Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 31/01/2024, 16:20 PM

Đọc kinh thêm trì chú, vậy có phải là xen tạp không?

Đây chính là thắc mắc của rất nhiều bạn khi mới bước chân vào đạo. Chúng ta phải biết rằng đọc Kinh thêm trì chú là thuộc về nghi thức tụng Kinh.

Trong nghi thức tụng Kinh, đầu tiên là Nguyện Hương, rồi đến Tán Thán Phật, Nhất Tâm Đảnh Lễ, Chú Đại Bi, Cử Tán, Bài Văn Phát Nguyện, Bài Kệ Khai Kinh, rồi mới bắt đầu vào phần chánh Kinh.

Do đó, nếu nói rằng đọc Kinh mà trì thêm Chú là xen tạp, thì trong nghi thức tụng Kinh, ngoài phần chánh Kinh ra, thì tất cả đều là xen tạp hết.

Hiểu về phúng kinh, tụng kinh và đọc kinh

71688107_1299142426923228_8780148613251596288_n

Cho nên, đọc Kinh mà trì thêm Chú không thể gọi là xen tạp được! 

Chúng ta tu học, tùy vào từng giai đoạn tu hành của mình mà uyển chuyển áp dụng lời của Thầy Tổ vào quá trình tu học, để đạt được thành tựu cao nhất. Cả quá trình tu học của chúng ta từ lúc sơ phát tâm cho đến thành tựu Niệm Phật Tam Muội, được chia làm 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn trao dồi thiện tâm:

Là giai đoạn gột rửa tâm hồn. Ở giai đoạn này chúng ta dùng mọi phương tiện để giải trừ tất cả tập khí xấu ác của bao đời trước, giúp tâm trở nên trong sạch thiện lành, để đảm bảo không sa chân vào ác đạo.

2. Giai đoạn rèn tâm giải thoát:

Đây là giai đoạn xả ly thế gian, dứt trừ ái dục.

3. Giai đoạn chuyên tu giải thoát, thành tựu Niệm Phật Tam Muội:

Là giai đoạn cuối cùng của con đường Tịnh Độ. Ở giai đoạn này, chúng ta phải buông bỏ hoàn toàn các duyên bên ngoài, chỉ chuyên tâm niệm Phật không gián đoạn.

Chúng ta thấy được tuy là tu Niệm Phật, nhưng mỗi một giai đoạn đều có cách hành trì khác nhau.

Ở giai đoạn đầu và giai đoạn thứ 2 thì bên cạnh việc niệm Phật, chúng ta cần dùng mọi phương tiện như đọc Kinh, trì Chú, sám hối, lạy Phật, suy tư, đọc các loại sách nói về Tịnh Độ, làm phước thiện, phóng sanh... để gột rửa những chủng tử xấu ác trong tâm, trưởng dưỡng tâm thiện lành, dứt trừ các ái nhiễm.

Nhưng cũng cần phải phân rõ đâu là chính, đâu là phụ. Niệm Phật là chính, còn các phương tiện trợ duyên khác chỉ là phụ mà thôi! 

Nhưng đến giai đoạn thứ 3 thì không cần các phương tiện trợ duyên nữa. Vì lúc này tâm đã hoàn toàn thiện lành, các chủng tử xấu ác được đẩy lùi, hạnh xả ly đã làm được viên mãn.

Cho nên, ở giai đoạn này chúng ta cần phải nhất tâm nhất ý vào câu A Di Đà Phật niệm không gián đoạn để thành tựu Niệm Phật Tam Muội, chứng toàn thể bản tánh Di Đà, đây là cảnh giới cao nhất của pháp môn Niệm Phật.

Vì thế chúng ta phải hiểu rằng Thầy Tổ thường hay khuyên chúng ta:

"Niệm Phật kỵ nhất là xen tạp, đọc Kinh là xen tạp, trì chú là xen tạp, ngay cả làm pháp hội cũng là xen tạp".

Đây là dành cho những người niệm Phật công phu đã thuần thục, đang bước vào giai đoạn thành tựu Niệm Phật Tam Muội.

Bởi vì ở giai đoạn này mà còn trì chú, hay làm các việc khác thì tâm rất khó quy nhất, mà tâm không thể quy nhất thì làm sao được Chánh Định để đi đến Niệm Phật Tam Muội? 

Chứ không phải dành cho tất cả những người mới bước đầu niệm Phật. Chúng ta không nên lẫn lộn bất phân, để rồi tự tạo phiền não cho mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài kinh: Sáu Pháp hòa kính

Kiến thức 10:30 06/05/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tinh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải, không chấp nhận hòa giải.

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Kiến thức 09:39 06/05/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Xứng đáng là ruộng phước

Kiến thức 08:14 06/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ờ Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, thành tựu sáu pháp này, Tỷ kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Xem thêm