đời cho quá khứ vì quá khứ; sống cả đời trong ảo tưởng tương lai cho tương lai vì tương lai.

Họ không chịu tĩnh tâm quan sát suy ngẫm cho thấu đáo rằng:

Quá khứ đã qua rồi, quá khứ không còn nữa, quá khứ đã lụi tàn, đừng tìm về quá khứ.

Tương lai thì chưa tới, tương lai thì xa vời, tương lai khó thấy trước, đừng ảo tưởng tương lai. 

Ai còn u mê chỉ đang sống trong ảo tưởng cho tương lai, mơ mộng cho quá khứ thì hãy tỉnh lại, nếu không sẽ uổng phí một đời vô ích.

Đúng như người xưa nói: Thiên đường có lối hiếm người đến, địa ngục không cửa lắm kẻ tìm.

Cao rồi sẽ rơi, thành rồi sẽ bại, được rồi sẽ mất, giàu rồi sẽ nghèo, khỏe rồi sẽ bịnh, hợp rồi sẽ tan, lên rồi sẽ xuống, sống rồi sẽ chết, đó là quy luật. 

Trong kinh 'Người biết sống một mình' đức Phật dạy:

Đừng tìm về quá khứ

Đừng ảo tưởng tương lai

Quá khứ đã qua rồi

Tương lai mãi xa vời

Người trí tuệ an trú

Trong phút giây hiện tại

Nguồn năng lượng tích cực

Vững chãi và thảnh thơi

Vậy cụ thể làm sao để sống tích cực an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại bây giờ? 

Ta cần xác định thật rõ và sâu sắc, cái gì thật sự cần thiết cho cuộc sống an lạc hạnh phúc.

Có người trả lời ngay, có nhiều tiền của quyền thế, nhà lầu xe hơi ...là có an vui hạnh phúc thôi.

Ai đã có, đã sống trong điều kiện giàu sang đó thì sẽ biết rõ, giàu sang quyền chức mà không biết tu tập, không sáng suốt, không biết chia sẻ, không có sức nhẫn nại, không có lòng nhân ai, bị nô lệ cho danh lợi, tham lam, sân hận si mê sẽ khổ dài dài.

Đương nhiên, nếu điều kiện cuộc sống quá eo hẹp, thiếu thốn, bức bách thì cũng dễ làm thui chột ý chí, khó đạt được sự an vui hạnh phúc lương thiện

Cần tránh cả hai thứ cực đoan thiên lệch, như đức Phật đã tránh cách sống chỉ biết đam mê hưởng thụ thú vui vật chất và tránh cả sự ép xác khổ hạnh cực đoan. Hiểu thấu con đường Trung đạo, vừa phải giúp chúng ta được sung túc an lạc

Sống thiện, sống sáng suốt, sống tích cực, sống lạc quan. Nỗ lực siêng năng phát triển năng lực nghề nghiệp việc làm, trí tuệ; nâng cao phẩm chất tư cách đạo đức, chuyển hóa nghiệp chướng khỏi đau của bản thân, tận tâm tận lực giúp đỡ mọi người bà con xung quanh.

Sống càng đơn giản, càng ít tham muốn càng dễ đạt tới an lạc hạnh phúc

Càng tham sân, càng ích kỷ, càng hơn thua, càng cố chấp thì càng nhiều khổ đau buồn phiền.

Thường buông xả, bao dung độ lượng với mọi người, buông xả từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dễ xả nhất. Tâm càng rộng, ý càng sáng, lòng càng thiện, đời càng vui

Bản thân luôn nghiêm khắc kiên trì hướng thiện, không tùy tiện buông lung, phóng túng.

Không làm các việc ác, siêng làm các việc thiện, Giữ thân tâm thanh tịnh, Theo Phật sống an lành.

Nếu chưa siêng năng làm được nhiều việc thiện thì phải không nói, không nghĩ, không làm những việc ác, tổn hại đến người, vật và thiên nhiên một cách tuyệt đối. Không gây nhân ác sẽ không gặt quả báo khổ đau

Nỗ lực tinh tấn phát triển, nâng cao cả đời sống tâm linh tinh thần và đời sống vật chất hướng thượng.

Tỉnh giác chú tâm chính niệm, thiền tập trong mọi công việc, sinh hoạt, tu tập, đạt được sự bình an thư thái ngay trong giây phút hiện tại.

Nói tóm lại,

Có Phật trong tâm sẽ có an lạc hạnh phúc

Có chánh niệm tỉnh giác sẽ có an lạc hạnh phúc

Có tình thương, có bao dung sẽ có an lạc hạnh phúc

Có tinh tấn sẽ có an lạc hạnh phúc

Mỗi ngày tụng đọc một bài kinh sẽ có an lạc hạnh phúc

Có thực tập thiền mỗi ngày sẽ có an lạc hạnh phúc

Mỗi ngày làm một việc thiện sẽ có an lạc hạnh phúc

Bỏ bớt sân si cố chấp sẽ có an lạc hạnh phúc

Bớt tham cầu sẽ có an lạc hạnh phúc

Bớt so đo, ích kỷ, đố kỵ sẽ có an lạc hạnh phúc

Bớt nói, lắng nghe nhiều sẽ có an lạc hạnh phúc

Chọn đơn giản, nhìn mọi thứ nhẹ nhàng sẽ có an lạc hạnh phúc.

Đường an lạc

Thường tỉnh giác

Buông bỏ tham sân

Tăng dần phúc tuệ

Chân hạnh phúc. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Những hiện tượng chưa từng có trên thế gian trong đêm Phật thành đạo

Kiến thức 08:20 04/01/2025

Mười ngàn thế giới ngay sát-na ấy rung động dữ dội, quả đất dày bốn mươi do-tuần chao qua đảo lại như địa chấn. Giờ phút ấy đi vào vĩnh cửu. Chư thiên, phạm thiên hoan ca, vui mừng vì một đấng Toàn Giác đã xuất hiện trên thế gian.

Sám tụng Phật thành đạo

Kiến thức 10:30 02/01/2025

Hướng đến kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thành đạo. Phatgiao.org.vn xin giới thiệu đến quý Phật tử những bài sám Phật Thành đạo tùy nghi lễ bái, tụng niệm cho ngày kỷ niệm Ngài.

Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch

Kiến thức 11:21 01/01/2025

Khi những cơn gió đông bắt đầu thổi, khí trời trở nên se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người Phật tử đều nao nức đón chào một sự kiện trọng đại, đồng thời hân hoan chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, đó chính là ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, mùng 8 tháng 12 âm lịch.

Xem thêm