Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 17/06/2023, 11:45 AM

Địa Tạng Bồ tát chỉ bày sự thật về nhân quả báo ứng

Địa Tạng Bồ Tát thường tùy theo căn cơ giáo hóa chúng sinh. Ngàn vạn lần kỹ lưỡng dặn dò, chúng ta phải hiểu rõ lẽ phải nhân quả để khỏi bị đau khổ. Bởi vì nếu chúng ta trồng nhiều căn lành, sẽ hái được quả tốt, trồng nhân ác sẽ nhất định bị quả ác.

Giống như trồng bí được bí, trồng đậu được đậu, quyết định luật đó nhân quả không sai, cho nên Bồ Tát gặp kẻ g.i.ế.t người, nói là sẽ bị quả báo đoản mệnh, kẻ trộm cướp sẽ bị quả báo khổ, những kẻ tà dâm sẽ đọa làm chim bồ câu, uyên ương báo. Những kẻ độc ác phỉ báng người sẽ bị lưỡi mọc mụn khổ báo, những kẻ giận hờn sẽ gặp quả báo xấu xí, những kẻ bỏn sẻn gặp quả báo cầu chẳng được. Kẻ bất hiếu với Cha Mẹ sẽ gặp quả báo tại trời sát hại. Phỉ báng Tam Bảo sẽ gặp quả báo câm điếc. Kẻ săn bắn háo sát sẽ gặp quả báo phải luân hồi xa cách. Kẻ ngạo mạn tự cao sẽ gặp quả báo hèn hạ như gặp những kẻ tội nhân.

Bồ Tát sẽ nói cho họ biết quả báo của mọi thứ tội, nếu những kẻ tội lỗi đó, mà không biết sám hối, sau khi bị quả báo, khi c.h.ế.t đi còn phải xuống địa ngục chịu mọi sự khổ sở.

Người đời phần nhiều chỉ biết hơn thua trước mắt, không hiểu luật nhân quả, làm những điều phi pháp không còn biết luật nhân quả là gì. Quả thực không biết sự đau khổ mai này ra sao? Thật là điều đáng thương và đáng tiếc.

Luật nhân quả là một nguyên lý tuyệt đối của vũ trụ

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nên biết rằng luật báo ứng chia làm 3 loại:

- Loại thứ nhất là hiện báo: Tức là làm những chuyện thiện ác trong đời này của mình, phước hay họa cũng đến ngay trong đời này.

- Loại thứ 2 là sinh báo: Tức là trong đời này làm việc thiện hay ác, để đến đời sau sẽ gặp được phước hay họa.

- Loại thứ 3 là hậu báo: Tức là đời này mình làm những việc thiện hay ác, phải đợi đến đời thứ 3, thứ 4, hay hàng ngàn vạn kiếp hoặc cho đến vô lượng kiếp mới biết phước hay họa.

Nói tóm lại, phàm những ai tạo nghiệp chướng, không có lẽ gì là không có quả báo. Trong đời này những người gặp tai ương, nếu không oán trời thì trách người, không chịu nghĩ đến trả nợ của tiền kiếp mà hối hận. Loại người này chỉ nhìn thấy lành dữ trước mắt, có lúc ngẫu nhiên làm một việc thiện mà gặp họa thì cho là không nên làm việc thiện. Có khi làm những điều ác, phước đến thì cho rằng làm việc ác cũng không đáng ngại. Vì họ không hiểu luật báo ứng của việc thiện ác, không phải việc một sớm một chiều mà là việc tích lũy từ nhiều đời.

Thí dụ: Như mùa đông băng tuyết đóng dày 3 thước, đâu phải chỉ do một ngày lạnh mà kết thành.

Họ chỉ biết tính toán sự lợi ích của nhất thời trước mắt. Cho nên tham lam làm những việc hại người, ích kỷ, người đời nay phần nhiều là không có tâm từ. Như vậy trách sao cho khỏi thiên hạ lại đến mức độ này.

Trong 10 năm nay, một trận đao chiến miền Tây Dương, tử thương cả ngàn vạn người, c.h.ế.t đói mấy trăm triệu người.

Ngay các tỉnh ở Trung Quốc, thiên tai nhân họa c.h.ế.t quá triệu người. Một trận động đất tại Nhật Bản c.h.ế.t khá nhiều vạn người.

Ta thử nghĩ chỉ trong khoảng 10 năm mà đã tai hại như vậy, lòng người trước kia so với lòng người ngày nay tốt hơn nhiều, là vì phần nhiều tin ở đạo lý nhân quả.

Cho nên hơn một trăm năm, mười năm thiên hạ được thái bình thật không có gì là đáng kể. Người đời chỉ biết lòng người hiện nay so với cổ nhân ngày xưa thì hư đốn, thế đạo hiện tại không bằng ngày xưa, chúng ta có thể biết đó là đạo lý của nhân quả. đó là một sự thật rất minh bạch. Một thế giới như vậy, một gia đình hay một con người cũng như vậy.

Từ cổ chí kim không thiếu gì những chứng cớ thật hiện ra. Như vậy còn chưa tin ư? Ta hãy nhìn những người trên thế giới này, có kẻ nghèo có người giàu, có người khổ có người sướng. Có người mạnh cũng có kẻ yếu, có người đẹp cũng có người xấu. Có người khôn cũng có người dại, đều không giống nhau. Trong đó nhất định có một lý do. Lý do đó là nhân quả. đời người thế nào cũng có sự c.h.ế.t, nhưng c.h.ế.t đâu có xong, thế nào cũng có đời sau. Tức đã có đời sau thì thế nào cũng có luân hồi, đã có luân hồi thì thế nào cũng có đạo lý nhân quả, làm chủ trong đó.

Địa Tạng Bồ Tát từ bi vô cùng, chỉ muốn mọi người đời lìa khỏi đau khổ, được sung sướng, cho nên tìm đủ mọi cách khuyến hóa mọi người hiểu rõ đạo lý nhân quả. Đã như vậy thì chúng tôi nhân dịp này khẩn thiết kêu gọi mọi người cần phải hiểu rõ đạo lý nhân quả, cần phải biết trong các tội nghiệp, sát sanh là nặng nhất. Mọi người chúng ta cần phải ăn chay niệm Phật. Nếu hiện thời chúng ta chưa thể ăn chay được thì tốt hơn hết là đừng sát hại sinh mạng.

Trích "Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục" - Ấn Quang Đại Sư Giám Định, Hiệu đính: HT. Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Xem thêm