Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/08/2023, 14:50 PM

Đồng tiền với mạng người

"Tôi là một tên cướp dữ dằn. Một lần nọ, tôi chặn đường một người, bắt hắn phải giao nộp tất cả của cải. Nạn nhân ngoài túi hành lý quần áo ra chẳng có gì cả, nhưng chẳng hiểu sao bàn tay cứ nắm chặt. Tôi nghĩ, trong tay hắn chắc hẳn phải có gì quý giá lắm đây nên không chịu buông ra."

Ngày xưa, tại nước Tu Hòa Đa, có vị quốc vương tên Tát Đa Phù. Một hôm, vua ra ngoài đi săn, tình cờ gặp một tháp Phật, bèn lấy ra năm xu cúng dường. Lúc đó, có một người đi ngang qua trông thấy bèn vỗ tay ca ngợi:

- Lành thay! Lành thay!

Vua nghe khen chẳng những không vui mà còn giận dữ, hạ lệnh bắt hắn. Nhà vua nghiêm khắc hỏi anh chàng cắc cớ thốt lời khen ngợi kia:

- Này, có phải là ngươi thấy ta chỉ bố thí có năm xu nên vỗ tay cười mỉa hay là vì một nguyên do gì khác?

Anh ta trả lời:

- Nếu bệ hạ hứa tha chết, thì kẻ hèn này mới dám nói.

Khi cho đi, ta nhận lại được nhiều hơn thế!

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhà vua hứa:

- Được rồi, những điều ngươi nói ra hôm nay ta đều miễn tội chết. Anh ta liền dập đầu lạy tạ, rồi bắt đầu kể:

- Mấy năm trước đây, tôi là một tên cướp dữ dằn. Một lần nọ, tôi chặn đường một người, bắt hắn phải giao nộp tất cả của cải. Nạn nhân ngoài túi hành lý quần áo ra chẳng có gì cả, nhưng chẳng hiểu sao bàn tay hắn cứ nắm chặt. Tôi nghĩ, trong tay hắn chắc hẳn phải có gì quý giá lắm đây nên không chịu buông ra.

Tôi bèn đe dọa, hết bằng lời đến dùng dao kề cổ uy hiếp, vậy mà hắn vẫn không chịu khuất phục. Cuối cùng tôi đành đánh hắn đến bất tỉnh. Nhưng khi lật tay hắn ra, chỉ vỏn vẹn một đồng tiền nhỏ. Tôi cảm thấy hết sức thất vọng và khó hiểu.

Tại sao lại có người thà bị đánh đến chết ngất, có thể mất mạng chứ không chịu mất của, nhất là khi chỉ có một đồng xu? Nếu vậy quả cuộc đời thật đáng buồn...

Sau đó tôi từ bỏ nghề cướp và mỗi lần thấy ai bố thí, bất luận sang hèn tôi đều ngợi ca. Vì dù sao thì người ấy cũng không quá coi trọng đồng tiền, đó là con người có trí tuệ vậy. Vua nghe thế, tha tội chết cho hắn.

(Theo Đại trang nghiêm kinh luận).

Bài học đạo lý: 

Mở bàn tay ra, một hành động tuy đơn giản mà khó vô cùng. Bởi tập nghiệp của chúng sinh là nắm giữ, quyết không buông. Thành ra, tâm và hạnh thí xả cho người, giúp đời phải được tích lũy mỗi ngày, nhiều đời chứ không phải muốn là có được. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tham nhiễm ngũ dục rất điên đảo, người tu phải cố gắng lần lượt phá trừ

Kiến thức 09:30 03/05/2024

Các phiền não về tham không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục lục trần. Từ cội gốc tham, sanh ra các chi tiết xấu khác như: bỏn sẻn, ganh ghét, lường gạt giả dối...gọi là Tùy phiền não.

Tâm bình thế giới bình

Kiến thức 20:34 02/05/2024

Hòa bình nghĩa là không chiến tranh, không chết chóc, không đau thương. Quan niệm hòa bình của Phật giáo là không có chiến tranh từ tâm thức đến ngoại cảnh, từ nhân cho đến qủa. Nói rõ hơn, chiến tranh có là do tâm hỗn loạn, tham lam, sân hận và si mê.

Dứt trừ được phiền não sẽ giúp người tu Tịnh độ dễ sanh về Tây phương

Kiến thức 17:00 02/05/2024

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuất động thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Xem thêm