Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/06/2022, 07:51 AM

Đức Phật cần gì ở đại gia?

Thời Phật, Trưởng giả Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍada) cúng dường Đức Thế Tôn cả một khu vườn lát vàng ròng để xây tịnh xá Kỳ Viên, nhưng Phật không nhận cúng dường tịnh xá cho Phật mà Ngài chỉ nhận cúng dường cho Tăng thân.

Vì thế tài sản trở nên ít có ý nghĩa, bởi hàng ngày chư tăng cũng chỉ khất thực chỉ đủ để nuôi thân với một bữa trưa duy nhất.

Phật chỉ cần chúng ta chăm chỉ tu tập thôi, có lỗi thì sửa lỗi không tái phạm, không lỗi thì đừng phạm lỗi, như thế không có thứ hiến dâng nào ý nghĩa và thanh tịnh hơn điều đó cả.

Phật chỉ cần chúng ta chăm chỉ tu tập thôi, có lỗi thì sửa lỗi không tái phạm, không lỗi thì đừng phạm lỗi, như thế không có thứ hiến dâng nào ý nghĩa và thanh tịnh hơn điều đó cả.

Hành động cúng dường thể hiện rõ lòng tôn kính, nên vật phẩm cúng dường hoàn toàn thanh tịnh. Phải có người xứng đáng nhận sự hiến dâng và phải có người làm trong sạch sự hiến dâng ấy thì mới là thanh tịnh cúng dàng. Thanh tịnh cúng dàng thì không vì nhân ngã danh lợi mà cúng.

Trong Tăng Chi bộ, Đức Phật nói với ông Anāthapiṇḍada về cúng dường như sau:

“Gia chủ đãi cơm cho trăm người thường không bằng đãi cơm cho một người tốt. Đãi cơm trăm người tốt không bằng đãi cơm cho một vị Tu-đà-hoàn. Đãi cơm cho trăm vị Tu-đà-hoàn không bằng đãi cơm cho một vị Tư-đà-hàm. Đãi cơm cho trăm vị Tư đà hàm không bằng đãi cơm cho một vị A-na-hàm. Đãi cơm cho trăm vị A-na-hàm không bằng đãi cơm cho một vị A-la-hán. Hiến cơm cho trăm vị A-la-hán không bằng hiến cơm cho một vị Bích Chi Phật. Hiến cơm cho trăm vị Bích chi Phật không bằng hiến cơm cho một vị Phật”.

Đến đây cứ nghĩ Phật đề cao quả vị Phật, nhưng không phải vậy. Xin lắng nghe Phật dạy tiếp:

“Hiến cơm cho một vị Phật không bằng hiến cơm cho Tăng đoàn đang tu với Phật. Hiến cơm cho Tăng đoàn đang tu với Phật không bằng xây tu viện hiến cúng cho Tăng đoàn ở khắp bốn phương trong hiện tại và tương lai. Hiến cúng Tăng đoàn bốn phương trong hiện tại và tương lai không bằng đem lòng chí thành mà quy y Tam bảo”.

Tạm dừng ở đây, hỡi các vị đệ tử xuất gia, người ta đã chí thành quy y Tam bảo, công đức ấy còn lớn hơn xây chùa to, lớn hơn cúng dàng Phật, qúy vị còn đòi hỏi gì thêm ở họ nữa?

Xin cùng lắng nghe Phật dạy tiếp:

“Đem lòng chí thành quy y Tam bảo không bằng đem lòng chí thành giữ trọn 5 giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu).

Trời đất ơi, cuối cùng sự dâng cúng trở về với công hạnh tu tập của chính bản thân người cúng. Có đại gia nào xây chùa to Phật lớn ý thức mình là một người Phật tử quy y Tam bảo và giữ gìn năm giới?

Chưa hết bất ngờ đâu ạ! Phật dạy tiếp:

“Đem lòng chí thành giữ trọn 5 giới không bằng mở rộng dù chỉ một thoáng từ tâm. Đem lòng mở rộng dù chỉ một thoáng từ tâm không bằng đem lòng mà quán dù chỉ trong thời gian của một cái búng tay về ý nghĩa của vô thường”.

Ôi, hoá ra đền đài lăng tẩm, thân mạng này cũng chỉ là phù du. Phật có muốn nhận gì cho mình đâu ngoài bữa ăn vừa đủ để nuôi thân.

Nhưng nếu người hiến cúng nào cũng biết giữ gìn 5 giới, cũng khởi từ tâm, cũng giác ngộ vô thường, thì tịnh độ ở ngay nhân gian này vậy.

Đây cũng là điều Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng mong mỏi.

Theo như lời Phật dạy thì hãy tuỳ điều kiện cúng dường ngang được ở cấp nào thì cúng dường, nhưng cuối cùng vẫn không bằng tự mình tu tập và quán chiếu vô thường.

Ai cũng cho và nhận bằng lời dạy trên thì làm gì còn những kiểu người chỉ chăm chăm nhìn vào túi tiền của người khác, làm gì có người cúng dường xong do không được tâng bốc chiều chuộng, nên bực bội rồi hô hoán lên mình bị lừa tiền.

Đó là ô nhiễm nhận và bất tịnh thí. Đó cũng là hệ quả tất yếu dẫn đến tranh đấu, kiện cáo khổ đau.

Vì sao mỗi khi quỳ trước Đức Phật chúng ta dâng cúng 5 thứ hương thơm: giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương. Vì Phật nào cần cái thứ khói hương lửa cháy đùng đùng tẩm đầy hoá chất.

Phật chỉ cần chúng ta chăm chỉ tu tập thôi, có lỗi thì sửa lỗi không tái phạm, không lỗi thì đừng phạm lỗi, như thế không có thứ hiến dâng nào ý nghĩa và thanh tịnh hơn điều đó cả.

Thích Thanh Thắng/Báo Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm