Thứ tư, 26/03/2025, 13:06 PM

Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội)

Từ ngày 22-29/3/2025, tại chùa Tiêu Giao (Bát Tràng, Hà Nội) hơn 100 thiền sinh đến từ nhiều tỉnh thành đã có cơ hội tham gia khóa thiền dưới sự hướng dẫn của Ngài Tam Tạng thứ X - Tôn giả Sundara.

Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 1
Ngài Trưởng lão Tam Tạng thứ X - Tôn giả Sundara, là một trong 16 vị Tam Tạng xuất hiện trong thế giới đương đại tại Myanmar, và là một trong 11 vị Tam Tạng hiện đang còn sống, hoằng pháp và lãnh đạo tinh thần Phật giáo Theravāda tại Myanmar nói riêng và thế giới nói chung. Theo tuần tự xuất hiện của 16 vị Tam Tạng, Ngài là bậc xuất hiện thứ 10, nên các Phật tử Việt Nam thường gọi Ngài với danh xưng là Ngài Tam Tạng X.
Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 2
Trong 16 vị Tam Tạng thì Ngài Trưởng lão Tam Tạng X là bậc vừa dạy pháp học (Pariyatti), lại vừa hướng dẫn pháp hành (Paṭipatti). Hiện nay, tại thiền viện của Ngài ở Yangon, mỗi ngày có từ 150 đến 300 thiền sinh thực hành Vipassanā, riêng trong các dịp nghỉ lễ lớn thì có trên hàng ngàn thiền sinh. Chính phủ Myanmar đã dâng tặng Ngài danh bằng Tam Tạng, cờ, lọng và khuôn dấu với biểu tượng 3 cây lọng tượng trưng cho Tam Tạng.
Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 3
Năm 55 tuổi (2009) chính phủ dâng lên Ngài Trưởng Lão Tam Tạng X, Tôn giả Sundara, danh hiệu Tipiṭakadhara Dhammabhaṇḍāgārika (Bậc Thông thuộc Tam Tạng, Bậc Giữ gìn kho tàng pháp bảo của Đức Phật Gotama). Đây cũng là danh hiệu tột cùng trong pháp học Phật giáo (Pariyattisāsana).
Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 4
Trong 7 ngày diễn ra khóa thiền tại chùa Tiêu Dao, các thiền sinh đã được truyền giới, hướng dẫn thiền tọa, thiền hành, rải tâm từ, quy y Tam Bảo, thọ trì 5 giới, dưới sự hướng dẫn của Ngài Tam Tạng thứ X và sự chuyển ngữ của sư Thiện Đức.
Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 5
Đặc biệt, các thời tháp thoại và vấn đáp thiền được bố trí trong tất cả các ngày, mang đến cho các thiền sinh cơ hội được tiếp xúc sâu với các giáo lý và thực hành thiền niệm hơi thở, niệm thọ theo Kinh điển Pāli với phương châm: Xúc – Tri – Niệm.
Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 6
Sư Thiện Đức đảm nhận vai trò chuyển ngữ trong toàn bộ khóa thiền. Sư Thiện Đức xuất gia năm 13 tuổi tại chùa Tây Thiên (TP Huế) và tu học tại chùa Bửu Long, TP Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Ngài Viên Minh (Viện Chủ chùa Bửu Long) và Ngài Hộ Pháp (Aggamahāpaṇḍita – Bậc Đại thiện trí cao thượng). Năm 1998, dưới sự dẫn dắt của Ngài Hộ Pháp, sư trở thành vị xuất gia trẻ nhất trong nhóm Tăng ni đầu tiên của Việt Nam xuất dương du học tại trường Đại học Hoằng dương Phật giáo Nguyên thuỷ Myanmar, trong khóa đào tạo cử nhân Phật Pháp ngay trong Quốc tế (International Theravāda Buddhist Missionary University-ITBMU), Yangon, năm đầu tiên trường được thành lập. Tại ngôi trường này, Sư đã tu học và lần lượt tốt nghiệp các văn bằng Cử nhân Phật pháp (BA in Buddha Dhamma) vào năm 2001, Thạc sĩ Phật Pháp (MA in Buddha Dhamma) vào năm 2005, và hoàn thành xuất sắc chương trình Tiến sĩ Phật pháp (PhD in Buddha Dhamma) vào năm 2018. Trải qua gần 20 năm tu học trên đất nước Phật giáo Myanmar, sư Thiện Đức không chỉ thành tựu trong các bằng cấp học vị đã được xác chứng, mà còn trở thành người thành thạo 2 ngoại ngữ – tiếng Miến và tiếng Anh, ngoài vốn Pāli đọc hiểu Chánh Tạng (Pāli), Chú giải (Aṭṭhakathā) và Phụ chú giải (Ṭīkā).
Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 7
Khóa thiền thu hút thiền sinh đến từ nhiều tỉnh thành, với đủ các độ tuổi khác nhau. Ai cũng chú tâm thực hành để cảm nhận được niềm an lạc với hương vị của thiền. Phật tử Vũ Thị Oanh (63 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Khi vào khóa Thiền thì Ngài có những hướng dẫn rất là cụ thể. Ngài đã có cả pháp học pháp hành, thành ra dễ hiểu và dễ cảm nhận. Và khi mà Ngài giảng lên là những lời nói của Ngài để nó thẩm thấu trong người mình, cảm giác như mình được lĩnh hội pháp của tâm từ của Ngài tỏa ra. Rất là nhiều cái lợi lạc cho bản thân mình tu tập”. Còn Phật tử Nguyễn Văn Hậu (29 tuổi, Thái Bình) bày tỏ: “Và hy vọng rằng là không chỉ có một khóa thiền này mà sẽ có nhiều khóa thiền khác nữa sẽ được tổ chức tại Hà Nội cũng như là các tỉnh khác trong đất nước Việt Nam để cho Phật tử có nhân duyên đến để tu tập và phát triển về Giới Định Tuệ của mình.”
Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 8
Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 9
Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 10
Để có một khóa thiền nhiều lợi lạc, còn là sự hộ trì thầm lặng với tâm niệm phụng sự chúng sinh chính là cúng dường chư Phật của các cô chú nhà bếp, các anh chị tình nguyện viên đến từ Hà Nội và nhiều tỉnh thành xa xôi, đặc biệt là của Tăng chúng chùa Tiêu Dao. Tất cả đều hoan hỷ với tâm niệm: Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật.
Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 11
Phật tử thành kính cúng dường trai Tăng tại khóa thiền.
Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 12
Không chỉ hoan hỷ nhận lời thỉnh mời của các Phật tử đi sang Việt Nam để dạy thiền, hướng dẫn tu tập đúng theo lời Đức Phật dạy, Tôn giả Sundara còn đến với nhiều nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ… giúp nhiều người có được chánh kiến, lợi lạc và an vui trong chánh pháp. Nếu không đi được thì Ngài thuyết pháp và hướng dẫn thiền trực tuyến thông qua nền tảng zoom.
Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 13
Là bậc long tượng trong Phật giáo, với nhiều cống hiến to lớn cho pháp học và pháp hành, năm 2021 chính phủ Myanmar đã kính dâng Ngài danh hiệu cao quý “Aggamahāpaṇḍita” (Bậc Đại thiện trí cao thượng) để bày tỏ sự biết ơn và ghi nhận công hạnh cũng như trí tuệ của Ngài trong việc bảo tồn và giảng dạy Phật pháp đúng theo tinh thần của Đức Phật, mang lại nhiều lợi lạc, bình an và tấn hoá cho cộng đồng Phật tử tại Myanmar và nhiều nước trên thế giới.
Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội) 14
Mỗi cơ hội được diện kiến, đảnh lễ, hộ độ, nghe pháp, hành thiền và thân cận với một Bậc Đa văn xuất chúng luôn là những đại phước duyên ý nghĩa dành tặng cho mỗi người con Phật trên hành trình tu học tinh tấn, hướng đến sự an lạc và gieo trồng những điều hướng thượng, hướng thiện cho cuộc đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Triển lãm “Thủy Mặc & Thư Đạo” của Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh và thư pháp Hòa thượng Giới Đức

Media 12:01 16/03/2025

Chiều 14/3 (15/2 năm Ất Tỵ), tại chùa Huyền Không Sơn Thượng (Huế) đã diễn ra Lễ khai mạc tranh thủy mặc của Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh và thư pháp của Hòa thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) với sự tham dự của chư Tăng Ni, Phật tử và người yêu nghệ thuật.

Thanh thoát hình ảnh Tăng Ni ngồi nghe pháp, khất thực, thọ trai, trà đàm

Media 12:09 13/03/2025

Như Cổng thông tin Phật giáo - Phatgiao.org.vn đã đưa tin, gần 100 Tăng Ni giảng sinh lớp Đào tạo Giảng sư khu vực phía Bắc khóa II vừa hoàn thành khóa tu xuất sĩ tại chùa Vạn Phúc (xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Tượng Phật ở Tiền Giang trong 10 tượng Phật ấn tượng thế giới

Media 13:28 12/03/2025

Tượng Phật ở chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang được tạp chí Wanderlust của Anh bình chọn trong top tượng Phật có kích thước khổng lồ ấn tượng thế giới.

Ấn tượng lễ đúc Đại hồng chung và cất nóc Tổ đường tại chùa Anh Linh (Hà Nam)

Media 09:36 12/03/2025

Tiếng chuông chùa, không chỉ là âm thanh vang vọng giữa không gian, mà còn là một pháp âm vang vọng khắp không gian, kết nối chúng ta với cõi Phật. Những ngày đầu tháng 3 vừa qua, tại Anh Linh Thiền Tự (Hà Nam) - sau 300 năm vắng bóng, tiếng chuông đã trở lại, mang theo niềm hoan hỷ và sự bình yên.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo