Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/01/2020, 07:24 AM

Sự hồi sinh của Phật giáo Ấn Độ

Với tinh thần phục hưng Phật giáo tại đất nước Ấn Độ ngày càng phát triển, chúng ta kỳ vọng trong tương lai, Phật giáo Ấn Độ sẽ tạo được nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân Ấn tìm được lời dạy quý báu của Đức Phật để áp dụng trong cuộc sống của chính họ.

>>Kiến thức

Khi Đức Phật nhập diệt, Ngài có huyền ký rằng giáo pháp Phật sẽ trải qua 500 năm là thời Chánh pháp, 500 năm là thời tượng pháp và 1.000 năm là thời mạt pháp.  

Sau khi Đức Phật vắng bóng trên cuộc đời, trong khoảng thời gian 500 năm đầu, đa số các Tỳ-kheo còn giữ nguyên hạnh khất thực đầu đà theo tinh thần Phật dạy.

Sau khi Đức Phật vắng bóng trên cuộc đời, trong khoảng thời gian 500 năm đầu, đa số các Tỳ-kheo còn giữ nguyên hạnh khất thực đầu đà theo tinh thần Phật dạy.

Bài liên quan

Sau khi Đức Phật vắng bóng trên cuộc đời, trong khoảng thời gian 500 năm đầu, đa số các Tỳ-kheo còn giữ nguyên hạnh khất thực đầu đà theo tinh thần Phật dạy. Nhưng sang 500 năm thứ hai, chúng ta thấy Phật giáo Đại thừa phát triển rất mạnh, trong đó có những vị nổi danh như các vị Bồ-tát Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân… Và cũng từ đó, Phật giáo bắt đầu mở rộng về hướng Trung Đông, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, với nét đặc trưng là Phật giáo bản địa đã kết hợp với nền văn hóa truyền thống của các dân tộc mà tạo thành sự phát triển rực rỡ của Phật giáo Đại thừa. 

Trong khi đó, Phật giáo gốc ở Ấn Độ lại nảy sanh tình trạng tranh chấp giữa Phật giáo và Bà-la-môn giáo, sau cùng dẫn đến sự chỉ trích giữa Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa. Điều sai lầm này của giới Phật giáo Ấn Độ cho thấy ý nghĩa giải thoát trong đạo Phật đã bị lu mờ và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho quần chúng Ấn Độ mất tín tâm, khiến họ quay về đạo gốc của họ là Bà-la-môn giáo đặt nền tảng trên sự cầu nguyện. Có thể nói kể từ đó, Phật giáo Ấn Độ suy yếu dần, cho đến khi các đạo quân của Hồi giáo tràn vào xâm chiếm Ấn Độ và tàn phá các Thánh tích Phật giáo, sát hại các Tăng sĩ Phật giáo.

Khi Đức Phật nhập diệt, Ngài có huyền ký rằng giáo pháp Phật sẽ trải qua 500 năm là thời Chánh pháp, 500 năm là thời tượng pháp và 1.000 năm là thời mạt pháp.

Khi Đức Phật nhập diệt, Ngài có huyền ký rằng giáo pháp Phật sẽ trải qua 500 năm là thời Chánh pháp, 500 năm là thời tượng pháp và 1.000 năm là thời mạt pháp.

Bài liên quan

Đến thế kỷ XIII đã xảy ra sự việc đúng với điều Đức Phật dạy trong kinh điển rằng sau khi Phật nhập diệt, có những nơi mà tên Tam bảo còn không được nghe đến, biết đến. Thật vậy, ở Ấn Độ, người dân Ấn hoàn toàn không biết gì về Phật giáo, trong lúc đó Phật giáo Đại thừa lại phát triển rất mạnh ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc…

Đến khi đất nước Ấn Độ được độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của người Anh, cố Thủ tướng Nerhu là một trong những người có công lớn đã quan tâm đặc biệt đến Phật giáo; vì ngài nhận thấy rằng nguồn cội của Phật giáo phát xuất từ Ấn Độ, từ đó giáo pháp của Đức Phật đã lan tỏa đến nhiều quốc gia mà đến nơi nào Phật giáo cũng đã phát triển rực rỡ tạo thành nét đẹp đặc thù của văn hóa nơi đó, cũng như xây dựng được nếp sống hiểu biết, an vui, hạnh phúc cho đại đa số quần chúng, vậy mà người dân Ấn lại không hề biết đến Phật giáo, quả thực là đáng thương.

Ý tưởng phục sinh Phật giáo Ấn Độ cũng từ đó được phát triển mạnh mẽ và rộng lớn, đã thúc đẩy Chính phủ Ấn Độ quyết định thành lập Đại học Phật giáo ở Nalanda.

Ý tưởng phục sinh Phật giáo Ấn Độ cũng từ đó được phát triển mạnh mẽ và rộng lớn, đã thúc đẩy Chính phủ Ấn Độ quyết định thành lập Đại học Phật giáo ở Nalanda.

Bài liên quan

Vì vậy, năm 1956, cố Thủ tướng Nerhu đã tổ chức hội nghị thế giới tại New Delhi quy tụ các vị đại biểu của các nước theo Phật giáo để kỷ niệm 2.500 năm Đức Phật nhập diệt. Với sự kiện trọng đại này, cùng với đại biểu của các quốc gia bạn, Hòa thượng Tố Liên đã đại diện cho Phật giáo Việt Nam sang Ấn Độ tham dự hội nghị và ngài trở về phổ biến tinh thần phục hồi Phật giáo Ấn Độ của cố Thủ tướng Nerhu đề xướng. Và đây chính là lần đầu tiên người dân Ấn Độ mới biết Phật giáo, mới biết Đức Phật đã ra đời ở đất nước họ từ 2.500 năm qua, mới biết sự hiện hữu của một đấng Toàn giác mà cả nhân loại phải kính ngưỡng. Và đây cũng là lần đầu tiên có một lễ quy y tập thể tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng cho nửa triệu người Ấn thuộc thành phần cùng đinh được phước duyên sống theo lời dạy của Đức Phật.

Ý tưởng phục sinh Phật giáo Ấn Độ cũng từ đó được phát triển mạnh mẽ và rộng lớn, đã thúc đẩy Chính phủ Ấn Độ quyết định thành lập Đại học Phật giáo ở Nalanda. Hòa thượng Thích Minh Châu lúc đó đã được Tổng hội Phật giáo Việt Nam gởi sang học ở Nalanda. 17 năm sau, tốt nghiệp học vị Tiến sĩ, ngài đã trở về Việt Nam và phát triển tinh thần giáo dục theo Nalanda để thành lập Đại học Vạn Hạnh.

Khách hành hương khắp nơi trên thế giới mới tìm đến Bồ Đề Đạo Tràng và người Ấn mới nhận thấy đây là một cơ hội tốt đẹp cho họ tổ chức các chuyến du lịch văn hóa và tâm linh nơi đất Ấn

Khách hành hương khắp nơi trên thế giới mới tìm đến Bồ Đề Đạo Tràng và người Ấn mới nhận thấy đây là một cơ hội tốt đẹp cho họ tổ chức các chuyến du lịch văn hóa và tâm linh nơi đất Ấn

Bài liên quan

Có thể nói một số du học Tăng khác từ các nước Thái Lan, Tích Lan… cũng xuất thân từ Đại học Nalanda ý thức được tinh thần hòa hợp giữa các nước theo Phật giáo, để từ đó tạo thành ý thức rộng lớn trong việc đóng góp cho công cuộc phục hưng Phật giáo Ấn Độ. Và sự hồi sinh Phật giáo Ấn Độ càng trở nên mãnh liệt hơn khi Chính phủ Ấn Độ quyết định cấp đất cho các quốc gia theo Phật giáo đến xây dựng các ngôi chùa tiêu biểu cho Phật giáo của từng quốc gia tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đại diện cho Phật giáo Việt Nam là chùa Việt Nam Phật Quốc tự do Hòa thượng Huyền Diệu xây dựng đầu tiên tại nơi này. Sau đó, các nước theo Phật giáo cũng tuần tự xây dựng các ngôi chùa chung quanh Bồ Đề Đạo Tràng.

Từ đó, khách hành hương khắp nơi trên thế giới mới tìm đến Bồ Đề Đạo Tràng và người Ấn mới nhận thấy đây là một cơ hội tốt đẹp cho họ tổ chức các chuyến du lịch văn hóa và tâm linh nơi đất Ấn; đồng thời, họ cũng tạo ra các sản phẩm mang tinh thần Phật giáo dùng làm kỷ vật lưu niệm cho khách hành hương. Ngày nay, số lượng khách hành hương đến chiêm bái Bồ Đề Đạo Tràng và các Thánh tích Phật giáo Ấn Độ ngày càng nhiều hơn. Hiện nay, người dân Ấn quy y theo đạo Phật tuy có gia tăng, nhưng cũng chỉ là một con số quá khiêm tốn so với một tỷ dân Ấn Độ.

Với tinh thần phục hưng Phật giáo tại đất nước Ấn Độ ngày càng phát triển, chúng ta kỳ vọng trong tương lai, Phật giáo Ấn Độ sẽ tạo được nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân Ấn tìm được lời dạy quý báu của Đức Phật để áp dụng trong cuộc sống của chính họ.

Với tinh thần phục hưng Phật giáo tại đất nước Ấn Độ ngày càng phát triển, chúng ta kỳ vọng trong tương lai, Phật giáo Ấn Độ sẽ tạo được nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân Ấn tìm được lời dạy quý báu của Đức Phật để áp dụng trong cuộc sống của chính họ.

Bài liên quan

Tóm lại, với tinh thần phục hưng Phật giáo tại đất nước Ấn Độ ngày càng phát triển, chúng ta kỳ vọng trong tương lai, Phật giáo Ấn Độ sẽ tạo được nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân Ấn tìm được lời dạy quý báu của Đức Phật để áp dụng trong cuộc sống của chính họ, giúp họ thăng hoa được đời sống tâm linh và phát triển được đời sống vật chất.

Ngoài ra, thiết nghĩ Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới cần rút ra bài học kinh nghiệm quá đắt của Phật giáo Ấn Độ xưa kia, rằng không bao giờ cho phép chúng ta rời khỏi tinh thần giải thoát của Đức Phật; vì xa rời nếp sống giải thoát là ngọn lửa châm ngòi cho sự bùng nổ mọi việc tranh chấp, dẫn đến những thảm họa và Phật giáo sẽ tự diệt vong. Chắc chắn đó không phải là con đường sáng suốt và từ bi của Đức Phật vạch ra cho tất cả hàng đệ tử nối bước dấu chân Ngài trên thế gian này.

Nguyệt san Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (1)

Kiến thức 16:00 22/04/2024

Kinh Pháp Hoa, còn gọi là “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa” (có tên đầy đủ là “Giáo Bồ tát pháp Phật sở hộ niệm Diệu pháp Liên hoa kinh”) ra đời vào thời Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ, được xem là tinh hoa, đỉnh cao của triết lý Đại Thừa.

Những hình thức sinh và tử

Kiến thức 10:18 22/04/2024

Pháp thập nhị nhân duyên dùng những danh từ kỹ thuật tế nhị để diễn tả tiến trình sinh tử và dạy rằng hiện tượng chết phát sinh do một trong bốn nguyên nhân sau đây:

Tu là việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp từ xấu thành tốt

Kiến thức 09:00 22/04/2024

Chữ 'tu' trong đạo Phật không chỉ đơn thuần là việc tu hành, mà nó còn có một ý nghĩa sâu sắc hơn. Chữ 'tu' là một khái niệm quan trọng về việc sửa đổi và cải thiện ba nghiệp của con người - thân, khẩu, ý - từ xấu thành tốt.

Ý nghĩa chữ tu

Kiến thức 08:30 22/04/2024

Là đệ tử của Đức Phật, chúng ta đi theo lộ trình của Phật đã đi và thể hiện trong cuộc sống những giáo pháp mà Ngài truyền trao cho chúng ta.

Xem thêm