|
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải thưởng trước khi chia sẻ pháp thoại với thanh niên ở Mông Cổ (Ảnh: Igor Yanchoglov) |
Trong một thông điệp cho thế hệ trẻ Mông Cổ, Ngài nói: “Tây Tạng và Mông Cổ đã có mối quan hệ thân thiện cho hơn 1.000 năm, đặc biệt là kể từ khi hai quốc gia chúng ta theo Phật giáo. Mặc dù sự phát triển vật chất chúng ta thấy trên thế giới, nhưng người dân vẫn thiếu sự an tâm. Ngày nay chúng ta cũng thấy những mâu thuẫn trong tôn giáo. Vào thời điểm này, quan trọng là phải hành động như thế nào để đảm bảo hòa bình thế giới.
|
Đạt đức Lai Lạt Ma chia sẻ pháp thoại với thanh niên ở Mông Cổ (Ảnh: Tenzin Taklha) |
Tôi từng đi nhiều quốc gia phương Tây và ngay cả trong những xã hội phát triển cao nhưng vẫn không thỏa mãn nhu cầu hạnh phúc thực sự cho con người. Đây là lý do tại sao, những ngày tháng này, có sự quan tâm như vậy trong những lời dạy của đức Phật nói về những hoạt động của tâm thức.
Ngay cả những người không quan tâm gì nhiều trong tôn giáo, nhưng họ vẫn có thể được hưởng lợi ích từ những gì giá trị truyền thống văn hóa giáo dục Đại học Phật giáo Nalanda. Tuy nhiên, hầu hết quý bạn trẻ có một đức tin nhiệt thành, vì vậy tôi kêu gọi quý bạn trẻ nỗ lực thực hiện việc nghiên cứu học tập truyền thống văn hóa giáo dục Đại học Phật giáo Nalanda. Trong những cơ sở tự viện Phật giáo, tăng sĩ trẻ không nên chỉ tìm hiểu biết việc nghi lễ cung kính cầu nguyện, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng nhân gia là đủ, mà còn chăm chỉ học tập nghiên cứu, tinh tấn tu tập nhiều hơn nữa”.
Khi được hỏi những gì thay đổi mà Ngài đã nhận thấy ở Mông Cổ từ những ngày cuối cùng khi Ngài vào Mông Cổ năm 2011, đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: “Tất nhiên, tôi nhìn thấy bên ngoài đã có rất nhiều phát triển, nhiều ngôi nhà mới đã được xây dựng. Tuy nhiên, cho dù cư dân của những ngôi nhà này có một ý nghĩa sâu sắc của sự an tâm là vấn đề khác nữa. Nó là khá rõ ràng rằng sự phát triển vật chất không đủ để mang lại cho chúng ta sự bình an nội tâm. Đây là lý do tại sao ngày nay, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc, nhiều người, kể cả các nhà khoa học, được thấy sự quan tâm ngày càng tăng trong các hoạt động về tâm thức.
Lịch sử Mông Cổ đã là một quốc gia Phật giáo, phát huy truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda hơn 1.000 năm. Quý bạn trẻ đương nhiên phải nỗ lực để nghiên cứu học tập, gìn giữ và phát huy các giá trị quý báu của liệt vị tiền nhân chúng ta đã bao đời vun đắp. Tôi tin rằng tương lai Mông Cổ luôn có cơ hội tuyệt vời. Quý bạn trẻ đang chứng kiến sự phát triển lớn về phương diện vật chất tiện nghi, nhưng Tổ tiên của quý bạn cũng đã truyền lại quý bạn truyền thống Phật giáo vĩ đại này. Tâm lý học Phật giáo là rất cao, và nó là cái gì đó đã thuộc về quý bạn trẻ. Hôm nay, quý bạn trẻ có một cơ hội để làm cầu nối giữa các truyền thống văn hóa giáo dục Đại học Phật giáo Nalanda, và giáo dục hiện đại”.
|
Một phụ nữ trẻ chắp tay cung kính hỏi đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi chia sẻ pháp thoại (Ảnh: Tenzing Paljor) |
Chia sẻ pháp thoại với chủ đề “Giá trị phổ quát & Phật giáo trong thế kỷ 21” đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra ba cam kết của mình. Việc đầu tiên liên quan đến việc thúc đẩy hạnh phúc của con người và hòa bình trên thế giới, chìa khóa để mở gút mắc đó là sự bình an của nội tâm. Ngài nhấn mạnh rằng hòa bình của tâm hồn là quan trọng nếu chúng ta muốn được thể chất khỏe mạnh. Nếu chúng ta muốn tạo ra một thế giới hòa bình hơn, hạnh phúc hơn, chúng ta cần phải bình an nội tâm một cách nghiêm túc “Tâm bình thế giới bình an”.
Ngài khuyên rằng: “Nuôi dưỡng tâm từ bi và hòa bình bên trong tâm thức không phải là để bảo vệ của bất kỳ truyền thống tôn giáo đặc biệt; nó được bắt nguồn từ những giá trị phổ quát. Thời gian luôn chuyển động về phía trước, vì vậy chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Tuy nhiên, chúng ta có thể định hình cho tương lai. Trong thế kỷ 20 hơn 200 triệu người chết vì bạo lực. Nếu bạo lực đó cuối cùng đã rời bỏ thế giới này thành một nơi tốt hơn, có lẽ chúng ta có thể biện minh cho nó, nhưng không phải đó là trường hợp. Thực tế hiện nay chúng ta quá phụ thuộc lẫn nhau về chiến tranh và việc sử dụng vũ lực là triệt để trong thời đại ngày nay.
Chúng ta phải hành động theo thực tế mà chúng ta tìm thấy chính mình. Ý tưởng về thắng lợi hoàn toàn cho một bên và sự thất bại hoàn toàn của người khác là hoàn toàn không thực tế. Đi một cách tiếp cận thực tế mà không đạt được kết quả tích cực. Chúng ta phải nhớ rằng mỗi một người trong chúng ta là một trong bảy tỷ con người sống trên hành tinh này. Xem xét các phúc lợi của toàn nhân loại cuối cùng là đảm bảo lợi ích của chúng ta. Mối quan tâm ích kỷ hẹp hòi là không thực tế. Vào thế kỷ 20 đầy sự đổ máu và xung đột, chúng ta đang sống ở thế kỷ 21 nên xây dựng ý tưởng của sự hợp nhất của nhân loại và làm việc để đảm bảo thế kỷ này sẽ trở thành một kỷ nguyên của từ bi. Nếu chúng ta có thể làm được điều đó, chúng ta sẽ trải nghiệm một thế giới hạnh phúc hơn.”
|
Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫy tay chào khán giả khi kết thúc buổi buổi chia sẻ pháp thoại (Ảnh: Tenzing Paljor) |
Sau khi dùng cơm trưa, đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp gỡ cộng đồng người Tây Tạng ở Mông Cổ cũng như nhiều người Mông Cổ đến vấn an Ngài.
Vân Tuyền (Nguồn: Tibet Related News)