Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 28/08/2023, 15:45 PM

Hiểu về phúng kinh, tụng kinh và đọc kinh

Nghi lễ truyền thống Phật giáo Bắc truyền có ít nhất 3 trường hợp trong việc “trùng tuyên” lời Phật dạy. Trong mỗi không gian nhất định sẽ có những phương pháp “phúng kinh”, “tụng kinh” và “độc kinh” khác nhau, nhưng có khi chúng là hợp thể trong một thời kinh tụng.

02

1. Phúng Kinh (諷經)

Trong 3 chữ này, tức 諷、誦、讀 (phúng, tụng, độc) là hình thanh, thanh bàng đều là bộ ngôn (言, lời nói), trong đó chữ PHÚNG 諷 được Khang Hi tự điển phiên thiết là: phân phụng thiết (芬鳳切), phương phụng thiết (方鳳切), tịnh Phúng, khứ thanh (並風去聲).

Phúng, nghĩa là tụng (đọc hoặc ngâm)

Sắc thái của PHÚNG nghiêng về đọc thuộc lòng, như vậy đã là PHÚNG thì không cần cầm sách/kinh (nhà Thiền gọi những Tăng nhân không thuộc kinh mà cầm đọc là “cầm bổn” (bổn/bản nghĩa là cầm sách). Vì nó nghiêng về đọc thuộc lòng, vì vậy nếu gặp đoạn “phúng kinh công đức thù thắng hạnh” là không mấy ai ghì con mắt vào đọc đoạn văn hồi hướng này.

2. Tụng Kinh (誦經)

Có sự khác biệt nhỏ giữa tụng và phúng, đó là tụng nghĩa là ngâm, cụ thể hơn là nó nghiêng về tiết tấu hoặc điều chỉnh làn hơi trong giọng đọc.

Trong sách Mạnh Tử, thiên Vạn chương (hạ) nói: […] 誦其詩,讀其書,不知其人可乎?Tụng kỳ thi, Độc kỳ thư, bất tri kỳ nhân, khả hồ? (Ngâm thơ của họ, Đọc sách của họ mà không biết họ là ai, thì liệu có được không)

Vì nó nghiêng về ngâm, một dạng phà tiết tấu lên xuống, thăng giáng trong giọng đọc, vì vậy ai “tụng” kinh mà giọng đọc nó phẳng lì như đường cao tốc là giọng đọc của robot, là cố tình làm xơ hoá không gian nghi lễ.

3. Độc Kinh (讀經)

Độc (讀) là âm Hán Việt - Việt hoá là đọc, thí dụ: Độc giả (người đọc)

“Độc bãi tinh thần giác đốn khai” [讀罷精神覺頓開] (Đọc đoạn, tinh thần chợt mở mang) 

Độc/đọc trong trường hợp này như Khán 看 (xem) 

Nhưng “đọc” không chỉ là…đọc một văn bản đơn thuần, mà đôi lúc nó đòi hỏi nắm bắt và nghiền ngẫm nghĩa lý, trong khi phúng, tụng không đặt nặng về điều này.

Trong một không gian nghi lễ, phúng, tụng thì cần có pháp khí hỗ trợ (như chuông mõ) để giữ nhịp (hay trường canh), trong khi độc kinh (đọc kinh) thì có phần thoải mái hơn. Người ta có thể xem kinh/đọc kinh như một hưởng thụ lạc thú thanh cao mà không cần đến không gian nghi lễ.

Điều cốt yếu của đọc kinh, xem kinh, niệm kinh, trì kinh là gì?

Nguồn: Long Vân Tự. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm