Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/02/2020, 09:34 AM

Lòng sân hận thật đáng sợ

Đạo Phật không nhìn cuộc đời bằng con mắt hời hợt, phiến diện. Đức Phật đã nhìn thấu suốt bản chất của con người để tìm ra nguyên do của các bệnh và tìm phương trị liệu. Nguyên do của lòng sân hận (sân) trong tam độc Tham - Sân - Si là cái tôi.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy tại đây 

Vào ngày 8/2/2020, một thảm kịch đã xảy ra cho đất nước và quân đội Thái Lan. Thượng Sĩ Jakrapanth Thomma sau khi cãi cọ với thượng cấp của mình là viên đại tá đã rút súng bắn chết ông này và bà mẹ vợ của ông ta. Sau đó Jakrapanth Thomma lấy thêm súng, ăn trộm xe bọc thép Humvee (trong nước gọi là xe đặc chủng) lái ra phố, điên cuồng bắn giết rồi chạy vào một khu thương xá bắn giết thêm một số nữa, bắt giữ con tin và cố thủ ở đây suốt một đêm. Cảnh sát đặc nhiệm Thái Lan được gửi tới cùng bà mẹ của hung thủ, kêu gọi hung thủ ra đầu thú nhưng thất bại. Cuối cùng hung thủ bị bắn chết với “thành tích” kinh hoàng là đã giết chết 29 người, làm bị thương 57 người. Thảm kịch xảy ra đúng vào ngày lễ quan trọng của Phật Giáo trên đất nước Thái Lan.

Vào ngày 11/2/2020, tướng tổng tham mưu trưởng Quân Đội Thái Lan họp báo cho biết sở dĩ viên thượng sĩ có hành động điên cuồng như thế chỉ vì y đã tức giận vì bị đối xử bất công trong việc mua bán đất đai mà bà mẹ vợ của viên đại tá là người trung gian (real estate agent).

Thảm kịch của Thái Lan cho tất cả chúng ta một bài học là lòng sân hận không phải là bạn ta mà là kẻ thù rất nguy hiểm của chúng ta.

Thảm kịch của Thái Lan cho tất cả chúng ta một bài học là lòng sân hận không phải là bạn ta mà là kẻ thù rất nguy hiểm của chúng ta.

Để thoa dịu bớt nỗi đau chung của đất nước, Thủ Tướng Prayut Chan-ocha đã ra lệnh cho công chức mặc đồ đen để tưởng niệm và Hoàng Gia Thái Lan cũng công bố trợ giúp tang lễ và chi phí hỏa thiêu cho các nạn nhân.

Nguyên do của thảm kịch này nằm ở đâu? Cho dù viên thượng sĩ có thể bị xử ép hay lường đảo trong vụ mua bán đất đai, thì vẫn còn luật pháp và tòa án chứ, nhất là một đất nước dân chủ như Thái Lan. Như vậy chính sự tức giận, chính lòng sân hận bùng lên mà viên thượng sĩ không kiềm chế được đã đưa tới hành động tức thì. Mà hành động tức thì để hả cơn giận luôn luôn là mắng chửi, đập phá và bắn giết. Trong lịch sử chúng ta đã thấy có những ông vua, những vị tướng đã hủy diệt cả một quốc gia, một chủng tộc cũng chỉ vì tức giận. Ngay tại Hoa Kỳ này, một số vụ thảm sát đã xảy ra chỉ vì một ông/bà nào đó bị sa thải/đuổi việc đã tức giận xách súng vào sở làm, bắn giết chủ và đồng nghiệp cho hả giận. Chính vì thế mà người ta đã gọi “cơn giận” là “cơn thịnh nộ” là “trận lôi đình”, nó ghê gớm và bùng nổ như sấm sét vậy.

Đạo Phật không nhìn cuộc đời bằng con mắt hời hợt, phiến diện. Đức Phật đã nhìn thấu suốt bản chất của con người để tìm ra nguyên do của các bệnh và tìm phương trị liệu. Nguyên do của lòng sân hận (sân) trong tam độc Tham-Sân-Si là cái tôi. Sự tức giận nổi lên khi: Cái tôi bị xúc phạm, cái tôi bị chèn ép, cái tôi bị thiệt…Lúc đó tự ái tức lòng yêu cái tôi nổi lên và sân hận bùng nổ tức thì. Nếu không kiềm hãm kịp thời thì thảm họa lớn hay nhỏ sẽ xảy ra, dù trong tu viện, miếu đường, cung điện, công sở, trường học hay trong gia đình. Khi Cái Tôi còn được nuôi dưỡng, ấm ủ, mơn trớn thì lòng sân hận giống như những con siêu vi trùng (virus) luẩn quẩn quanh chúng ta và có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào.

Do đó người Phật tử phải luôn luôn cảnh giác với lòng sân hận của mình. Hiểu và biết về lòng sân hận chưa đủ mà phải có phép đối trị. Phải huân tập từng ngày để phòng ngừa “con virus sân” này. Muốn làm dịu các cơn giận quý vị có thể vấn hỏi các vị Thiền Sư.

Do đó người Phật tử phải luôn luôn cảnh giác với lòng sân hận của mình. Hiểu và biết về lòng sân hận chưa đủ mà phải có phép đối trị. Phải huân tập từng ngày để phòng ngừa “con virus sân” này. Muốn làm dịu các cơn giận quý vị có thể vấn hỏi các vị Thiền Sư.

Do đó người Phật tử phải luôn luôn cảnh giác với lòng sân hận của mình. Hiểu và biết về lòng sân hận chưa đủ mà phải có phép đối trị. Phải huân tập từng ngày để phòng ngừa “con virus sân” này. Muốn làm dịu các cơn giận quý vị có thể vấn hỏi các vị Thiền Sư. Tôi đoan chắc rằng khi đó các Thiền Sư sẽ hướng dẫn các bạn ngồi Thiền rồi qua Thiền mà quán chiếu cái tôi do Ngũ Uẩn tạo thành. Khi cái tôi là Không, là Không Thực thì làm gì có cái tôi bị xúc phạm, cái tôi bị thiệt và cái tôi bị chèn ép và lòng sân hận cũng không có luôn.

Riêng bản thân, tôi có chút kinh nghiệm là khi lòng sân hận/tức giận nổi lên thì nên ngồi xuống, thở hít thật sâu cho đủ dưỡng khí dồn lên óc, cho hơi thở bớt hổn hển, cho tim đập chậm lại…rồi suy tính. Xin nhớ cho khi lòng sân hận nổi lên, đầu óc chúng ta không còn sáng suốt nữa mà tràn ngập ý định trả thù. Do đó, “Mọi hành động trong cơn giận đều đáng tiếc”.

Không hành động dù chỉ là lời chửi rủa và kiểm soát hơi thở là biện pháp đối trị cơn giận hay nhất. Thảm kịch của Thái Lan cho tất cả chúng ta một bài học là lòng sân hận không phải là bạn ta mà là kẻ thù rất nguy hiểm của chúng ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm