Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 08/08/2021, 08:08 AM

Tháng cô hồn và số phận may rủi dưới góc nhìn Phật giáo

Dân gian thường quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, tuy nhiên dưới góc nhìn của Phật giáo thì không có cái gọi là "tháng cô hồn".

Tháng 7 âm lịch không phải là tháng cô hồn

Dưới góc nhìn của Phật giáo thì tháng 7 âm lịch không phải tháng cô hồn mà được gọi là tháng Vu Lan báo hiếu. Nguồn gốc từ tích về ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. Đó cũng là thời điểm các vong nhân được xá tội, nên còn gọi là tháng Xá tội vong nhân. Các tên gọi trên vốn chỉ là một.

Theo quan niệm nhà Phật, tháng Vu lan là thời điểm 'thần lực chư tăng tỏa khắp mười phương' sau thời gian dài ở ẩn trau dồi công hạnh.

Theo quan niệm nhà Phật, tháng Vu lan là thời điểm "thần lực chư tăng tỏa khắp mười phương" sau thời gian dài ở ẩn trau dồi công hạnh.

Phật giáo có 4 ơn lớn: Ơn tam bảo; ơn quốc gia xã hội; ơn cha mẹ sinh thành và thầy cô dạy bảo; ơn tất cả mọi loại chúng sinh. Riêng trong tháng 7, Phật giáo nặng về ơn cha mẹ sinh thành nhất, vậy nên dân tộc ta mới có câu “cúng cả năm không bằng Rằm tháng 7. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ông bà tổ tiên chúng ta kết hợp cùng với lễ đạo hiếu, mùa báo hiếu để báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

17 bài văn tế thập loại cô hồn dành cho chẩn tế

Phật giáo quan niệm phải yêu thương tất cả mọi loài, kể cả những người không mồ không mả, chết không thờ tự hay còn gọi là cô hồn. Khi còn sống, ông bà, cha mẹ nếu "có tội" thì theo luật nhân quả khi xuống âm phủ cũng bị đoạ vào chốn khổ đau và cũng được gọi là những cô hồn.

Nên khi cúng cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ bao giờ người ta cũng cúng cho cả những người đó, phần là để cúng cả tổ tiên, ông bà, cha mẹ, phần là để những cô hồn khác cùng được hưởng phước lộc.

Sự may rủi của số phận dưới góc nhìn Phật giáo

Không ít người cho rằng, tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn” và bạn sẽ gặp nhiều điều xui xẻo và phải kiêng kỵ rất nhiều vấn đề. Sự thật là, không có sự may rủi trong cuộc sống và không có một thế lực siêu nhiên nào chi phối, khiến bạn gặp xui xẻo. 

Số phận của mỗi người phụ thuộc vào việc tự mình chuyển hóa nó.

Số phận của mỗi người phụ thuộc vào việc tự mình chuyển hóa nó.

Dưới lăng kính Phật giáo, sự rủi may trong số phận không phải do thiên mệnh hay định mệnh mà thân phận mỗi con người là kết quả do quá trình của chúng ta hành động từ một đến nhiều đời. Hay nói cách khác, con người hiện hữu và tồn tại với các đặc tính khác nhau là kết quả của Nghiệp – được tạo tác bởi chính họ trong hiện tại và quá khứ. Theo Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt – Trung Bộ III có nói: “Con người là chủ nhân của Nghiệp, là kẻ thừa tự Nghiệp… Nghiệp là thai tạng, Nghiệp là điểm tựa”.

Điều đó có nghĩa, sự hiện hữu của mỗi con người trên thế gian này là sự hiện hữu của nghiệp thiện và bất thiện của họ từ quá khứ. Vì thế tất cả mọi khổ vui, thành công, thất bại, tướng diện đẹp xấu, thông minh hay khờ dại… của con người trong kiếp sống này là sự lĩnh hội những quả nghiệp do chính họ tự tạo từ quá khứ, chứ không do sự thưởng, phạt nào của bất cứ ai.

Nếu ai đó gặp thất bại trong công việc thì hãy đi tìm nguyên nhân chứ đừng nên nói rằng mình gặp vận xui. Theo Phật giáo, đó là kết quả mà bạn cần phải chịu do đã tạo ra những nghiệp xấu gây ra trước đó. Một sự không chu toàn trong hành xử, nói lời khó nghe… đôi khi cũng khiến bạn gặp thất bại. Bởi vậy, thay vì than thân trách phận thì hãy vượt qua bằng cách làm nhiều việc tích cực và thông cảm nhiều hơn. Biết đâu vào lúc nào đó, bạn sẽ lại gặp được người tốt giúp đỡ mình. Còn nếu việc thất bại là do sự bất tài, thiếu kinh nghiệm, lười nhác thì bạn cần cố gắng, cải tiến học hỏi để khắc phục thất bại.

Ta có thể làm gì với số phận của chính mình?

Đức Phật dạy rằng, điều lành là kết quả thiện – phát sinh từ những nguyên nhân tốt và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện.

Một người luôn mang trong mình tâm không sạch, hành động ác không thể nói rằng, cuộc đời anh ta gặp “vận rủi ro”. Ý nghĩ xấu, hành động ác độc sẽ chỉ tạo nên cuộc sống bất hạnh. Trái lại, ý nghĩ thiện và hành động tốt sẽ đem đến cho bạn cuộc sống an vui, gặp may trong cuộc đời.

Bạn hãy nhớ rằng, dù chúng ta sinh ra như thế nào, trong hoàn cảnh ra sao thì hãy luôn sống có ý nghĩa và có ích cho xã hội. Cuộc sống có sướng khổ, buồn, vui là do bạn tự định đoạt tương lai cho mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trong cuộc sống, không có gì là mãi mãi

Góc nhìn Phật tử 08:40 24/11/2024

Cuộc sống giống như nhịp điệu của cơn mưa. Khi những giọt nước rơi từ trên trời, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy ướt át, lạnh lẽo và trầm lắng.

Hạnh phúc nơi tự thân

Góc nhìn Phật tử 08:20 24/11/2024

Đức Phật là bậc tỉnh thức, đã phá trừ tất cả mọi tham đắm, mọi sự ràng buộc ở thế gian để tìm ra được chân như. Người đã đốt lên ngọn đèn trí tuệ, giúp người mê trở về nẻo chánh, và dẫn dắt nhân sanh vượt qua được đau khổ của trần gian, đi đến cuối đoạn đường huy hoàng thanh thoát.

Đối diện với cái chết của người thân

Góc nhìn Phật tử 15:10 23/11/2024

Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.

Thiền và tập tạ

Góc nhìn Phật tử 09:30 23/11/2024

Nếu ai thực tập 2 môn này cùng một lúc chắc chắn sẽ cảm nhận được rất nhiều điểm tương đồng.

Xem thêm