Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 22/11/2016, 08:27 AM

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại tại Mông Cổ

Ulaanbaatar, Mông Cổ, ngày 19/11/2016 - Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Nhật Bản và cất bước lên đường đến Mông Cổ vào buổi sáng 18/11/2016. Khi máy bay vượt mây bạt ngàn hạ cánh xuống sân bay quốc tế Thành Cát Tư Hãn (Chinggis Khaan) thủ đô Ulaanbaatar, bầu trời mờ mịt, tuyết bao phủ mặt đất trắng tinh.

Ngài được nghênh tiếp tại sân bay bởi ngài Lạt Ma Khambo Ma Choi Gyamtso và các vị Lạt Ma cao cấp khác, đại diện của Đại sứ quán Ấn Độ, đại diện từ Moscow, thủ đô của Liên bang Nga, Hòa thượng Telo Tulku Rinpoche, Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Cộng hòa Kalmykia (thuộc Liên bang Nga).
Đức Đạt Lai Lạt Ma đến tại sân bay quốc tế Thành Cát Tư Hãn (Ảnh: Tenzin Taklha)
Một số lượng lớn Chư tăng và các quan chức Chính phủ chuẩn bị cung đón đức Đạt Lai Lạt Ma, và Ngài dành phút giây để chia sẻ phật sự. Ngài đã trả lời cuộc phỏng vấn của Đài Phát thanh truyền hình quốc gia Mông Cổ (MNB), Ngài bày tỏ niềm hạnh phúc trong chuyến viếng thăm Mông Cổ một lần nữa, Ngài đang mong đợi được dịp để chia sẻ pháp thoại với Chư tăng và phật tử nơi đây, tham quan tu viện Gandan Tegchenling và chia sẻ với các thế hệ trẻ trong bốn ngày tiếp theo.

Sáng 19/11/2016, một đoạn đường xe ô tô từ thủ đô Ulaanbaatar đưa đức Đạt Lai Lạt Ma đến tu viện Gandan Tegchenling. Sau khi thắp nến kính lễ đức Bồ tát Kim Cương Trì, Ngài vào giảng đường tu viện Gandan Tegchenling. Ngài Lạt Ma Khambo Ma Choi Gyamtso thay mặt Phật giáo Mông Cổ cung cấp các tam muội gia Mạn-đà-la (Samaya mandala) và tất cả nghi thức theo truyền thống Kim Cương thừa.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thắp nến kính lễ đức Bồ tát Kim Cương Trì tại tu viện Tegchenling Gandan (Ảnh: Tenzin Taklha)
Vào buổi chiều, hàng nghìn người đã bất chấp thời tiết cực kỳ lạnh rét, thành kính cung đón đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm Quan Âm điện. Ngài nói rằng tôi rất hạnh phúc khi một lần nữa được viếng thăm Mông Cổ. Ngài kêu gọi công chúng không chỉ thực hiện các nghi lễ và cầu nguyện, mà còn để nghiên cứu những giáo lý Phật Đà có ý nghĩa. Ngài hứa sẽ giải thích làm để ứng dụng những lời Phật dạy trong thực tế đời sống vào ngày hôm sau.
Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm giảng đường tu viện Tegchenling Gandan (Ảnh: Tenzin Taklha)
Hơn một nghìn vị tăng sĩ vân tập nghe đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng. Ngài chia sẻ với Chư tăng việc Ngài đã tổ chức các cuộc thảo luận với các nhà khoa học hiện đại hơn 30 năm, chủ yếu tập trung vào bốn lĩnh vực: thần kinh học, vật lý - đặc biệt vật lý lượng tử, và tâm lý học. Kể từ khi của hai bên đã học được rất nhiều, đối thoại của họ đã được da dạng và cùng có lợi.

“Lần đầu tiên tôi bắt đầu nói chuyện với các nhà khoa học đã thoát ra sự tò mò đơn giản. Nhưng cuộc trò chuyện của chúng tôi phát triển, tôi nhận ra rằng có người hiểu biết về điều đó, chúng tôi có thể giảng dạy trong các Viện Phật học. Do đó, chúng tôi đã giới thiệu các nhà nghiên cứu về một số khía cạnh của khoa học vào các chương trình đào tạo của một số trường Đại học của Phật giáo tại Ấn Độ”.

Ngài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu các văn bản cổ điển được sáng tác bởi các bậc thầy tại Đại học Phật giáo Nalanda, Ấn Độ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ lễ buổi cầu nguyện tại giảng đường tu viện Tegchenling Gandan (Ảnh: Igor Yanchoglov)
“Nó không đơn giản ở chỗ đức tin, như nhiều người trong quá khứ đã làm. Điều cần thiết của chúng ta đối với đức tin dựa trên chính kiến và chánh tư duy, muốn chánh tư duy có mặt, ta phải cố gắng sống với nhân quả, phải hiểu rõ tác động của nhân trong hiện tại với nhân trong quá khứ, tác động của duyên trong hiện tại với nhân trong hiện tại, tác động của nhân và duyên trong hiện tại với tổng thể những gì ta đã gieo trồng trong quá khứ, kết quả của nó ở hiện tại và trong tương lai.

Phân tích vấn đề nhân, duyên, quả như vậy giúp ta có những giải pháp cho các vấn nạn nói chung. Đây là lý do tại sao những ngày tôi tư vấn cho người dân Tây Tạng là những phật tử thế kỷ 21, có nghĩa là tin theo Phật giáo trên cơ sở chánh tín, chánh kiến, chánh tư duy và nhân quả. Nó rất quan trọng để có thể duy trì chánh tín, chánh kiến và truyền thống tôn giáo trong ánh sáng của tri thức hiện đại. Vì vậy, tôi khuyên quý vị là người dân Mông Cổ, phật tử thế kỷ 21 phải có được niềm tin trong sáng như trên, để vững tiến bước trên chặng đường xây dựng nền tảng an lạc hạnh phúc trong cuộc sống”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Yiga Choeling Dratsang (Ảnh: Igor Yanchoglov)
Hơn 1000 tu sĩ nghe đức Đạt Lai Lạt Ma giảng tại Yiga Choeling Dratsang (Ảnh: Igor Yanchoglov)
Sau cùng, Ngài chia sẻ một số câu hỏi cho khán thính giả, và những ngày còn lại sẽ tiếp tục chia sẻ pháp thoại.

Thế kỷ 20, Mông Cổ chịu nhiều đau thương vì chiến tranh, xung đột chính trị từ các cường quốc bên ngoài, sau Trung Quốc (1912), Nhật Bản đánh chiếm vào Mãn Châu (Manchuria) vào năm 1931, và sau thế chiến thứ 2 vào năm 1945, Hồng quân của Liên Xô bắt đầu cuộc giải phóng cho Mông Cổ. 

Từ năm 1989 đến nay, quốc gia Mông Cổ trở nên độc lập, các rào cản về sinh hoạt tín ngưỡng được tháo bỏ, các hoạt động của Phật giáo đã từng bước trở lại bình thường, có hơn 160 ngôi tu viện Phật giáo được xây dựng hoặc mở cửa trở lại và rất nhiều người xuất gia tu học và làm công tác phật sự hoằng pháp.

Vân Tuyền (Nguồn: Amtrak News Today)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm