Thứ, 27/03/2023, 18:00 PM

Tin luật nhân quả, con người sẽ sống tốt với nhau

Giáo lý của đạo Phật dạy con người tâm từ bi, thương người vô hạn và hết lòng cứu người thoát mọi khổ đau. Nếu đạo lý Từ Bi được dạy dỗ, hướng dẫn phát triển trên toàn thế giới thì thế giới này tốt đẹp biết bao.

Khi con người tin luật nhân quả sẽ chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, chịu trách nhiệm về hành động của mình, không dám làm người khác đau khổ. Vì luật nhân quả kiềm chế con người làm điều xấu, điều ác. Tin luật nhân quả, con người sẽ sống tốt với nhau. Vì người ta hiểu rằng làm đau khổ người khác thì chính mình sẽ phải nhận lại đau khổ. Luật nhân quả công bằng là vậy.

Giáo lý của đạo Phật dạy con người tâm từ bi, thương người vô hạn và hết lòng cứu người thoát mọi khổ đau. Nếu đạo lý Từ Bi được dạy dỗ, hướng dẫn phát triển trên toàn thế giới thì thế giới này tốt đẹp biết bao.

Sự bất biến của luật nhân quả

Tin luật nhân quả, con người sẽ sống tốt với nhau 1

Ảnh minh họa.

Đạo Phật còn dạy co người sống với tâm vô ngã. Tâm vô ngã là cái đích cuối cùng của sự giác ngộ, làm cho con người không cố chấp đời sống ích kỷ của mình, không cố chấp ý kiến cá nhân của mình. Trái lại biết tôn trọng người khác, tâm vô ngã đưa tới lý tưởng giác ngộ giải thoát. Có thể nói giáo lý căn bản của đạo Phật là ánh sáng của thế giới, là trung tâm văn hóa của nhân loại trong tương lai sau này.

Nhưng tại sao một giáo lý, chân lý tuyệt đối như vậy chưa được đem áp dụng trên toàn thế giới? Bao lâu nay, những đệ tử Phật, phần đông chỉ lo tu cho phần mình, tìm tới đạo Phật là tìm sự giải thoát cho riêng mình; tìm tới đạo Phật là nói tới làm phước, chỉ biết tự mình đi tìm phước; tìm tới đạo Phật là tìm sự giác ngộ, giải thoát hay tìm sự vãng sanh cho riêng mình. Tất cả đều là những tư tưởng, hành động ích kỷ, chỉ vì không năng nổ, không siêng năng đem giáo lý ứng dụng trong cuộc sống.

Vì thế, văn hóa Phật Giáo chưa được đem giới thiệu cho thế giới biết nhiều. Cho nên hôm nay, những người đệ tử Phật phải có trách nhiệm giới thiệu cho thế giới biết nhiều về văn hóa Phật giáo ở mọi nơi, về giáo lý cao đẹp của Phật giáo trên toàn thế giới để con người biết tránh những tư tưởng sa đọa, ngăn chặn tự do bạo lực gây đau khổ cho loài người khắp nơi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn
Phật Giáo
Phật Giáo

Ý nghĩa lễ Thánh Hội Rằm tháng Giêng

Kiến thức 08:55 11/02/2025

Ngày Rằm tháng Giêng, các chùa thường tổ chức lễ cầu an và khai Đàn Dược Sư để cầu quốc thái dân an. Phật giáo Nam Tông hay Nguyên Thuỷ, ngày rằm tháng Giêng còn được gọi là Māghapūjā hay ngày Lễ Thánh Hội, kỷ niệm hai sự kiện hết sức quan trọng trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca lịch sử còn tại tiền.

Ý nghĩa về ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo

Kiến thức 12:00 09/02/2025

Rằm tháng Giêng theo dân gian có tên gọi tết Nguyên tiêu. ‘Nguyên’ là đầu, ý nói tháng đầu tiên của năm, ‘tiêu’ là dạ có nghĩa là đêm. Tết nguyên tiêu là đêm rằm nguyên vẹn, là ngày rằm xem như là ngày rằm đầu tiên của một năm, và ngày rằm đó xem như là ánh sáng cho cả một năm.

Thần Táo, Thần Tài và Thổ Địa có thể giúp cho ta phát tài được không?

Kiến thức 09:00 06/02/2025

Phàm những người thờ Thần Tài đều mong muốn vị thần này phù hộ cho mình mau được phát tài phát lộc, đặc biệt là những người buôn bán thì chổ họ mong cầu đều là mua may bán đắc, tiền của sung mãn, cửa hàng hưng vượng.

Sắp tới ngày vía thần tài hãy nhớ 'Thần tài không dạy bạn sát sinh'

Kiến thức 08:07 05/02/2025

Thần tài không dạy bạn sát sinh cá lóc nướng để cúng cho ông. Quả báo của giàu sang chính là bố thí, cúng dường, giúp đỡ chúng sanh lìa khổ nạn.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo