Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 14/11/2016, 09:37 AM

Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Hòa bình thế kỷ 21 phụ thuộc vào thế hệ trẻ"

Đức Đạt Lai Lạt Ma có buổi chia sẻ Pháp thoại với hơn 3.000 học sinh và giáo viên tại trường Trung học Seifu (清風中学校), thị trấn Tennoji-ku, thành phố Osaka, nơi gắn liền với ngôi chùa lịch sử Ishiyama Hongan Temple (Thạch Sơn Bổn Nguyện Tự-石山本願寺, một pháo đài trọng yếu của Ikkō-ikki, nhóm các nhà sư chiến binh và nông dân chống lại luật lệ samurai), Osaka một thành phố đông dân cư lớn thứ ba của Nhật Bản. Buổi pháp thoại với chủ đề “Phật giáo trong thế kỷ 21”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chúc phúc cát tường và học sinh hân hoan kính chào khi Ngài quang lâm trường Trung học Trung học Seifu, thị trấn Tennoji-ku, thành phố Osaka, Nhật Bản. 10/11/2016 Ảnh: Jigme Choephel
Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyến khích các thế hệ trẻ học sinh sinh viên hình dung một thế kỷ 21 hòa bình hơn và hạnh phúc hơn: “Các thế hệ của thế kỷ 20 đã chứng kiến sự tiến bộ công nghệ to lớn, nhưng hai cuộc chiến tranh và phát triển vũ khí hạt nhân trên thế giới dẫn đến sự thiệt mạng của 200 triệu người. Có những cuộc chiến tranh thường xuyên vào đầu thế kỷ trước, vào thời điểm đó khi người dân tự hào về sự trả thù với những kẻ thù địch. Tuy nhiên, xu hướng tiêu cực này dần dần thay đổi trong nửa sau của thế kỷ với sự ra đời của các cuộc đối thoại như một phương tiện để giải quyết các vấn đề xung đột”

Ngài nói rằng các cuộc xung đột bạo lực đang diễn ra giai đoạn đầu của thế kỷ này, kết quả cái nhìn sai lầm của những thế hệ thế kỷ 20, người dùng đến bạo lực để giành thắng lợi cho chính mình để đánh bại những người khác. Ngài nói với học sinh sinh viên: “Vì vậy, thế kỷ 20 không phải là thế kỷ hạnh phúc. Trách nhiệm để làm cho thế kỷ 21 hạnh phúc là các thế hệ trẻ thanh thiếu niên”.

Ngài nói thêm rằng: “Thế hệ chúng tôi dần dần biến mất. Tôi đã chứng kiến các cuộc chiến tranh, trong đó có cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, những quốc gia Việt Nam, Triều Tiên lâm vào cảnh tương tàn bởi ý thức hệ và chia cắt giang sơn, và cuộc nội  chiến của Trung Quốc. Thế kỷ 20 không có hạnh phúc và hòa bình. Vì vậy, điều quan trọng là phải suy nghĩ làm thế nào để thế kỷ 21 này được hạnh phúc hơn, hòa bình hơn. Để đạt được điều này phụ thuộc hoàn toàn vào cách nỗ lực của thế hệ trẻ ngày nay và luôn có tầm nhìn tích cực. Các thế hệ trẻ thanh thiếu niên phải suy nghĩ về những hậu quả của chiến tranh và bạo lực của thế kỷ qua. Các bạn phải nỗ lực với tầm nhìn để định hình cho thế kỷ này”.

Sau đó, Ngài hỏi các học sinh sinh viên để nâng cao tầm nhìn của mình, nếu quý vị cảm thấy rằng thế kỷ 20 là hạnh phúc. Chỉ có một học sinh giơ tay lên. Khi Ngài yêu cầu học giơ tay nếu muốn cho hạnh phúc của thế kỷ 21, tất cả đều giơ tay.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chắp tay chào hơn 3.000 học sinh, trước khi chia sẻ Pháp thoại tại trường Trung học Trung học Seifu, thị trấn Tennoji-ku, thành phố Osaka, Nhật Bản. 10/11/2016 Ảnh: Jigme Choephel
Ngài nói rằng giáo dục là chìa khóa để làm cho một xã hội thế kỷ này hòa bình, hạnh phúc hơn: “Hệ thống giáo dục hiện đại là phát triển về vật chất, và thiếu tập trung vào các giá trị nội tại. Vì vậy, cả giáo viên và học sinh nên chú ý vào việc phát triển các giá trị nội tại và sự yên tâm, bằng cách kết hợp một phần chương trình đạo đức thế tục”.

Ngài nhấn mạnh rằng "tình yêu thương" của con người là yếu tố quan trọng để mang lại hòa bình và chữa trị những vết thương lòng cho bản thân mình. Không giống như hoa và động vật, con người có phẩm chất của trí tuệ và cảm xúc: “Khi một người bạn thân trung thành và đã mang lại sự động viên an ủi khi một người nào đó tâm trí bị xao động do cơn tức giận, nó giúp xoa dịu cơn tức giận. Vì vậy, tình cảm của con người là tính chất quý giá. Ngay cả động vật khi yêu mến chúng ta khi chúng ta quan tâm chăm sóc nó bằng tình cảm. Mặt khác, hoa không có tính chất này”.

Ngài nói rằng chúng ta nên sử dụng trí tuệ của chúng ta, và biểu hiện sự mỉm cười độc đáo của mình để đối trọng với sự kém hiểu biết, và xây dựng lòng tin yêu đối với đồng loại: “Theo kết quả nghiên cứu của họ, các nhà khoa học hiện đại đã chứng minh rằng thái độ tự gây ra nhiều lo lắng và sợ hãi trong tâm trí, kết quả trong việc phá hủy hệ thống miễn dịch của con người. Mặc khác, một cảm giác quan tâm, động viên an ủi đến người khác đang trong buồn phiền, sẽ làm giảm các cảm xúc tiêu cực và xây dựng lòng tin yêu với mọi người, nội tâm được bình an và thân thể lành mạnh”.

Đáp lại các câu hỏi của học sinh sinh viên, Ngài khuyên họ sử dụng nụ cười tươi trẻ của mình. Ngài cho biết Nhật Bản thiếu tiếp xúc với thế giới bên ngoài và khuyến khích họ tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài, và việc học tiếng Anh để làm phương tiện trong giao tiếp với thế giới. Ngài nói rằng sử dụng tiếng Anh rất tiện lợi cho việc giao lưu văn hóa với nhiều bạn bè trên khắp thế giới.

Ngài nói rằng bản chất cơ bản của con người là từ bi, đó là cơ sở của niềm hy vọng của chúng ta. Chính ánh mắt hiền hòa, nụ cười tươi của con người là sự biểu hiện của tình yêu thương. Nếu bản chất cơ bản của con người là tiêu cực thì không có hy vọng. 

Phát biểu trong sự quan tâm của mình với việc viếng thăm Trung Quốc, Ngài nói rằng tôi mong muốn có dịp được một chuyến hành hương các thánh tích phật giáo Trung Quốc. Nhưng chính phủ Trung Quốc lại gán cho tôi là phần tử “Ly khai”. Vì vậy, tôi phải đành chờ đợi thời gian vậy. Nếu chính phủ Trung Quốc có dấu hiệu tích cực hơn trong góc nhìn với tôi, sau đó tôi có thể đi. Nhưng nếu tôi đi đến đó như một phần tử “Ly khai” như cáo buộc của chính phủ Trung Quốc thì tôi sẽ bị còng tay tại sân bay ngay lập tức. 

Ngài nói thêm, Trung Quốc cáo buộc tôi kích động dân chúng Tây Tạng đòi ly khai; thực ra chỉ muốn cho Tây Tạng được quyền tự trị thực sự mà thôi. Những gì chúng tôi yêu cầu là quyền tự trị trong khuôn khổ của hiến pháp Trung Quốc. Chúng tôi đã thực hiện tư thế này rõ ràng đối với cộng đồng quốc tế.

Ngài nói rằng con người có bộ não và trí thông minh để sử dụng cho việc xây dựng hay phá hoại phụ thuộc vào động lực. Hành động của chúng ta sẽ trở nên tích cực và hiệu quả nếu chúng ta sử dụng bộ não của chúng ta với sự khôn ngoan và ấm lòng từ  bi.

Ngài ca ngợi tinh thần và sự quyết tâm của Nhật Bản để xây dựng từ đóng tro tàn của hai thảm họa từ bom nguyên tử. Ngài nhấn mạnh những nỗ lực để cấm sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ngày hôm sau, đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tiếp tục chia sẻ Pháp thoại tại Trường trung học này.
Đức Đạt Lai Lạt Ma và thầy, Hiệu trưởng trường Trung học Trung học Seifu, Hiraoka Hidenobu cắt băng khánh thành thính phòng trường Trung học Trung học Seifu, thị trấn Tennoji-ku, thành phố Osaka, Nhật Bản. 10/11/2016 Ảnh: Jigme Choephel

Đức Đạt Lai Lạt Ma kiểm tra đàn Mạn Đà La trên cát được xây dựng, một phần của lễ Khánh thành thính phòng trường Trung học Trung học Seifu, thị trấn Tennoji-ku, thành phố Osaka, Nhật Bản. 10/11/2016 Ảnh: Jigme Choephel

Đức Đạt Lai Lạt Ma hợp tác với phóng viên Tomoko Nagano, trong cuộc phỏng vấn của đài phát thanh truyền hình TV Asahi, trong chuyến  viếng thăm của Ngài đến trường Trung học Trung học Seifu, thị trấn Tennoji-ku, thành phố Osaka, Nhật Bản. 10/11/2016 Ảnh: Jigme Choephel

Vân Tuyền (Nguồn: Tibetan Community)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây

Ảnh 12:40 10/11/2024

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.

Xem thêm