Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 14/08/2021, 14:05 PM

Đồ cúng cô hồn có ăn được không?

Có quan niệm cho rằng, không nên sử dụng vật thực đã cúng thí cho các cô hồn mà phải bỏ đi, nếu ăn những đồ cúng đó thì sẽ bị xảy ra nhiều chuyện không tốt. Tuy nhiên, theo góc nhìn của Phật Pháp, quan điểm trên là sai lầm.

Bởi vì, khi bỏ thân này thọ sinh sang thân khác thì chúng ta sẽ theo nghiệp phước mà tái sinh trong lục đạo luân hồi và ăn được đồ ăn của cõi đó theo nghiệp.

Chúng ta có thể tự mình lập đàn cúng cô hồn tại nhà

Chúng ta có thể tự mình lập đàn cúng cô hồn tại nhà

Tục cúng cô hồn là gì?

Như bà Thanh Đề đọa địa ngục, tuy rằng rất muốn ăn bát cơm mà Ngài Mục Kiều Liên dâng cúng, nhưng nghiệp lực đói khổ của bà đã khiến bát cơm hóa thành than lửa không ăn được. Theo lời Phật dạy thì đối với cõi ngạ quỷ, nếu các vong linh, cô hồn họ có thọ thì họ thọ bằng hương; hoặc là họ thọ bằng tưởng do chúng ta cúng cho họ.

Vậy nên, sau khi cúng cô hồn thì những đồ cúng lễ chúng ta hoàn toàn có thể thọ dụng được, không phải bỏ đi. Trong trường hợp không thọ thực những đồ cúng thì chúng ta có thể đem đi bố thí. Để việc bố thí được nhiều phước báu nhất, chúng ta phải tôn trọng người nhận thí của mình. Chúng ta bố thí mà giống như thí cùi thì không được phước báu nhiều.

Cho nên, tuy rằng đem cho nhưng chúng ta nên cho với tất cả lòng tôn trọng, kính trọng người nhận vật thí của mình. Qua đây chúng ta hiểu được rằng sau khi cúng cô hồn xong, chúng ta hoàn toàn có thể thọ thực bình thường hoặc đem bố thí cho mọi người chứ không cần kiêng kỵ như quan niệm trong dân gian.

Tháng cô hồn và số phận may rủi dưới góc nhìn Phật giáo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm