Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 19/11/2016, 10:35 AM

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với hơn 200 nghị sĩ Nhật Bản

Ngày 17/10/Bính Thân (16/11/2016), Đức Đạt Lai Lạt Ma đến viếng thăm Quốc hội và chia sẻ với 229 nghị sĩ Nhật Bản từ các phái Chính trị khác nhau với chủ đề “Tây Tạng và Nhật Bản” trong thế giới toàn cầu.

Khi đến chúng Nghị viện (Hạ viện), Ngài đã được sự nghênh tiếp thật long trọng với một tràng pháo tay thật to của hơn 200 vị đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách hiện diện tại cuộc họp.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với hơn 200 Nghị sĩ Nhật Bản tại tòa Quốc hội, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: Jigme Choephel)

Đức Đạt Lai Lạt Ma ca ngợi Nhật Bản là một quốc gia dân chủ công nghiệp hóa lớn nhất ở châu Á, có truyền thống phong phú bởi Phật giáo và Thần đạo. Ngài bày tỏ sự tôn trọng đối với truyền thống Shinto (神道) với sự yêu thương và tôn trọng thiên nhiên. “Thần đạo hướng con người học được cách tôn trọng và yêu quý vùng đất mình sinh sống. Nhật Bản là một đất nước có thiên nhiên tươi đẹp và trù phú, từ những ngọn núi lửa đỉnh phủ tuyết trắng, những rặng núi cao sừng sững cho đến những con vịnh, những bờ biển yên bình. Mọi thứ từ cây cối, đá sỏi đến những con lạch, những thác nước, cùng với những sinh vật sống cùng hòa quyện, giống như một chốn linh thiêng, một thứ thiên nhiên có hồn. Chúng ta là một phần của thiên nhiên. Vì vậy, tôn trọng thiên nhiên là rất tối cần thiết. 

Thần đạo là tôn giáo bản địa của nhân dân Nhật Bản. Nó đã ra đời và phát triển rất lâu ở Nhật Bản và ăn sâu vào tiềm thức cũng như trái tim của người dân. Thần đạo có mối quan hệ rất mật thiết với địa lý và lịch sử của Nhật Bản, chính vì vậy nó có nhiều điểm tương đồng với tính cách của người Nhật. Đây là tôn giáo đã định hình văn hóa Nhật Bản cũng như được chính nền văn hóa Nhật Bản định hình. Trong số 128 triệu dân Nhật Bản thì có 107 triệu xác nhận theo Thần đạo và 89 triệu người theo đạo Phật. Thần đạo đã gắn liền với đạo Phật từ hàng thế kỷ, thậm chí còn chia sẻ chung những đền chùa. Người Nhật có câu "Sinh theo Thần, Tử theo Phật", cho thấy đức tin của họ vào cả 2 tôn giáo”.

Chia sẻ vị thế của mình về các vấn đề Tây Tạng, Ngài nói: “Về phương diện chính trị, chúng tôi không đòi hỏi sự độc lập. Đối với kinh tế và những lý do khác, chúng tôi có thể chung sống với Trung Quốc. Nhưng Tây Tạng không chỉ vấn đề chính trị, ở chỗ là bảo tồn một trong những nền văn hóa cổ xưa của thế giới, nó có sự liên quan mật thiết đến thế giới ngày nay. Vì vậy, các giá trị ấy rất đáng được trân trọng để gìn giữ và phát huy. Chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm phải bảo tồn các giá trị văn hóa ấy chứ không nên phá hủy nó”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ trích đường lối cứng rắn của Trung Quốc, sự cai trị của họ trong việc nỗ lực kiểm soát và bưng bít các luồng thông tin của công chúng. Ngài lập luận: “1,3 tỷ người Trung Quốc có quyền biết thực tế mọi việc. Một khi người dân Trung Quốc họ được quyền biết thực tế mọi việc, họ có khả năng phán xét những điều đúng sai. Vì vậy, việc kiểm soát và bưng bít các luồng thông tin của công chúng là vô đạo đức... Tự do ngôn luận và hệ thống dân chủ là cách duy nhất.
Đức Đạt Lai Lạt Ma với các thành viên Nghị viện hỗ trợ Tây Tạng tại tòa Quốc hội, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: Jigme Choephel)
Thế giới là của 7 tỷ người và Nhật Bản là của nhân Nhật Bản. Mỗi quốc gia trên thế giới đều do nhân dân làm chủ. Các triều đại luôn thay đổi theo quy luật của thời gian chi phối, đều là giai đoạn, chỉ có đất nước và dân tộc mới trường tồn mà thôi”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tôi chỉ là một cá thể trong 7 tỷ người trên hành tinh này, Ngài cam kết kiến tạo hòa bình và hạnh phúc thế kỷ 21. 

Ngài tiếp tục nói về ba cam kết trong đời của Ngài. Thứ nhất, về mặt một con người, cam kết đầu tiên của tôi là quảng bá các giá trị nhân bản như từ bi, tha thứ, khoan dung, sự hoan hỷ và sống tự chế. Tất cả con người đều như nhau. Chúng ta đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Ngay cả những người không tin vào tôn giáo cũng công nhận sự quan trọng của các giá trị nhân bản trong việc làm cho đời sống của họ hạnh phúc hơn. Tôi vẫn giữ tâm nguyện nói về tầm quan trọng của các giá trị nhân bản này và chia sẻ chúng với bất kỳ ai tôi gặp.

Thứ nhì, về mặt một người tu tập giáo pháp, quyết tâm thứ nhì của tôi là quảng bá sự hòa hợp tôn giáo và cảm thông giữa các truyền thống tôn giáo khác nhau. Bất kể các dị biệt triết lý, tất cả các tôn giáo lớn thế giới đều có tiềm lực để làm cho con người tốt đẹp hơn. Do vậy, điều quan trọng cho tất cả các truyền thống tôn giáo là tôn trọng lẫn nhau và công nhận giá trị của các truyền thống đáng tôn kính của nhau.

Thứ ba, tôi là một người Tây Tạng và mang danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma. Người Tây Tạng đặt niềm tin vào tôi. Do vậy, cam kết thứ ba của tôi là vấn đề Tây Tạng. Tôi có trách nhiệm làm người phát ngôn tự do cho dân Tây Tạng trong cuộc chiến đòi công lý của họ. Cam kết này sẽ kết thúc khi nào có một giải pháp hai bên cùng có lợi giữa người Tây Tạng và Trung Quốc. Tuy nhiên, hai cam kết đầu của tôi thì tôi vẫn sẽ giữ gìn cho tới hơi thở cuối cùng.
Nghị sĩ Đảng Dân chủ Shyu Watanabe chất vấn đức Đạt Lai Lạt Ma tại tòa Quốc hội, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: Jigme Choephel)
Đáp lời với một loạt các câu hỏi, Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ và tôn trọng các truyền thống văn hóa của người Trung Quốc: “chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ người Trung Quốc, chúng tôi thực sự rất tôn trọng. Họ có nền văn hóa 5 nghìn năm, họ là những người bảo tồn văn hóa dân tộc tốt và làm việc rất chăm chỉ”.

Phát biểu với các thành viên của Nghị viện, những người trong Quốc hội Nhật Bản ủng hộ Tây Tạng, Ngài nói rằng sự ủng hộ của họ đối với các vấn đề Tây Tạng hiện là một cam kết phổ cập đến công lý và sự thật.

Một nhóm Nghị viên hỗ trợ cho Tây Tạng đã được thiết lập trong Quốc hội Nhật Bản, trong đó cam kết sẽ hỗ trợ phục hồi cho các vấn đề Tây Tạng.

Vân Tuyền (Nguồn: Central Tibetan Administration)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm