Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/11/2021, 16:19 PM

Dòng sông tâm thức: Đạo Phật (II)

Ra đời đã hai mươi lăm thế kỷ nay, Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Suốt trong khoảng thời gian dài này, nhằm hòa nhập vào các nền văn minh và xã hội khác nhau, Phật giáo đã chuyển biến nhiều trong hình thức và phương cách hành đạo của mình.

VIII- Giái trị của nhân loại và sự cực lạc của con người                                                                                                             

"Ðược sinh làm người là khó" và chỉ con người mới có thể thành Phật. Khổ đau và hạnh phúc trong đời người đều là những điều kiện tiên quyết cho phép con người hiểu được thực tế của cuộc đời và thực hiện lý tưởng của mình, trong khi các chúng sinh thuộc cõi thấp như các loài vật quá khổ đau và các chúng sinh cõi trời quá sung sướng không thể bước vào cuộc sống tâm linh.

Ðây là lý do tại sao chư Phật luôn luôn xuất hiện trong cõi người. Mặt khác, dù được hình thành bởi các khuynh hướng xấu (tham, sân, si) con người vẫn luôn luôn giữ được khuynh hướng tốt (vô tham, vô sân, vô si). Với những khuynh hướng tích cực, con người có thể biến thành một hửu thể từ bi, quảng đại và trí tuệ.

Một cách tiềm tàng, con người vẫn có cái tâm thức phát sáng làm căn bản cho sự giáo dục và tu tập, như đức Phật đã dạy: "Này các Tỳ-kheo, cái Tâm này là sáng sủa, nhưng nó bị dơ bẩn vì những bất tịnh, đến từ bên ngoài. Tuy nhiên, các phàm nhân chưa được giáo dục, không hiểu nó như thế. Vì vậy nên Ta tuyên bố rằng, các phàm nhân chưa được giáo dục, chưa có sự tu tập tâm thức. Này các Tỳ-kheo, cái tâm này thì sáng sủa và nó được gột sạch các bất tịnh từ bên ngoài đến. Các đệ tử cao thượng được giáo dục hiểu nó như thế. Vì vậy nên Ta tuyên bố rằng, đối với các đệ tử cao thượng được giáo dục, có sự tu tập tâm thức".

Trong cùng ý ấy, Phật giáo Ðại thừa (Mahâyâna) cho rằng mỗi hữu thể người là một Phật đang thành (Như Lai Tạng-Tathâgatagarbha). Như thế, do nỗ lực (viriya), do ý chí cá nhân (attarika) được hướng dẫn bởi mong ước cao thượng (chanda), một người có thể thâm nhập tính năng động sáng tạo, phát triển mọi khả năng của tình thương, của thiện tâm, của chánh kiến và của chánh tinh tấn để trở thành một "con người thực sự" hay một Thánh nhân.

Do đó, sự truy tầm tâm linh là cần thiết, và những kinh nghiệm của hàng trí giả rất có ích cho mọi người:

"Không làm các điều ác,

Thành tựu các việc lành,

Tanh tịnh tâm ý mình,

Là đạo lý các Phật".

(Pháp Cú 183)

Chết là một hiện tượng cũng bình thường như sinh ra.

Chết là một hiện tượng cũng bình thường như sinh ra.

Tu tập và làm thanh tịnh, đấy là đời sống Phật giáo mà mục đích là giác ngộ và giải thoát hay đạt Niết-bàn, sự an lạc tối thượng khó hiểu nhưng được hàng trí giả nhận biết:

"Như thế, này các Bà-la-môn, đối với bậc trí giả, Niết-bàn có thể thấy được trong đời này, ngay tức khắc, thu hút, hấp dẫn và có thể hiểu được".

Niết-bàn là một cảnh giới siêu việt, vì thế Niết-bàn khác lạ với tất cả những gì của thế giới khổ đau.

Câu chuyện con cá và con rùa, sau đây có thể minh họa, trong chừng mức nào đó, sự hiện hữu "phi luận lý" của cái tuyệt đối có tính vô ngã này:

Ngày xưa, có một con cá không biết gì khác ngoài nước trong đó nó đang sống. Một hôm đang nhởn nhơ bơi lội trong hồ tình cờ gặp anh bạn cũ là con rùa vừa đi chơi trên đất về.

- Chào anh - cá nói. Ðã lâu không gặp anh, anh đi đâu về đấy?

- Ồ - rùa đáp - tôi vừa du ngoạn trên đất khô về.

- Trên đất khô à ? Thế nghĩa là gì ? Tôi chưa bao giờ thấy cái gì như vậy. Thế ra có một chỗ đất khô à? Tôi nghĩ rằng điều anh nói là không thực.

- Nếu anh muốn tin như thế thì cũng được thôi, chẳng ai ngăn cản anh đâu. Nhưng điều chắc chắn là chính tôi vừa từ chỗ đất khô trở về.

- Này anh bạn. Hãy thử tả rõ cho tôi biết những gì anh đã thấy trong cuộc du ngoạn của anh. Xin anh nói cho tôi nghe đất giống như cái gì. Ðất có ẩm ướt không? Tôi e rằng anh chẳng lô-gích đấy!

- Không, đất không ẩm ướt.

- Thế thì nó mát hay lạnh?

- Nó không mát cũng không lạnh.

- Thế nó có trong để ánh sáng xuyên qua nó không?

- Không, nó không trong và ánh sáng không thể xuyên qua nó được.

- Nó có mềm nhuyễn để tôi có thể bơi lội thoải mái không?

- Không, nó không mềm nhuyễn và anh không thể bơi lội trong đất được.

- Nó có chảy thành dòng không?

- Không, nó không chảy và không tạo thành dòng.

- Nó có nhô lên và tạo thành sóng trắng không?

- Không, đất không nhô lên mà cũng không tạo thành sóng trắng.

Nghe vậy, cá thôi không hỏi rùa nữa và ngạo nghễ vặn lại:

- Tôi đã bảo với anh rằng đất không có. Khi tôi hỏi anh đất giống cái gì, anh đã không nêu rõ cho tôi được gì có ích cả. Vậy là không có đất. Ðừng lừa dối tôi nữa bạn ạ !

- Ðược, nếu anh tin rằng không có đất thì anh có lý của anh. Tuy nhiên, nếu một kẻ nào khác ngoài tôi làm cho anh chấp nhận được rằng có sự hiện hữu của đất thì lúc đó anh sẽ cùng tôi nhận định rằng anh hiện là một anh cá ngu đần.

Cũng thế, Phật giáo khẳng định rằng có khổ, nhưng cũng có khổ diệt.

IX - Sự chết

Rõ ràng rằng con người do điều kiện tạo ra (duyên sinh) cũng như mọi sự vật, do đó con người là vô ngã và vô thường. Cũng như vũ trụ, con người thay đổi không ngừng. Không có sự hiện hữu, chỉ có sự trở thành (bhava). Ðức Phật đã trình bày tính vô thường của đời người bằng những hình ảnh thông thường sau dđây:

"Thực thế, đời sống của con người là ngắn ngủi, giới hạn, phù du, đầy khổ đau và ưu phiền, nó như một hạt sương tan biến khi mặt trời mọc, như bọt nước, như đường rãnh xẻ trong nước, như dòng thác chảy cuốn đi tất cả không bao giờ dừng lại, như một con vật nuôi để làm thịt lúc nào cũng đối đầu với cái chết".

Vì tất cả các sự vật được tạo thành (hữu vi) đều vô thường, không những chỉ con sông trong đó con người tắm, mà cả chính con người cũng luôn luôn thay đổi. Các hiện tượng tâm-vật lý mãi mãi sinh ra rồi chết đi vào mọi lúc trong suốt cả cuộc đời.

Về sự ngắn ngủi của cuộc đời Bouddhaghosa (Phật Âm) đã viết trong bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Ðạo VIII) "Trong tuyệt đối, đời sống một hữu tình rất ngắn ngủi, chỉ bằng khoảnh khắc một niệm. Như bánh xe, lúc lăn, chỉ đè trên một điểm của vành xe, và lúc ngừng, cũng chỉ đè trên một điểm, đời sống một hữu tình cũng chỉ lâu bằng một niệm: ngay khi niệm này dứt, hữu tình cũng ngừng sống".

Sự chết cũng thế, hiểu như sự chấm dứt khả năng sống của một hình thái hiện hữu, chỉ là sự gián đoạn tạm thời của một hình thái. Nó không phải là sự tiêu diệt toàn bộ một cá nhân; đúng hơn, nó là biểu hiện của một sự chuyển đổi sang một sự hiện hữu khác. Chỉ riêng các quan năng ngưng vận hành, chứ năng lực, sự khao khát được hiện hữu (hữu ái) nằm trong nghiệp lực vẫn tiếp tục thể hiện dưới một hình thái khác của sự sống.

Dù sao, chết là một hiện tượng cũng bình thường như sinh ra. Thường thường, những người đang hấp hối, yếu ớt về thể chất không còn có thể kiểm soát và điều động các ý tưởng của họ. Do đó, những ấn tượng gây nên bởi những biến cố quan trọng trong các cuộc đời này hay các cuộc đời trước hiện trở lại mạnh mẽ trong tâm thức, và họ không cách nào loại bỏ chúng.

Cái bất sở sinh (bất sinh) là cái tuyệt đối vô ngã, mà người ta không thể tìm kiếm bằng bất cứ một phương thức hợp lý nào hoặc diễn tả bằng một ngôn ngữ không tương xứng của con người, vì nói đến chính cái tuyệt là một điều hoàn toàn vô nghĩa.

Cái bất sở sinh (bất sinh) là cái tuyệt đối vô ngã, mà người ta không thể tìm kiếm bằng bất cứ một phương thức hợp lý nào hoặc diễn tả bằng một ngôn ngữ không tương xứng của con người, vì nói đến chính cái tuyệt là một điều hoàn toàn vô nghĩa.

Sau đây là ba loại ý tưởng vào lúc người ta sắp chết:

a. Kỷ niệm về những hành động quan trọng, tốt hoặc xấu, của quá khứ (kamma), ví dụ: các tội ác, cách cư xử hàng ngày, thói quen...

b. Biểu tượng của các hành động ấy (kammamitta), ví dụ khí cụ thờ cúng đối với các tín đồ, bệnh nhân đối với bác sĩ, súng ống đối với người lính...

c. Hình ảnh cảnh giới người ta sẽ tái sinh vào (gatinimitta), ví dụ: cõi khổ đau cùng cực (naraka) đối với những kẻ sát nhân, cõi sung sướng (devaloka) đối với những người thiện hiền.

Ba loại ý tưởng mà người ta không thể chọn lựa một cách có ý thức xuất hiện rõ ràng trong tâm thức vào lúc chết. Chúng tạo thành những hành động gần với cái chết (cận tử nghiệp, âcinna kamma) ảnh hưởng và quyết định đặc tính của đời sống sắp đến, cũng giống như ý tưởng sau cùng trước giấc ngủ có thể trở thành ý tưởng đầu tiên lúc thức dậy. Cũng thế, những hành động quan trọng nhất trong một đời sống (garuka kamma), cũng như những hành động bình thường, tốt hay xấu, trở thành những ý tưởng tích cực và thù thắng trong những phút cuối cùng. Nếu như một ý tưởng nào đó trong các ý tưởng ấy vắng mặt vào lúc người ta chết thì cái hành động tiềm ẩn tích lũy (katattâ kamma) tạo thành sức mạnh gây nên sự tái sinh.

X - Trường hợp tự tử

Người Phật tử có thái độ thế nào đối với sự tự tử ? Xưa nay, khuynh hướng tự tử có khắp nơi trên thế giới. Khuynh hướng này được gọi là sự khao khát hủy diệt (vô hữu ái: vibhavatanha). Mặc dù rất sợ chết, người ta vẫn cảm thấy khát khao tự hủy diệt, nhất là khi người ta thất vọng về cuộc đời của mình. Ðức Phật dạy đời đầy khổ đau, nhưng không nên loại trừ khổ đau bằng tự tử. Thực vậy, cái chết do tự tử, cũng như cái chết do bất cứ hình thức nào khác, cũng đều được kế tiếp ngay sau đó một sự tái sinh. Sự hiện hữu mới sau một sự tự tử thường tệ hại hơn vì vào lúc chết, nó đã bị nhiễm đầy những ý tưởng xấu: thù ghét, căm giận, buồn rầu...

XI - Sự tái sinh

Ðiều gì xảy ra sau khi chết ? Về điều này, đức Phật đã đưa ra học thuyết về sự tái sinh. Học thuyết này có gốc của nó trong sự giác ngộ của đức Phật chứ không có ở trong bất cứ một trong những tin tưởng có trước Phật giáo, mà một cách sai lạc, người ta thường lẫn lộn học thuyết này với chúng.

Theo học thuyết này, sự chết là một cái cửa mở ra một hình thức sinh ra khác. Hai sự hiện hữu (đời sống) được nối lại bởi cái thức tái sinh (patisandhi-vinâna) được tạo ra bởi cái ý tưởng ngay trước khi chết và tái xuất hiện vào lúc thụ thai tức là với sự hình thành một sự sống mới trong người mẹ. Cái thức này được nhận định như là "cái hữu thể sẽ sinh ra" (Càn thác bà, Gandhabha). Ngay sau đó nó sẽ biến vào trong cái dòng tiềm thức của sự sống mới (Bhavangasota) mà nó không ngừng tạo ra. Chính cái thức tái sinh quyết định tính chất tiềm ẩn của một cá nhân. Từ cái chết đến sự tái sinh, cái dòng tiềm thức được truyền thẳng không qua trung gian (antarabhava). Cũng thế, cái thức tái sinh không bao giời rời khỏi đời sau. Tưởng cũng nên so sánh điều ấy với những hiện tượng như tiếng dội, ánh sáng của một cây đèn, dấu ấn của một khuôn dấu hay hình ảnh trong một tấm gương. Hai sự hiện hữu kế liền nhau thì không phải một cũng không phải là khác (Milindapanna)

Do đó, luật nhân quả (kamma-vipâka) xảy ra không ngừng trong suốt quá trình sống của một cá nhân chịu trách nhiệm về các hành động đã làm của mình và thừa hưởng những kết quả của mình :

"Này các tỳ kheo, ý muốn (cetanâ) là cái mà ta gọi là hành động (cetanâhambhikkhave kammam vadâmi) vì chính do bởi ý muốn mà người ta thực hiện các hành động thuộc thân thể lời nói và ý thức. Này các tỳ kheo, có cái nghiệp (kamma) chín muồi ở các địa ngục... cái nghiệp chín muồi trong cõi súc sinh, cái nghiệp chín muồi trong cõi ngạ quỷ, cái nghiệp chín muồi trong cõi người, cái nghiệp chín muồi trong cõi trời. Tuy nhiên, kết quả của nghiệp thì gồm ba loại : chín muồi trong đời này (ditthadhammavedanîyakamma), chín muồi trong đời sắp đến (upapajjavedanîyakamma), chín muồi trong đời sau đó (aparâparîyaveda-nîyakamma).

Sự tái sinh được gây nên do nghiệp lực tốt hay xấu có thể xảy ra ở tại một trong 31 nơi thuộc năm thú hướng:

a. Chỗ khổ đau cùng cực, địa ngục (niraya).

b. Cõi súc sinh (tirachâna).

c. Phạm vi của ngạ quỷ (peta).

d. Loài người (manussa).

e. Các cõi trời (diva) lại chia làm ba loại : cõi dục (kâmaloka), cõi sắc (rupaloka), cõi vô sắc (arupaloka).

XII - Sự chết và vị A La Hán                                                                                                                       

Sự chết và sự tái sinh theo nhau một cách tương tục khi mà các chúng sinh bị chìm đắm trong sự lầm lạc khiến họ hành động theo sự điều động của vị kỷ và của sự ràng buộc vào cuộc sống. Trái lại, người ta loại trừ vô minh thì những hành động vị kỷ sẽ không còn sản sinh nữa. Chúng không bị ràng buộc vào những đối tượng dục lạc và quá trình sống bị gián đoạn. Vị làm dứt bặt mọi ràng buộc được gọi là A la hán (không tái sinh, Arahant). Ðức Phật cũng là A la hán về mặt giải thoát. Trường hợp một vị A la hán tiếp tục sống trong đời này dù các ái dục của ngài đã được đoạn trừ có thể được so sánh với hoạt động của một cái quạt máy: dòng điện đã bị ngắt, nhưng quạt vẫn quay nhờ vào vận tốc đã đạt được. Sự chết của vị ấy là sự ngưng những quá trình tâm vật lý của sự sống, và đồng thời nó là sự giái thoát toàn bộ và là sự an lạc vô lượng không thể miêu tả được. Vị A la hán không thuộc bất cứ loại chúng sinh nào cả . Do vì chư vị A la hán không còn tạo ra những hành động vị kỷ (nghiệp, karma), nên chư vị không còn xuất hiện trong bất cứ khung trật nào nữa cả. Không có câu trả lời dứt khoát nào cho câu hỏi về số phận của vị A la hán sau khi chết :

"Như những tia sáng từ lò phát ra lần lượt tắt đi.

Và người ta không biết chúng đi đâu.

Cũng vậy, vị đã được giải thoát hoàn toàn

Ðã vươn qua dòng khát ái,

Ðã vào trong tịch lặng,

Thì không để lại dấu vết".                                          

Kinh Trung bộ (Majjhimanikaya) cũng kể một cuộc bàn luận giữa đức Phật và Vaccha, một ẩn sĩ lang thang, về chủ đề sau đây :

- Thưa Gotama (Cù Ðàm), một tu sĩ được giải thoát tái sinh về đâu (Vaccha muốn nói đến một vị A la hán).

- Này Vaccha, bảo rằng vị ấy tái sinh thì như thế là không đúng.

- Thế thì, thưa Gotama, vị ấy không tái sinh ư?

- Này Vaccha, bảo rằng vị ấy không tái sinh, điều ấy không đúng.

- Thế thì, thưa Gotama, vị ấy tái sinh và không tái sinh?

- Này Vaccha, bảo rằng vị ấy tái sinh và không tái sinh, điều ấy không đúng.

- Thế thì, thưa Gotama, vị ấy không tái sinh và cũng không không tái sinh?

- Này Vaccha, bảo rằng vị ấy không tái sinh và không không tái sinh, điều ấy không đúng.

Nghe những câu trả lời của đức Phật, Vaccha lấy làm bối rối và không còn tin những gì đức Phật đã dạy ông trước kia.

Chúng ta sẽ tái sinh trong những thế giới hoặc hạnh phúc hoặc khổ đau, điều ấy tùy thuộc những hành động của chúng ta trong cuộc đời này.

Chúng ta sẽ tái sinh trong những thế giới hoặc hạnh phúc hoặc khổ đau, điều ấy tùy thuộc những hành động của chúng ta trong cuộc đời này.

Và đức Phật, sau khi xác nhận rằng học thuyết này rất khó hiểu đối với Vaccha, cố minh họa cho ông về học thuyết này bằng cách đặt cho ông những câu hỏi :

- Này Vaccha, giả như có một ngọn lửa than trước mặt ông, ông có biết rằng nó đang cháy trước mặt ông không?

- Thưa Goatama, nếu có một ngọn lửa than trước mặt tôi, tôi biết ngọn lửa cháy trước mặt tôi.

- Nhưng này Vaccha, nếu như ngọn lửa trước mặt ông tắt đi, ông biết ngọn lửa trước mặt ông tắt không?

- Thưa Gotama, nếu ngọn lửa trước mặt tôi tắt, tôi biết ngọn lửa trước mặt tôi tắt.

- Nhưng này Vaccha, nếu có ai hỏi ông: "Ngọn lửa đã đi về hướng nào, đông, tây, nam hay bắc ?" thì ông trả lời thế nào ?

- Thưa Gotama, câu hỏi này không thích ứng với trường hợp này. Vì ngọn lửa tùy thuộc vào sự cháy của cỏ và của gỗ. Chỉ khi nào không còn nhiên liệu nữa thì ngọn lửa mới tắt đi.

- Ðúng thế, ở đây cũng vậy, này Vaccha, tất cả sắc, thọ, tưởng, hành, thức một khi bị từ bỏ, bị nhổ bật, bị chặt đứt như cây tala thì chúng sẽ tắt diệt đi không còn có thể mọc lên lại sau này nữa. Này Vaccha, một vị đã giải thoát ra khỏi những gì được gồm thành năm uẩn thì sâu xa, rộng lớn như biển. Do đó, bảo rằng vị ấy tái sinh, rằng vị ấy không tái sinh, rằng vị ấy tái sinh và không tái sinh, rằng vị ấy vừa không tái sinh vừa không không tái sinh, tất cả đều không đúng hợp.

Cho nên không thể bảo rằng một vị đã giải thoát tái sinh, vì tất cả những phiền não tạo thành sự tái sinh đã bị loại trừ. Và cũng không thể bảo rằng một vị đã giải thoát thì bị đoạn diệt vì không cò ai để bị đoạn diệt.

Rõ ràng rằng đức Phật đã giảng rất ít về Niết Bàn và sự nhập Niết Bàn, về sự hiện hữu cực lạc của những vị đã giải thoát. Tuy nhiên, một tuyên thuyết nổi danh của ngài trong kinh Udâna VIII, bốn quả thực rất quan trọng về lĩnh vực của tuyệt đối : "Này các tỳ kheo, có một cái bất sở sinh, bất sở thành, bất sở tác, bất sở vi. Này các tỳ kheo, nếu không có một cái bất sở sinh, bất sở thành, bất sở tác, bất sở vi, thì sẽ không có sự giải thoát đối với cái được sinh ra, được lập thành, được tạo tác, được làm nên. Nhưng, này các tỳ kheo, vì có một cái bất sở sinh, bất sở thành, bất sở tác, bất sở vi, mới có sự giải thoát đối với cái được sinh ra, được lập thành, được tạo tác, được làm nên. Ðiều này quả thực là sự chấm dứt của khổ".

Cái bất sở sinh (bất sinh) là cái tuyệt đối vô ngã, mà người ta không thể tìm kiếm bằng bất cứ một phương thức hợp lý nào hoặc diễn tả bằng một ngôn ngữ không tương xứng của con người, vì nói đến chính cái tuyệt là một điều hoàn toàn vô nghĩa.

Tóm lại, học thuyết Phật giáo về sự sống và sự chết vừa có tính cách luận lý vừa có tính cách vi diệu. Ðiều ấy muốn nói rằng, người ta có thể hiểu nó bằng tri thức, nhưng chỉ bằng trí tuệ người ta mới có thể thâm nhập vào nó, thể chứng nó được.

Ðể thay cho kết luận, tôi muốn tóm tắt những gì tôi đã trình bày trong phạm vi Phật học bằng những câu trả lời cho những câu hỏi sau đây mà người ta đã nêu với tôi:

Chúng ta là ai ?

Chúng ta là những hữu thể được tạo thành bằng những yếu tố tâm vật lý và bằngthức ăn ở trái đất, được gọi là người, nhưng không có những cái ngã có tính chất tự thể và thường hằng.

Chúng ta từ đâu đến ?

Chúng ta được sinh ra bởi nghiệp (kamma) của chính chúng ta và nhận di sản của cha mẹ chúng ta hay xa hơn, của các tổ tiên đầu tiên của chúng ta từ một thế giới khác đến.

Chúng ta có một mục đích trong đời này không?

Nếu chúng ta muốn lợi dụng đời sống quý báu này để thể chứng giác ngộ và giải thoát, thì những cuộc sống của chúng ta có những mục đích tối thượng.

Chúng ta sẽ về đâu sau khi chết?

Chúng ta sẽ tái sinh trong những thế giới hoặc hạnh phúc hoặc khổ đau, điều ấy tùy thuộc những hành động của chúng ta trong cuộc đời này.

Nếu chúng ta đã đoạn trừ những gốc rễ xấu (các căn bản bất thiện) : tham dục, sân hận, si muội, chúng ta sẽ tự giải thoát khỏi vòng sinh tử (samsâra-luân hồi), và) nói theo ngôn ngữ của cuộc đời, chúng ta nhập vào cõi Cực lạc (Parinirvâna).”  

 (Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Xem thêm