Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/05/2016, 10:49 AM

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại ngày thứ 2 tại Osaka, Nhật Bản

Osaka, Nhật Bản, ngày 11/05/2016, ngày thứ hai trong bốn ngày Giảng Phật pháp, đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại với đề tài: “Bồ tát Tịch Thiên & con đường Trung đạo”, qua tác phẩm “Nhập Bồ tát hạnh”, buổi giảng tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Osaka.

Hình 1: Đức Đạt Lai Lạt Ma trên đường từ khách sạn đến Trung tâm Hội nghị Quốc tế Osaka, tiếp tục chia sẻ Pháp thoại ngày thứ 2. 11/05/2016
Buổi sáng ngày thứ hai, đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm Diệu Pháp đường, Trung tâm Hội nghị Quốc tế Osaka, Ngài chắp vỗ tay quay sang bên phải, bên trái và chính giữa vui mừng chào quý khán thính giả.
Hình 2: Đức Đạt Lai Lạt Ma chào khán thính giả, tiếp tục chia sẻ Pháp thoại ngày thứ 2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Osaka. 11/05/2016
Hình 3: Hàng nghìn khán thính giả, buổi Pháp thoại Pháp thoại ngày thứ 2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Osaka. 11/05/2016
Ngài bắt đầu “Xin chào buổi sáng An lạc Hạnh phúc”. Ngài vui vẻ tiếp tục rằng; đức Phật xuất hiện trên thế gian có nhiều sự bất đồng trong truyền thống, trong quá trình tu tập cho đến giác ngộ.  
Hình 4: Đức Đạt Lai Lạt Ma chào khánh thính giả, sau phiên Pháp thoại buổi sáng, Pháp thoại ngày thứ 2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Osaka. 11/05/2016
“Một số truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, hệ Pali nói đức Phật đạt được sự giác ngộ trong một đời, trong khi truyền thống Bắc truyền, hệ Phạn nói rằng đó là một sự tích lũy vô lượng vô số kiếp”. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét các truyền thống Phạn có vẻ hợp lý hơn.

Sau đó, đức Đạt Lai Lạt Ma nói về việc đức Phật Chuyển Pháp luân sau khi giá ngộ thành Phật. 

“Đức Phật tuyên thuyết Tứ Diệu đế cao quý, và sự sâu sắc bí mật Kinh Tương Ưng trong bước ngoặt đầu tiên, thứ hai và thứ ba của Chuyển Pháp luân”.
Hình 5: Toàn cảnh buổi Pháp thoại Pháp thoại ngày thứ 2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Osaka. 11/05/2016
Xây dựng Tứ Diệu đế cao quý, đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rõ những gì làm cho chúng ta đau khổ và nguyên nhân của sự đau khổ. Sau khi xác định nguyên nhân của sự đau khổ, chúng ta cần phải nỗ lực để hóa giải những nguyên nhân đau khổ bằng cách giữ gìn giới luật và thực tập Chính niệm.

Đức Đạt Lai Lạt Ma ghi nhận rằng bản chất cốt lõi của giáo lý đức Phật được tóm tắc bởi Tứ Diệu đế và 37 phẩm Trợ đạo, hai truyền thống Pali và Sanskrit đều cùng duy trì và phát triển giáo lý căn bản này.

Sau khi ăn trưa, đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ giải giải tiếp tục chương 5 và 6 với đề tài: “Bồ tát Tịch Thiên & con đường Trung đạo”, qua tác phẩm “Nhập Bồ tát hạnh”, Ngài giải thích khái niệm như sự tận tâm, Chính niệm và sự Kiên nhẫn.
Hình 6: Đức Đạt Lai Lạt Ma đọc Chính văn đề giảng và tiếp tục chia sẻ Pháp thoại ngày thứ 2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Osaka. 11/05/2016
Giải thích sự thực tập Chính niệm, Ngài nhớ lại vị Giáo thọ lại Late Ling Rinpoche, một trong hai gia sư cấp tiểu học của Ngài và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ghi nhớ “Tán thán Bồ tát Văn Thù” lời cầu nguyện để đạt được sự thanh tịnh tâm phát trí tuệ. Ngài nói: “Giáo thọ lại Late Ling Rinpoche dùng Thần chú để thọ trì và liên tục thúc giục tôi thực hành như vậy”.

Nói về sự Kiên nhẫn, đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Kiên nhẫn là một đức hạnh “Con người nên tận dụng khả năng độc đáo để phân biệt và tránh xa những cảm xuac tiêu cực như sự giận dữ và thù hận”.

Kết thúc buổi chia sẻ Pháp thoại, Ngài hồi hướng và tiếp tục cho buổi Pháp thoại ngày hôm sau.

Thích Vân Phong (Nguồn: VP Chính phủ Tây Tạng lưu vong)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chùa cổ 2.000 năm hé lộ lịch sử Phật giáo Trung Quốc

Quốc tế 17:28 16/05/2024

Chùa Ciyun ở Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, có lịch sử khoảng 2.000 năm. Ngôi chùa cổ này đóng vai trò như một kho lưu trữ phong phú các hiện vật lịch sử cho nghiên cứu Phật giáo ở Trung Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc dự lễ Phật đản, nói luôn nhớ lời Phật dạy

Quốc tế 10:08 16/05/2024

Sáng 15/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tham dự lễ Phật đản tại chùa Jogyesa (Tào Khê tự) ở trung tâm thủ đô Seoul. Ông nói sẽ luôn nhớ lời Đức Phật dạy và điều hành chính phủ công tâm.

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân dịp Lễ Vesak - 2024

Quốc tế 14:33 15/05/2024

Mặc dù đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật còn tại thế và giảng dạy Giáo Pháp ở Ấn Độ, bản chất tinh tuý lời dạy của Ngài vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay cũng như nó đã được áp dụng trong thời đó.

Thiêng liêng lễ Phật đản tại Trường Gautam Buddha

Quốc tế 10:18 09/05/2024

Ngày 8/5, sinh viên quốc tế theo học tại Trường Gautam Buddha (thành phố Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ) tổ chức đại lễ Phật đản - kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Từ phụ.

Xem thêm