Thứ tư, 25/09/2019, 11:52 AM

Đua bò và cấy mạ ở chùa Rô

Ngày hội náo nhiệt, đậm dấu ấn văn hóa Khmer với 24 đôi bò tranh tài tại những thửa ruộng phía sau chùa Rô.

>>Tin tức Phật giáo mới nhất 

Từ sáng sớm 21/9, đông đảo đồng bào Khmer đã có mặt quanh những thửa ruộng phía sau chùa Rô (xã An Cư, huyện Tịnh Biên) để xem hội đua bò, cấy mạ. Đây là sân chơi truyền thống dịp Tết Sene Dolta (Lễ cúng ông bà) vào khoảng 29/8 - 1/9 âm lịch của người Khmer vùng Bảy Núi. Năm nay, sư cả chùa Rô Ta Nhu Chas Cach mời 24 đội đua từ các xã thuộc huyện Tịnh Biên và Tri Tôn về tham dự. Các đôi

Từ sáng sớm 21/9, đông đảo đồng bào Khmer đã có mặt quanh những thửa ruộng phía sau chùa Rô (xã An Cư, huyện Tịnh Biên) để xem hội đua bò, cấy mạ. Đây là sân chơi truyền thống dịp Tết Sene Dolta (Lễ cúng ông bà) vào khoảng 29/8 - 1/9 âm lịch của người Khmer vùng Bảy Núi. Năm nay, sư cả chùa Rô Ta Nhu Chas Cach mời 24 đội đua từ các xã thuộc huyện Tịnh Biên và Tri Tôn về tham dự. Các đôi "bò chiến" được đeo số thứ tự, đứng theo hàng chuẩn bị ra thi đấu.

Những chiếc khăn rằn được BTC chuẩn bị sẵn, cột lên sừng bò trước khi chúng xuất trận. Các đôi bò thi đấu thuộc giống bò Bảy Núi, vóc dáng khỏe. Chất lượng các đội bò năm nay không quá chênh lệch nhau, vì thế đã có những màn so tài gay cấn và hấp dẫn.

Những chiếc khăn rằn được BTC chuẩn bị sẵn, cột lên sừng bò trước khi chúng xuất trận. Các đôi bò thi đấu thuộc giống bò Bảy Núi, vóc dáng khỏe. Chất lượng các đội bò năm nay không quá chênh lệch nhau, vì thế đã có những màn so tài gay cấn và hấp dẫn.

Thanh niên người Khmer - một

Thanh niên người Khmer - một "tài xế" khỏe khoắn, thấm đẫm mồ hôi khi tham gia điều khiển các chú bò.

Hai đôi bò băng băng về đích. Phía ngoài ruộng vang lên tiếng vỗ tay, hò reo của hàng trăm khán giả trong âm nhạc dân tộc, tiếng hét của những người điều khiển trên đường đua để thúc bò bứt phá về đích. Kết quả chung cuộc, đôi bò của ông Đặng Văn Em (xã An Cư) đạt giải nhất; đôi bò của ông Lê Thanh Phong (xã An Phú, Tịnh Biên) đạt giải nhì và giải ba thuộc về đôi bò của ông Nguyễn Phước Sang (xã An Phú).

Hai đôi bò băng băng về đích. Phía ngoài ruộng vang lên tiếng vỗ tay, hò reo của hàng trăm khán giả trong âm nhạc dân tộc, tiếng hét của những người điều khiển trên đường đua để thúc bò bứt phá về đích. Kết quả chung cuộc, đôi bò của ông Đặng Văn Em (xã An Cư) đạt giải nhất; đôi bò của ông Lê Thanh Phong (xã An Phú, Tịnh Biên) đạt giải nhì và giải ba thuộc về đôi bò của ông Nguyễn Phước Sang (xã An Phú).

Trong quan niệm của người Khmer, đôi bò thắng giải mang đến cho xã nhiều niềm vui và may mắn để có một vụ mùa bội thu. Sau khi thắng cuộc, người Khmer không bán mà gìn giữ cặp bò chiến thắng như một tài sản quý của gia đình.

Trong quan niệm của người Khmer, đôi bò thắng giải mang đến cho xã nhiều niềm vui và may mắn để có một vụ mùa bội thu. Sau khi thắng cuộc, người Khmer không bán mà gìn giữ cặp bò chiến thắng như một tài sản quý của gia đình.

Cậu bé Khmer theo cha mẹ đi xem hội đua bò.

Cậu bé Khmer theo cha mẹ đi xem hội đua bò.

Ngày hội còn là dịp để các nhiếp ảnh gia từ khắp nơi về bắt những khoảnh khắc kịch tính trên đường đua. Lễ hội diễn ra thành công nhờ sự chuẩn bị tích cực cách đây hơn một tháng của các tổ chức của chính quyền xã An Cư, các sư thầy trong chùa Rô cùng và nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu (An Giang). Ngoài ra là sự đóng góp vật chất, tinh thần của các nhà hảo tâm để góp phần giữ gìn văn hóa địa phương.

Ngày hội còn là dịp để các nhiếp ảnh gia từ khắp nơi về bắt những khoảnh khắc kịch tính trên đường đua. Lễ hội diễn ra thành công nhờ sự chuẩn bị tích cực cách đây hơn một tháng của các tổ chức của chính quyền xã An Cư, các sư thầy trong chùa Rô cùng và nhiếp ảnh gia Huỳnh Phúc Hậu (An Giang). Ngoài ra là sự đóng góp vật chất, tinh thần của các nhà hảo tâm để góp phần giữ gìn văn hóa địa phương.

Bên ngoài cánh đồng, tiếng nô đùa của trẻ em tạo nên không khí rộn ràng một vùng quê.

Bên ngoài cánh đồng, tiếng nô đùa của trẻ em tạo nên không khí rộn ràng một vùng quê.

Hội đua bò diễn ra từ sáng đến trưa, các nhà sư cùng bà con cấy mạ vào chiều cùng ngày trên những thửa ruộng phía sau chùa Rô.

Hội đua bò diễn ra từ sáng đến trưa, các nhà sư cùng bà con cấy mạ vào chiều cùng ngày trên những thửa ruộng phía sau chùa Rô.

Một nhóm thanh niên, trẻ em cùng tham gia cày để chuẩn bị cấy mạ.

Một nhóm thanh niên, trẻ em cùng tham gia cày để chuẩn bị cấy mạ.

Các sư trong chùa cấy mạ trên cánh đồng sau chùa Rô.

Các sư trong chùa cấy mạ trên cánh đồng sau chùa Rô.

Nguồn: VnExpress

Huỳnh Phương

Ảnh: Henry Tạ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch

Trong nước 05:45 03/12/2024

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni

Trong nước 14:00 02/12/2024

Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”

Trong nước 12:15 02/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)

Trong nước 13:15 01/12/2024

Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.

Xem thêm