Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 22/01/2020, 12:24 PM

Đóng góp của các thương gia trong sứ mệnh hoằng dương Phật pháp

Những đóng góp nổi bật nhất của giới thương gia xuyên suốt lịch sử hoằng pháp của Phật giáo Ấn Độ là xây dựng chùa tháp làm cơ sở hoằng pháp và hỗ trợ phương tiện đưa các nhà truyền giáo đến những vùng đất mới để truyền bá Chánh pháp.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật 

Bài liên quan

Ngay từ những trang đầu của lịch sử Phật giáo đã ghi nhận những công đức của họ. Sử Phật giáo ghi lại rằng sau khi chứng đắc Vô thượng Bồ-đề, Đức Phật lưu lại Bồ Đề Đạo Tràng thêm 7 tuần. Trong thời gian này, hai thương buôn Trapusha và Bhallika cùng với hàng trăm tùy tùng đã có duyên lành diện kiến Đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng. Họ dâng cúng vật thực lên Đức Phật và nguyện làm Phật tử tại gia. Để tăng thêm tín tâm cho họ, Đức Phật trao tặng hai thương gia này một ít tóc của Ngài. Với lòng thành kính của Phật tử tại gia, họ đã xây tháp cúng dường xá-lợi Phật tại quê hương của họ. Đây có thể được xem lại những bảo tháp đầu tiên của Phật giáo.

Theo lời Phật dạy trong kinh Đại bát Niết-bàn thuộc kinh Trường bộ, xây dựng bảo tháp tôn thờ xá-lợi Phật là một trong những phận việc mà người Phật tử tại gia cần làm để không những tăng trưởng tín tâm cho chính họ mà còn làm tăng trưởng tín tâm cho nhiều người xung quanh. Như vậy, việc xây tháp cúng dường của hai thương gia này cũng là một hình thức phổ biến Phật giáo.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Và những trang sử đầu của lịch sử hoằng pháp cũng ghi lại những sự đóng góp của giới doanh nhân. Đó là những đóng góp của các thương gia tại thành phố Ba-la-nại (Varanasi), một trung tâm kinh tế lớn của Ấn Độ cổ đại và nơi Tam bảo được thành lập và bánh xe Chánh pháp được vận chuyển. Như chúng ta đã biết, vâng lời dạy của Đức Phật, 60 thầy Tỳ-kheo A-la-hán đầu tiên, trong đó có Tôn giả Da Xá và 54 bạn thân của Tôn giả,  đã rời vườn Lộc Uyển du hóa trong nhân gian vì lợi ích của số đông. Công cuộc hoằng hóa của quý ngài và Tăng đoàn Phật giáo được sự hỗ trợ rất nhiều từ những gia đình thương gia thành Ba-la-nại trong đó có gia đình của 55 Tôn giả thành Ba-la-nại.

Bài liên quan

Nhờ vậy, mặc dù Đức Phật ít trở lại thành Ba-la-nại nhưng Phật giáo Ba-la-nại cũng phát triển nhanh, là một trong sáu trung tâm lớn của Phật giáo như lời đề cập của Tôn giả A Nan để thỉnh cầu Đức Phật vào Niết-bàn tại những trung tâm Phật giáo lớn này. Lịch sử hoằng pháp của Phật giáo về sau cũng ghi nhận nhiều đóng góp của giới thương gia thành Ba-la-nại trong suốt thời gian hơn 1.000 năm Phật giáo phát triển tại Ba-la-nại.

Từ Ba-la-nại (Varanasi), Phật giáo được truyền đến và phát triển sâu rộng tại hầu hết các đô thị lớn của những quốc gia giàu mạnh nhờ tận dụng sự phát triển của kỹ nghệ đồ sắt để khai thác tiềm năng kinh tế dọc theo hạ lưu sông Hằng. Những thương gia Phật tử, trực tiếp hoặc gián tiếp, tiếp tục đóng góp cho sứ mệnh truyền bá và phát triển Phật giáo ở những đô thị lớn này. Trong số những thương gia Phật tử, nổi bật nhất là Trưởng giả Cấp Cô Độc của kinh thành Xá-vệ. Sau khi quy y Tam bảo, ông phát nguyện hộ trì Tam bảo. Công đức hộ trì Tam bảo của ông rất lớn và rất nhiều. Một trong những công đức đó là sự kiện ông đã sẵn lòng mua toàn bộ khu vườn của Thái tử Kỳ Đà bằng cách lót vàng để xây tinh xá dâng cúng lên Đức Phật và chúng Tăng. Và như ước nguyện của ông, tịnh xá Kỳ Hoàn này đã trở thành một trong những trung tâm sinh hoạt tôn giáo lớn nhất của Phật giáo. Hơn phân nửa số bài kinh của kinh tạng Nikaya và nhiều giới luật của Tỳ-kheo được Đức Phật giảng dạy và thuyết chế tại tịnh xá này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau Phật diệt độ, Phật giáo tiếp tục phát triển và truyền rộng khắp Ấn Độ và truyền sang các nước Á-Âu. Trong suốt nhiều thế kỷ trước và sau Tây lịch, Phật giáo luôn là một trong những tôn giáo chính, có nhiều giai đoạn, là tôn giáo chính tại Ấn Độ. Trong thời gian Phật giáo phát triển này, chúng ta thấy rằng những trung tâm lớn của các bộ Phật giáo thường phát triển ở những trung tâm kinh tế lớn hoặc trên những trục lộ giao thương giữa các tiểu vương quốc ở Ấn Độ. Những chi phái của Đại chúng bộ, Hữu bộ và Đại thừa được thành lập và phát triển ở Tỳ-xá-ly (Vaiśāli), trung tâm kinh tế của triều đại Nanda; ở thành Hoa Thị (Pataliputra), trung tâm kinh tế của triều đại Khổng Tước (Maurya); ở Gandhara và Kashmir, những trung tâm kinh tế của triều đại Kusāṇa (vua Kaniska). Hoặc ở Nam Ấn, những quần thể hang động Phật giáo ở Auragabad  hay Mumbai và những tu viện lớn của Đại chúng bộ và Đại thừa ở Amarāvati và Nāgārjunakoṇḍa đều nằm gần những trung tâm kinh tế của triều đại Śātavāhana hoặc trên trục lộ giao thương. Sự phát triển Phật giáo gắn liền với những trung tâm kinh tế cho thấy sự gắn kết giữa Phật giáo và các thương gia. Bia ký và lịch sử của những trung tâm Phật giáo này ghi lại nhiều đóng góp của các thương gia giàu có tại địa phương cũng như những thương gia vãng lai.

Không chỉ hỗ trợ để phát triển Phật giáo trong nước, các thương gia còn hỗ trợ các Tăng sĩ để truyền bá Phật giáo sang các nước. Lịch sử Phật giáo chỉ ghi nhận những đoàn truyền giáo được gửi ra nước ngoài bởi vua A Dục khoảng 200 năm sau Phật diệt độ. Ngoài những đoàn truyền giáo được hỗ trợ bởi vua A Dục, phần lớn các đoàn truyền giáo khác thường được hỗ trợ bởi các thương gia mặc dù lịch sử ít ghi nhận trực tiếp những đóng góp này. Phật giáo được truyền từ Ấn Độ sang khắp nước châu Á bằng hoặc đường thủy hoặc đường bộ. Đường thủy thường xuất phát từ các hải cảng phía Đông Ấn hoặc phía Đông nam Ấn Độ. Đường bộ thường xuất phát từ các trung tâm kinh tế lớn ở Tây bắc Ấn đi qua Con đường Tơ lụa và đến Trung Hoa. Bằng đường biển, các nhà hoằng pháp Phật giáo thường đi trên các thương thuyền của các thương gia Phật tử và mang Phật giáo đến các nước như Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Combodia, Việt Nam và cả Trung Quốc. Bằng đường bộ, các nhà truyền giáo được sự hỗ trợ của thương gia Phật tử đi trên những đoàn xe để mang Phật giáo đến hầu hết các nước Trung Á và sau đó đến Trung Hoa.

Bài liên quan

Phật giáo đã có mặt tại nhiều quốc gia châu Á từ thế kỷ thứ nhất trước và sau Tây lịch. Tuy Phật giáo đã có mặt tại các quốc gia này, nhưng rất ít sử liệu ghi lại sự hiện diện của các Tăng sĩ truyền giáo. Vì vậy, có thể thời gian đầu, Phật giáo được mang đến nhiều quốc gia châu Á bởi các thương gia Phật tử. Có thể rằng trong thời gian lưu trú ở các quốc gia này chờ ngày thuận gió để căng buồm trở về Ấn Độ, các thương gia Phật tử thành lập đạo tràng nho nhỏ để tu tập, và thỉnh thoảng hướng dẫn tụng đọc kinh Phật và giảng dạy giáo lý cho những người bản địa mà họ quen biết. Trong những lần như vậy, họ cảm thấy người dân nơi đây cũng có duyên với Phật pháp nhưng với khả năng giới hạn của Phật tử tại gia, họ không thể phát triển Phật giáo ở những nơi đó, nên trong những chuyến thương buôn kế tiếp, họ đã thỉnh mời các nhà hoằng pháp mang Phật giáo đến những nơi ấy. Và những nhà hoằng pháp Phật giáo đã theo những đoàn thương buôn, hoặc bằng đường bộ hoặc bằng đường thủy đến những quốc gia mới để hoằng pháp độ sinh.

Tuy nhiên, những đóng góp nổi bật nhất của các thương gia là xây dựng chùa tháp và tôn tạo hình tượng Phật và Bồ-tát. Lịch sử ghi lại và nhiều nơi vẫn còn dấu tích cho thấy các thương gia Phật tử đã tôn tạo rất nhiều chùa tháp, hang động và hình tượng Phật và Bồ-tát tại nhiều nơi trên Con đường Tơ lụa xuyên Á-Âu và một số nơi trên những quần đảo thuộc các quốc gia Đông Nam Á. Có thể không phải tất cả trong số họ nghĩ là họ đang làm nhiệm vụ truyền bá Chánh pháp. Nhiều trong số họ tôn tạo tượng Phật, Bồ-tát và xây dựng chùa tháp chỉ để tu tạo công đức cầu sự bình an cho những chuyến buôn xa nhiều hiểm nguy của họ. Nhưng dù là vậy, những việc làm của họ cũng là những đóng góp rất lớn trong sứ mệnh truyền bá Chánh pháp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, có một câu hỏi được một số người nêu ra là, tại sao giới thương gia lại nhiệt tâm hỗ trợ cho sứ mệnh phát triển và truyền bá Phật giáo? GS. Sree Padma đưa ra một số lý do để trả lời cho câu hỏi này. Theo GS. Sree Padma, sự hỗ trợ của họ, ngoài những lý do tôn giáo như tích tạo phước đức…, còn có lý do kinh tế. Thứ nhất, Phật giáo chủ trương xóa bỏ giai cấp. Vì vậy, họ là những tín đồ Phật giáo thì họ dễ dàng tiếp xúc với những đối tác kinh tế thuộc nhiều tầng lớp Phật tử khác nhau từ vua quan cho đến nông dân. Sự quan hệ vừa có tính thương mại vừa có tính tôn giáo giúp họ tạo được sự tin tưởng hơn cho đối tác thương mại của  họ. Thứ hai, các thương gia tôn tạo nhiều chùa tháp ở những trung tâm kinh tế lớn hay trên trục lộ giao thương, bên cạnh lý do tôn giáo, còn muốn chứng tỏ với mọi người rằng họ là những người không phải chỉ giàu có về vật chất, mà còn giàu có về tâm linh. Và thứ ba, cũng theo GS. Sree Padma, nhiều tháp lớn được xây dựng ở những địa điểm trọng yếu trên trục lộ giao thương, đặc biệt là những tháp lớn gần những con sông lớn hay bờ biển cũng để làm tín hiệu xác định phương hướng cho những thương thuyền, và nhiều tu viện lớn được xây dựng tại những giao trục thương mại, cũng giúp cho các đoàn thương buôn có chỗ dừng nghỉ để tiếp tục những chuyến buôn xa. 

Bài liên quan

Theo chúng tôi, những đóng góp của giới thương gia có thể có lý do kinh tế hoặc quảng bá thương hiệu nhưng phần lớn việc làm của họ là vì lý do tôn giáo. Và những lý do kinh tế, nếu có, chỉ có ở những vùng hay quốc gia mà Phật giáo đã phát triển và là tôn giáo lớn. Còn sự đóng góp của họ để Phật giáo được truyền đến và phát triển ở những vùng đất mới hoàn toàn là vì lý do tôn giáo.

Tóm lại, có thể nói rằng tầng lớp thương gia Phật tử đóng góp rất nhiều cho sứ mệnh phát triển Phật giáo tại Ấn Độ và truyền bá Phật giáo sang các nước. Tuy nhiên, mẫu người thương gia hộ trì Chánh pháp lý tưởng là mẫu người không chỉ hộ trì Tam bảo bằng cách cúng dường tài vật, mà còn hộ trì Tam bảo bằng cách tu tập theo lời dạy của Phật. Điển hình là Trưởng giả Cấp Cô Độc. Ông không chỉ là một thương gia giàu có nhất kinh thành Xá-vệ và là một trong những Phật tử tích tạo nhiều công đức nhất trong lịch sử Phật giáo, mà còn là một trong số những Phật tử tại gia chứng đắc quả vị tâm linh cao nhất, quả vị Tu-đà-hoàn, một trong bốn Thánh quả Thanh văn. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm