Diệu pháp nghe hóa giải sân hận mang đến an lạc
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng gây nên vô số những rắc rối của cuộc đời. Thật vậy, sân, hay giận dữ, được kể là tâm sở thứ hai trong hàng căn bản phiền não.
Có vô số lý do để người ta nổi cơn thịnh nộ, nhưng một trong những lý do ấy phải chăng là vì ta không biết cách nghe? Để góp phần hóa giải lòng sân hận, phải chăng chúng ta có thể áp dụng một vài phương pháp nghe thiện xảo hơn?
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng gây nên vô số những rắc rối của cuộc đời. Thật vậy, sân, hay giận dữ, được kể là tâm sở thứ hai trong hàng căn bản phiền não. Suy nghĩ cho kỹ ta sẽ thấy giận dữ gây nên biết bao họa hại.
Có người đã ghi lại cuộc đối đáp giữa một ông vua nước Tần với sứ thần nước Triệu trong thời Chiến quốc bên Trung Hoa; ông vua bảo rằng ông con trời mà giận thì máu chảy đầy đất và thây phơi trên ngàn dặm; đối lại, sứ thần nước Triệu trả lời rằng nếu kẻ thường nhân mà giận thì máu cũng chảy trong vòng năm bước và phơi thây cả hai người. Như thế thì thấy rằng từ giận dữ đến giết người hoàn toàn không xa.
Hãy lắng nghe trong yên lặng hồn nhiên, hãy sống giản dị và chân thành
Có vô số lý do để người ta nổi cơn thịnh nộ, nhưng một trong những lý do ấy phải chăng là vì ta không biết cách nghe? Để góp phần hóa giải lòng sân hận, phải chăng chúng ta có thể áp dụng một vài phương pháp nghe thiện xảo hơn?
Một là nghe như ăn. Khi ăn, chúng ta chỉ chọn ăn những thức ăn tinh sạch, bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe, tạo được sự cân bằng cho cơ thể; đến cả chén, bát, đũa, muỗng và chỗ ăn uống cũng phải sạch sẽ, thoáng mát; thức ăn thiu thối, chế biến cẩu thả, vật dụng dơ bẩn và chỗ ngồi nhếch nhác đều làm cho chúng ta khó chịu, lợm giọng và không ăn. Chúng ta biết rằng thức ăn ôi thiu và có môi trường ăn uống mát vệ sinh đều có thể gây ra bịnh tật. Cũng như vậy, khi nghe chúng ta nên” chỉ nghe” những lời hay, lời tốt, lời đẹp, lời thiện,đem lại niềm vui, hạnh phúc thật sự,làm tăng trưởng trí tuệ, phẩm chất đạo đức cho bản thân và mọi người; chúng ta hãy dứt khoát” không nghe” những lời chửi bới, mắng nhiếc, trù ẻo, đâm thọc, gây ra buồn phiền, hờn giận, đau khổ, tan vỡ, chia lìa cho mình và người. Đành rằng bất kỳ âm thanh, lời nói nào trong phạm vi nghe được đều lọt tai của ta; cho nên, nói” không nghe” là ta có ý thức gạt ra khỏi tâm thức ta. Những thứ tâm ta không lưu giữ thì nó sẽ không có chỗ tồn tại và phát triển được. Mặt khác, khi chúng ta” chỉ nghe” những lời hay,lời đẹp, lời thiện thì chúng ta cũng hãy tập “ chỉ nói” những điều hay, điều đẹp, điều thiện mang lại an vui hạnh phúc cho mình và người khác;” không nói” những lời thô ác gây đau khổ cho mọi người.
Hai là nghe như nhận quà. Chương bảy của kinh Tứ thập nhị chương có thuật lại việc một người dòng Bà-la-môn cố ý đến mắng chửi Đức Phật. Ngài lặng thinh không đáp. Chờ người kia mắng chửi xong. Đức Phật hỏi:” Ông đem lễ vật đến tặng người khác, người đó không nhân, lễ vật ấy có về lại với ông không?”. Người-Bà-la –môn đáp:’ Tất nhiên về lại tôi”. Đức Phật bảo:” Nay ông chửi mắng Ta, Ta không nhận, ông tự đem họa về thân ông như vang theo tiếng, bóng theo hình, không thể tránh được. Hãy cẩn thận, chớ làm điều ác”. Khi nghe những lời mắng nhiếc, chửi bới, trù ẻo…của người khác mà ta “ không nhận” thì những người đó phải tự giữ lấy cho họ.
Ba là thấu rõ âm thanh vốn không thật có. Bản than của những âm thanh phát ra từ miệng người khác dù mang nội dung chửi mắng, thô ác, trù ẻo.. vốn không có tự tính, vốn không có thật, vốn không có chỗ tồn tại và can hệ đến ta. Sở dĩ ta đau khổ vì ta si mê, chấp những lời chửi mắng thô ác…là thật có, rồi đem những lời đó vào tâm mình, tự mình nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho nó sống và phát triển trong tâm mình.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật dùng âm thanh của tiếng chuông mà khai ngộ tánh nghe cho toàn thể các vị đệ tử của Ngài, mà đại diện là Tôn giả-A-nan:” Khi đó Phật liền bảo la- hầu-la đánh một tiếng chuông, rồi hỏi ông A-nan rằng: ‘Ông có nghe không?’A-nan thưa:’ Nghe’Đến lúc chuông hết ngân, Phật lại hỏi: ‘Ông có nghe không?’A-nan thưa :’Nghe’ Đến lúc chuông hết ngân, Phật lại hỏi:’ Ông có nghe không?’ A-nan thưa: ’Không nghe’.Phật lại bảo la-hầu-la đánh lại một tiếng chuông nữa và hỏi?’Ông có nghe không?’ A-nan đáp: ‘Nghe’ Phật hỏi:’ Thế nào là nghe và thế nào là không nghe?’ A-nan thưa:’ Vì đánh chuông có tiếng ngân nên con nghe, đến khi tiếng chuông hết ngân thì con không nghe’.
Phật dạy: "A-nan! Khi tiếng chuông hết ngân ông nói rằng không nghe; nếu ông thật không có’ cái nghe’ thì ông đồng như cây đá, tại sao đánh tiếng chuông thứ hai ông lại nghe? Vậy cho biết’ cái tiếng’ ( cảnh) khi có khi không, chứ ’ cái nghe’ ( tâm) của ông thì lúc nào cũng có. Nếu cái nghe của ông thật không, thì cái gì biết được cái’ không nghe’ đó. Thế nên biết cái tiếng nó tự sinh và tự diệt, chứ cái nghe ( tâm) của ông không phải vì tiếng sinh mà nó có, tiếng diệt thì nó không. Tại ông điên đảo, hôn mê nhận ‘cái thường’( tính nghe) làm ‘đoạn diệt’( tiếng), chứ không phải rời sáu trần cảnh; sắc, thanh, hương,v.v. mà các giác quan thấy nghe hay biết của ông không có”.
Khi ta thật sự chiêm nghiệm và thấu rõ thật tướng của âm thanh thì ta dứt được cái nhân đau khổ, sân hận phát sinh từ cái nghe. Tất nhiên, khi đã biết cái tiếng không thật có, thì ngay cả những lời hay ý đẹp, điều ngợi khen , ca tụng…cũng không thật có; nhưng nếu đó là những lời dùng để chỉ thẳng sự thật, những lời mang lại lợi cho ta, cho cuộc sống những người quanh ta, thì ta nên dùng cái’ tánh nghe’ của mình để nhận biết những lời nói đó và giữ lại để theo đó mà tu tập.
Mong rằng những cách nghe trên đây chứa đựng những nhân tố thích hợp có thể vận dụng vào trong cuộc sống hằng ngày, góp phần hóa giải những nóng nảy, khúc mắc, thù hằn trong lòng mỗi chúng ta và mang lại niềm vui an lạc dù rằng vô cùng nhỏ bé trong cuộc sống hiện đại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm