Đức Đạt Lai Lạt Ma: Giáo dục và truyền thông nên có trách nhiệm với môi trường tự nhiên
Nếu như có một nơi mà ở đó cả giáo dục và truyền thông đều có một trách nhiệm đặc biệt, thì tôi tin rằng đó chính là môi trường tự nhiên của chúng ta. Trách nhiệm này trong câu hỏi đúng hay sai nhẹ hơn trong câu hỏi về sinh tồn.
Thế giới tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta. Nó không nhất thiết là thần thánh hay linh thiêng mà đơn giản là nơi chúng ta sống.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đang nhìn phong cảnh thung lũng Leh từ Tu viện Zangdok Palri ở Ladakh, J&K, Ấn Độ ngày 7 tháng 8, 2016 (Ảnh: Tenzin Choejor/ VPTĐĐL)
Do vậy, nó đáng để chúng ta quan tâm, chăm sóc. Đây là nhận thức thông thường. Thế nhưng dạo gần đây, mức độ dân số và năng lượng của khoa học, kỹ thuật lớn mạnh tới mức cho thấy rằng chúng đang tác động trực tiếp đến tự nhiên. Nói cách khác, cho đến bây giờ, Mẹ Trái đất có thể quen chịu đựng những căn nhà luộm thuộm của chúng ta. Tuy nhiên, trạng thái bây giờ đã đến lúc đất mẹ không thể im lặng chịu đựng lâu hơn nữa. Những thảm họa môi trường đã gây ra nhiều vấn đề có thể được xem như là sự phản ứng trở lại của mẹ đất đối với hành vi thiếu trách nhiệm của chúng ta. Mẹ đất cảnh báo rằng sự chịu đựng của trái đất là có giới hạn.
Không nơi nào là không chịu kết quả của sai lầm đối với cách làm phiền đối với sự làm phiền khi tương tác đến môi trường rõ hơn trường hợp Tây Tạng ngày nay. Không xảo ngôn để nói rằng Tây Tạng, mảnh đất tôi lớn lên là thiên đường của đời sống động vật hoang dã. Khách du lịch nào viếng thăm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 cũng đều ấn tượng về điểm này.
Động vật hiếm khi bị săn bắn, ngoại trừ những nơi xa xôi nhất, những nơi mà không thể trồng trọt. Thật tế, thông thường hằng năm văn phòng chính phủ thường ban sắc lệnh bảo vệ động vật hoang dã: không ai, bất kể người thấp hèn hay cao sang hãm hại hay thương tổn các loài sinh vật dưới nước hay chốn hoang sơ. Điều này chỉ ngoại trừ chuột và cáo.
Khi còn trẻ, tôi nhớ mình đã thấy rất nhiều các giống loài khác nhau khắp nơi mỗi khi tôi du hành ngoài Lhasa. Đáng nhớ nhất đó là chuyến du hành 3 tháng ngang qua Tây tạng từ nơi tôi sinh ra ở Takster của miền đông đến Lhasa, nơi tôi được chính thức công nhận là Đạt Lai Lạt Ma khi lên 4 tuổi, là vùng hoang dã mà tôi trải qua dọc theo đường đi.
Những đàn lừa và trâu nhiều vô tận dạo đi thong dong trên dải đồng bằng rộng lớn. Thính thoảng, chúng tôi cũng bắt gặp những ánh sáng lung linh của bầy gowa - loài linh dương nhút nhát ở Tây Tạng, bầy wa - loài nai vòi trắng; hoặc là tso - loài linh dương oai vệ của chúng tôi. Tôi cũng nhớ sự hấp dẫn, quyến rũ về những con chibi bé tí; hoặc pika - chúng thường tập trung trên những khu bãi cỏ. Chúng rất thân thiện. Tôi thích nhìn những đàn chim: chim đại bàng (đại bàng có lông dài trên mặt) bay vút cao trên các tu viện và đậu trên các đỉnh núi; những đàn ngỗng; và thỉnh thoảng vào đêm tôi nghe tiếng kêu của những con wookpa (loài cú có tai dài).
Ngay cả ở Lhasa, không ai cảm thấy bất kì sự tàn phá nào đối với thiên nhiên. Phòng của tôi nằm ở tầng trên cùng của Potala - cung điện mùa đông của Đạt Lai Lạt Ma, tôi trải qua khoảng thời gian bất tận như một đứa trẻ học cách hành xử của những con chim mỏ đỏ, ẩn núp trong những kẻ nứt của vách tường. Phía sau của Norbulingka - cung điện mùa hè, tôi thường thấy những cặp of trung trung Oapanes chim hạc cổ đen), loài chim mà theo tôi, là sự kết tinh của thanh lịch và duyên dáng, chúng sống trong các vùng đầm lầy nơi đó. Và tất cả những điều này không đề cập đến vẻ huy hoàng của quần thể động vật tại Tây tạng: những loài gấu và cáo núi, Chanku (chó sói), và sazik (loài báo tuyết đẹp), thesik (linh miêu) gây kinh hoàng cho những người nông dân bình thường -hay như loài gấu khổng lồ có gương mặt hiền lành (thorn tra), có nguồn gốc từ vùng biên giới giữa hai nước Trung quốc và Tây Tạng.
Buồn thay, sự phong phú của động vật hoang dã không còn được tìm thấy nữa. Một phần là do sự săn bắn, nhưng cơ bản vẫn là do chúng bị mất nơi cư trú, những gì còn giữ được một nửa thế kỉ sau khi Tây Tạng bị chiếm đóng chỉ còn là một phần nhỏ của những gì đã có. Không ngoại lệ, mỗi người dân Tây tạng trở về thăm lại quê hương sau 30 đến 40 năm mà tôi nói chuyện đều đã nói về sự thiếu vắng rõ rệt những loài động vật hoang dã. Trong khi đó, trước đây những loài này thường đến gần nhà người dân, ngày nay hầu như không còn thấy bất kì nơi đâu nữa.
Điều đáng lo hơn đó là sự phá hủy những cánh rừng Tây tạng. Trong quá khứ, những ngọn đồi phủ đầy cây cối nhưng ngày nay những người đã trở về nói rằng họ cạo sạch sẽ như đầu của một nhà sư. Chính phủ Bắc Kinh thừa nhận rằng những trận lụt bi thảm tại phía tây Trung quốc và vùng xa hơn là một phần của điều này. Tôi tiếp tục nghe những bản báo cáo nói rằng cả đoàn xe ngày đêm nối đuôi nhau vận chuyển gỗ ra đi theo hướng đông Tây tạng. Đây là thảm họa hết sức đặc biệt đối với đất nước địa thế núi rừng và khí hậu khắc nghiệt. Điều này có nghĩa là việc trồng lại cây xanh đòi hỏi phải được quan tâm và chăm sóc lâu dài. Thật chẳng may chỉ có một chút dấu hiệu về việc này thôi.
Về lịch sử, không ai nói rằng, người Tây Tạng chúng tôi là những “nhà bảo tồn” cố ý. Chúng tôi không phải vậy. Ý niệm về cái gì bị cho là “ô nhiễm” không có trong chúng tôi. Về phương diện này, không phủ nhận việc chúng tôi có phá hỏng một ít. Không nhiều người sinh sống nơi một khu vực rộng lớn với không khí khô, sạch và dồi dào nguồn nước từ núi rừng tinh khiết. Thái độ vô tư luôn hướng đến cái sạch trong, khiến cho khi tha hương, chúng tôi hết sức kinh ngạc khi nhận ra, chẳng hạn như dòng suối tồn tại nhưng nước của chúng lại không thể uống. Như chỉ là một đứa trẻ, dù cho chúng tôi làm gì, mẹ trái đất luôn dung thứ mọi cách cư xử của chúng tôi. Kết quả là chúng ta không hiểu đúng về sự vệ sinh và trong lành. Con người thường hay phun, hỉ mũi trên đường mà không hề suy nghĩ gì về nó. Thật ra, nói về việc này, tôi nhớ đến một vị Khampa lớn tuổi, người bảo vệ trước đây của tôi, đã từng đến mỗi ngày để đi kinh hành quanh nơi ở của tôi tại Dharamsala (một pháp môn tu tập phổ biến). Chẳng may, ông ấy đang bị viêm cuống phổi nặng. Bệnh này lại càng trầm trọng bởi khói nhang mà ông ta mang theo. Do đó, tại mỗi góc quanh, ông ta thường dừng lại ho và khạc đàm rất dữ dội đến nỗi đôi khi tôi tự hỏi ông ta đến để cầu nguyện hay chỉ để khạc nhổ.
Qua nhiều năm, kể từ khi chúng tôi bắt đầu cuộc sống lưu vong, tôi đã quan tâm sâu sắc đến các vấn đề môi trường. Chính phủ Tây Tạng lưu vong đã đặc biệt chú ý đến việc giới thiệu cho con cái của họ về việc chịu trách nhiệm của chúng như những cư dân sống trong hành tinh mong manh này. Và tôi không ngần ngại nói về đề tài này bất cứ khi nào tôi có cơ hội. Đặc biệt, tôi luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải cân nhắc hành động của chúng ta, trong việc ảnh hưởng đến môi trường, cũng giống như ảnh hưởng đến người khác. Tôi thừa nhận rằng điều này thường rất khó phán xét. Chúng ta không thể nói chắc rằng những tác động cuối cùng của nạn phá rừng là gì. Ví dụ có thể do sói mòn đất và lượng mưa địa phương chưa nói đến những hệ lụy của hệ thống thời tiết trên hành tinh .Một điều rõ ràng rằng con người là loài duy nhất có khả năng tiêu diệt trái đất, như chúng ta biết. Các loài chim không có sức mạnh như vậy, hoặc cũng không phải các loài côn trùng, càng không thể bất kỳ động vật có vú nào. Nhưng, nếu chúng ta có khả năng tiêu diệt trái đất, thì chúng ta cũng có khả năng để bảo vệ nó.
Điều cần thiết là chúng ta tìm ra các phương thức sản xuất mà không hủy hoại thiên nhiên. Chúng ta cần phải tìm ra nhiều cách để giảm bớt lượng gỗ mà chúng ta tiêu thụ và các nguồn tài nguyên giới hạn khác. Tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này. Tôi không thể đưa ra đề xuất làm thế nào để điều này có thể thực hiện được. Tôi chỉ biết rằng quyết tâm mạnh mẽ thì có thể làm được.Ví dụ, tôi nhớ lại một chuyến viếng thăm Stockholm vài năm trước đây, lần đầu tiên trong từ lâu lắm, cá được thả trở lại dòng sông chảy khắp thành phố. Cho đến gần đây, thì không còn nữa do ô nhiễm công nghiệp. Tuy nhiên, sự cải tiến này không phải là kết quả của tất cả các nhà máy địa phương ngưng hoạt động. Tương tự, khi thăm nước Đức, tôi đã được chứng kiến một sự phát triển công nghiệp được thiết kế để sản xuất mà không gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, rõ ràng là có các biện pháp để hạn chế thiệt hại cho thế giới tự nhiên, đồng thời không kìm hãm ngành công nghiệp.
Điều này không có nghĩa là tôi tin rằng chúng ta có thể dựa vào công nghệ để giải quyết tất cả rắc rối. Tôi cũng không tin chúng ta có đủ năng lực để tiếp tục các hoạt động phá hoại với sự lường trước của công cụ kỹ thuật sửa chữa tiên tiến. Bên cạnh đó, môi trường không cần phải sửa chữa. Đó là thái độ của chúng ta liên quan đến môi trường cần thay đổi. Tôi đặt câu hỏi, liệu trong trường hợp thảm hoạ đang lan rộng như vậy do hiệu ứng nhà kính, đã từng có sự sửa chữa nào chưa, ngay cả trên lý thuyết. Và giả sử nó có thể, chúng ta phải hỏi liệu đã có biện pháp khả thi trên quy mô theo yêu cầu. Chi phí và cái giá phải trả của chúng ta về các nguồn tài nguyên thiên nhiên là gì? tôi nghĩ chúng chắc hẳn rất cao. Cũng có một thực tế là trong nhiều lĩnh vực khác - chẳng hạn như trong việc cứu trợ nhân đạo đói kém - không có đủ quỹ để trang trải cho các việc cần. Vì vậy, ngay cả khi người ta cho rằng các quỹ cần thiết cần được nâng lên, về mặt đạo đức, nó gần như không thể biện minh cho những thiếu sót đó. Sẽ không được quyền triển khai các khoản tiền khổng lồ đơn giản chỉ để cho phép các quốc gia công nghiệp hoá tiếp tục hành động tác hại của họ trong khi người dân ở những nơi khác thậm chí không thể tự nuôi sống mình.
Tất cả những điều này cho thấy cần thiết phải nhận ra hành động của chúng ta đã phổ biến trên toàn cầu, dựa trên cơ sở đó, để kiểm chế. Điều cần thiết này là một chứng minh mạnh mẽ khi chúng ta xem xét việc gia tăng dân số. Mặc dù theo “quan điểm tất cả các tôn giáo lớn”, dân số càng đông thì càng tốt, và mặc dù điều này có thể đúng vì một số nghiên cứu gần đây cho thấy một sự bùng nổ dân số từ một thế kỷ nay, tôi vẫn tin là không thể bỏ qua vấn đề này. Là một tu sĩ, có lẽ tôi không thích hợp để nhận xét những vấn đề này, nhưng tôi tin rằng kế hoạch hóa gia đình rất quan trọng. Tất nhiên, tôi không có ý đề nghị không nên có con. Cuộc sống con người là một nguồn quý giá.các cặp vợ chồng nên có con trừ khi có lý do thuyết phục để không muốn. Quan điểm không có con chỉ vì chúng ta muốn tận hưởng cuộc sống trọn vẹn mà không quan tâm đến trách nhiệm tôi nghĩ nó hơi sai lầm. Đồng thời, các cặp vợ chồng phải có trách nhiệm cân nhắc đến tác động số con cái của chúng ta đối với môi trường tự nhiên. Điều này đặc biệt đúng với tác động của công nghệ hiện đại.
May mắn thay, ngày càng có nhiều người nhận ra tầm quan trọng của kỷ luật đạo đức như một phương tiện để đảm bảo môi trường sống lành mạnh. Với lý do này, tôi lạc quan rằng thiên tai có thể tránh được. Cho đến gần đây, một số người đã suy nghĩ nhiều về tác động của con người ảnh hưởng đến hành tinh, ngày nay môi trường cũng là mối quan tâm chính của các đảng phái chính trị. Hơn nữa, thực tế là không khí ta thở, nước ta uống, rừng và đại dương có thể duy trì hàng triệu sự sống dưới nhiều dạng khác nhau, và các mô hình khí hậu điều khiển hệ thống thời tiết vượt qua ranh giới của quốc gia là một nguồn hy vọng. Điều đó có nghĩa là không quốc gia nào, cho dù giàu và có quyền lực hay nghèo nàn và yếu thế ra sao, có thể đủ khả năng nói không can dự với vấn đề này.
Riêng cá nhân tôi, các vấn đề phát sinh từ việc bỏ mặc môi trường tự nhiên là một lời nhắc nhở sâu sắc rằng tất cả chúng ta cần phải có đóng góp. Và trong khi hành động của một người có thể không tác động đáng kể, nhưng nếu kết hợp hiệu ứng của hàng triệu hành động từ nhiều cá nhân thì chắc chắn sẽ được. Điều này có nghĩa là đã đến lúc tất cả những người sống ở các nước công nghiệp phát triển cần phải suy nghĩ nghiêm túc để thay đổi lối sống của họ. Một lần nữa đây không phải là một câu hỏi về đạo đức. Thực tế là dân số của phần còn lại trên thế giới có quyền bình đẳng để cải thiện tiêu chuẩn sống của họ vẫn quan trọng hơn là tiếp tục sống (như thế). Nếu điều này được thực hiện mà không gây ra xâm hại không phục hồi được cho thế giới tự nhiên - cùng tất cả các hậu quả tiêu cực cho hạnh phúc mà nó kéo theo - thì các nước giàu hơn phải nêu gương. Tổn thất cho trái đất và từ đó tổn thất cho nhân loại, mức sống ngày càng tăng, thì hoàn toàn quá lớn.
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Trích trong Trí tuệ Cổ đại, Thế giới Hiện đại: Đạo đức của Thiên niên kỷ mới của Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn. Được xuất bản bởi Little, Brown và Company, Vương quốc Anh J 999. (trang 2 J 3 -220).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm