Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 18/01/2017, 17:05 PM

Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột ở Syria, Myanmar

Một tổ chức tại Bodh Gaya dựa trên các đại diện của hệ thống tín ngưỡng khác nhau, diễn đàn Inter Faith đã tìm cách phỏng vấn đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng để can thiệp và đảm bảo công bằng cho người dân tộc Rohingya theo đạo Hồi ở Myanmar, những người được xem là nạn nhân của việc xung đột sắc tôn giáo.


Đạo Phật là biểu tượng hòa bình, phi bạo lực và lòng từ bi, như vậy việc xung đột sắc tộc, tôn giáo xảy ra đối với người Hồi giáo ở Myaanmar là không phù hợp với các nguyên tắc đạo đức của Phật giáo. Diễn đàn đã gửi đơn kiến nghị lên Đạt Lai Lạt Ma trong vấn đề này, diễn đàn gồm các thành viên gồm Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và người Sikh.

Miến (Burma), chiếm 68% số dân Mianma. Tiếp theo là các dân tộc: Shan (9%), Keren (8%), Kachin (7%), Rakhine (4%). Những dân tộc còn lại chiếm khoảng 4%. Phần lớn các dân tộc ở Myanma đều di cư từ nơi khác đến. Dân tộc Rohingya theo đạo Hồi, một dân tộc thiểu số chiếm khoảng 2% dân số Myanmar, họ phàn nàn về sự khủng bố và việc từ chối công dân, trong đó có quyền biểu quyết, Myanmar tín đồ phật tử chiếm 90% dân số. Khá nhiều dân tộc Rohingya theo đạo Hồi, họ đang phải sống trong các trại tập trung với điều kiện khó khăn. Tình hình của người Rohingya tại Myanmar tệ hại. Nhiều người đang chết dần mòn.

Diễn đàn Inter Faith đã tìm cách thỉnh cầu sự can thiệp của đức Đạt Lai Lạt để chấm dứt xung đột tại Syria, nơi gần nửa triệu người đã chết trong cuộc nội chiến đang diễn ra, và bạo lực sắc tộc giữa các nhóm Hồi giáo Shiite và Sunni.

Theo các nguồn tin trong Chính phủ Tây Tạng lưu vong, các kiến nghị đã được chuyển đến chính phủ Myanmar thông qua các kênh ngoại giao bình thường.

Ngày 31/08/2016, Hội nghị hòa bình các dân tộc tại Myanmar sẽ khai mạc ở Thủ đô Naypyidaw, với sự tham dự của 1.800 đại biểu của các cơ quan chính phủ, phe phái chính trị, nhóm vũ trang địa phương, cùng các nhà quan sát của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và đại diện ngoại giao các nước.

Hội nghị hòa bình lần này với tên gọi Hội nghị Panglong thế kỷ 21 sẽ kéo dài 5 ngày và có sự tham gia của nhiều nhóm sắc tộc vũ trang nhằm tìm ra giải pháp để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 70 năm qua tại nước này.

Vân Tuyền (Nguồn: India Times)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm