Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/03/2020, 15:06 PM

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

Đức Phật có thể chữa lành người bệnh, nhưng Ngài không quan tâm đến việc làm cho người chết sống trở lại. Ngài quan tâm nhiều hơn đến tự do tuyệt đối không còn sự chi phối của chết và sử dụng thần thông chỉ để giáo hóa mà thôi.

Thiền - phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Chắc chắn là Đức Phật có khả năng trị bệnh. Vấn đề ấy tôi không đề cập đến trong cuốn sách này. Ngay cả thái tử Sĩ-đạt-ta, theo truyền thống, Ngài cũng có nghiên cứu y phương minh nữa. Như vậy, Ngài am hiểu những kiến thức y khoa và các phương pháp chữa bệnh được áp dụng thời bấy giờ nơi đất nước Ngài sống.

Câu chuyện sau đây từ bài kinh ‘Tam Bảo’ mô tả rất kỹ rằng đức Phật thật sự có khả năng dùng thần thông để trị bệnh.

Đức Phật không để tâm nhiều đến vấn đề sống lâu và làm cho người chết sống trở lại. Đức Phật có cái nhìn xa trông rộng hơn vậy nữa. Với Ngài chết chỉ là sự kết thúc tạm thời của một kiếp sống tạm mà thôi.

Đức Phật không để tâm nhiều đến vấn đề sống lâu và làm cho người chết sống trở lại. Đức Phật có cái nhìn xa trông rộng hơn vậy nữa. Với Ngài chết chỉ là sự kết thúc tạm thời của một kiếp sống tạm mà thôi.

Đức Phật có thể cứu rỗi chúng sinh thoát khỏi dịch COVID-19 hay không?

Dạo nọ, dân chúng trong thị trấn Vesali trù phú cùng một lúc gặp phải ba thiên tai - nạn chết đói, nạn bị ma quái quấy rầy và nạn dịch hạch. Thảm họa này đưa đến nhiều người chết. Tình thế càng nguy khốn hơn khi ma quỷ, nương vào những xác chết này hoành hành người còn sống. Khắp phố phường tang tóc đau thương. Trước những tai ách vô cùng nguy hiểm này, hai vị quý tộc dòng họ Licchavi và đoàn tùy tùng hùng hậu đến cung thỉnh đức Phật, lúc ấy đang lưu trú tại thành Rajagaha (Vương Xá) gần đó. Đức Phật khi nghe thuật lại sự tình tđau thương vô cùng tuyệt vọng đó, liền chấp nhận lời thỉnh cầu và cùng đông đảo chúng Tăng đệ tử, rời Rajagaha sang sông Ganges (Hằng).

Tương truyền rằng tôn giả Ananda cũng có tháp tùng đức Phật trong chuyến đi này.Sau khi qua sông Hằng, đức Phật và chư tăng đến thẳng nơi đang gặp nạn. Ngài và chư đệ tử làm một việc rất lạ. Với tâm từ, đức Phật tụng bài kinh Ratana Sutta (Kinh Tam Bảo) cho dân chúng thành phố Vesali nghe. Đức Phật giảng bài kinh này cho ngài Ananda và các trưởng lão khác, rồi hướng dẫn Ananda cùng với chư Tăng vừa đi khắp các đường phố vừa đọc tụng Kinh này cho dân chúng nghe. Ngài Ananda ôm theo bình bát của chính đức Phật, bên trong có chứa nước , vừa đọc kinh vừa vẩy nước khi đi vòng quanh thành phố. Lời kinh vang lên, ma quỷ tìm đường lánh chạy ra khỏi thành phố Vesali. Tai ương ở thành phố này nhờ đó mà không còn nữa.

Như vậy, đức Phật có khả năng chữa lành bệnh với năng lực trí tuệ và từ bi của Ngài. Ngài làm việc này không phải ở phương diện cá nhân (coi lại phần “Niềm an lạc tinh thần”) mà ở phương diện sức khỏe cộng đồng, hướng đến sự bình an của toàn bộ dân chúng thành phố Vesali. Thế nhưng đức Phật không gọi đó là phép lạ. Theo quan điểm của Ngài, đó chỉ là năng lực về chân lý một cách tự nhiên. Năng lực chân lý hộ trì người thực hành đúng chân lý. Với Ngài, nếu có phép lạ chăng thì đó là phép lạ của nghệ thuật giáo dục. Làm thay đổi người xấu xa độc ác thành người tử tế, người keo kiệt bủn xỉn thành người rộng lượng, người ngu đần thành người có trí tuệ, người tội lỗi trở nên người thánh thiện, người xảo trá thành người chân thật, người lười biếng thành người siêng năng. Tất cả những điều này trở thành ‘phép lạ’ trong cái nhìn của đức Phật.

Đức Phật có thể chữa lành người bệnh, nhưng Ngài không quan tâm đến việc làm cho người chết sống trở lại.

Đức Phật có thể chữa lành người bệnh, nhưng Ngài không quan tâm đến việc làm cho người chết sống trở lại.

Đức Phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại?

Còn làm cho người chết sống lại thì sao? Đức Phật có làm điều này không?

Theo kinh điển, đức Phật có thể kéo dài tuổi thọ đến bao nhiêu tùy theo sự chọn lựa của Ngài. Nhiều tài liệu còn nói rằng, những ai thực hành lời Phật dạy thì cũng có khả năng kéo dài mạng sống. Thế nhưng, đức Phật không để tâm nhiều đến vấn đề sống lâu và làm cho người chết sống trở lại. Đức Phật có cái nhìn xa trông rộng hơn vậy nữa. Với Ngài chết chỉ là sự kết thúc tạm thời của một kiếp sống tạm mà thôi.

Sống một ngày mà thấy được chân lý tối thượng còn tốt hơn sống cả ngàn năm mà không thấy chân lý (Pháp cú, câu số 113).

Người chết rồi sẽ tái sinh trở lại. Sống-chết không quan trọng. Điều quan trọng hơn là trong lúc hấp hối, người đó cần được giúp đỡ để tái sanh về cảnh giới an lành và hướng đến ánh sáng giác ngộ. Chỉ khi nào giác ngộ hoàn toàn mới không còn chết, không còn tái sanh nữa mà thôi. Trên quan điểm này, chúng ta không bao giờ nghe đức Phật sử dụng thần thông để làm cho người chết sống lại. Ngay cả nếu làm việc đó, Ngài vẫn không xem đó là thần thông.

Câu chuyện sau đây là một ví dụ về cách đức Phật đưa người chết về cõi sống hoặc tôi có thể nói rằng Ngài đã đưa người từ địa ngục lên thiên đường.

Vào thời Đức Phật, có một vị tăng tên là Tissa nhận được một bộ y phục rất đẹp và vị này lấy làm thích chí. Vị tăng ấy vắt bộ đồ lên dây treo áo quần, định bụng “ngày mai, mình sẽ mặc bộ y phục này.” Thế nhưng tối đó, vị tăng ấy bị trúng gió chết đột ngột. Vị tăng này liền tái sanh làm con bọ chét chui vào trong chiếc y mới. Sau lễ hỏa thiêu, chư tăng cùng nhau chia tài sản của vị tăng ấy. Con bọ chét phẫn nộ chạy lung tung bên trong dọc theo đường biên của chiếc y mới, la hét “chư tăng đang mặc y phục của tôi mất rồi.” Bằng thiên nhãn, đức Phật nghe tiếng kêu của con bọ chét. Thế là Ngài bảo Ananda xuống nói chư tăng ngừng lại việc chia chiếc y đó trong vòng 7 ngày. Đến ngày thứ tám, chiếc y đó mới được đem ra cắt chia. Chư tăng lấy làm ngạc nhiên với việc trì hoãn này.

Ngài quan tâm nhiều hơn đến tự do tuyệt đối không còn sự chi phối của chết và sử dụng thần thông chỉ để giáo hóa mà thôi.

Ngài quan tâm nhiều hơn đến tự do tuyệt đối không còn sự chi phối của chết và sử dụng thần thông chỉ để giáo hóa mà thôi.

Đức Phật thăm Tỷ kheo lâm bệnh

Đức Phật nhân đó mới nói, “vì quyến luyến chiếc y mới này, Tissa đã tái sanh làm con bọ chét. Nếu chư tăng chia y sớm quá, sanh linh ấy sẽ càng căm phẫn hơn và lại tái sinh một kiếp khác ở địa ngục. Tuy nhiên, đến ngày thứ bảy, con bọ chét ấy đã thác sanh lên cõi trời Đâu Suất rồi. Do đó, ngày thứ tám, Thế Tôn mới cho phép chúng tăng chia chiếc y ấy.” Đó là cách đức Phật khéo dùng phương tiện và tâm từ bi để giúp người đã chết/đang chết tiến hóa hơn trong vòng luân hồi sanh tử. Ở một trường hợp khác, đức Phật thậm chí còn có thể hướng dẫn một người sắp chết tiến dần đến giác ngộ. Theo kinh Tương Ưng bộ kinh, phẩm Dự lưu, Đức Phật có khi đến thăm Dighayu, một người cư sĩ đang bệnh nặng hấp hối. Bậc Đạo sư đã hướng dẫn tinh thần cho người cư sĩ ấy và không bao lâu sau, Dighayu giã từ cõi sống một cách thanh thản. Sau đó, Đức Phật tuyên bố Dighyu chứng quả Bất hoàn (A-na-hàm, bậc thánh thứ ba). Sau khi chết, người ấy sanh về cõi trời Tịnh Cư, một cõi trời dành cho người chứng A-na-hàm. Ở đó, vị ấy tiếp tục tu tập đạt đến chứng ngộ A-la-hán và sống trọn đời tại đó.

Tóm lại, Đức Phật có thể chữa lành người bệnh, nhưng Ngài không quan tâm đến việc làm cho người chết sống trở lại. Ngài quan tâm nhiều hơn đến tự do tuyệt đối không còn sự chi phối của chết và sử dụng thần thông chỉ để giáo hóa mà thôi.

Mong tất cả chúng ta sống an lành và không còn phải chết nữa!

Nguyên tác: Don’t Worry, Be Healthy của Bác sĩ Phang Cheng Kar, MD

Người dịch: Liên Trí (Hằng Như)

> Xem video giảng pháp rất thú vị của sư Thích Tâm Nguyên:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Đức Phật 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Những đức tánh của Phật

Đức Phật 17:40 02/10/2024

Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.

Bốn loại biện tài của Phật

Đức Phật 11:20 24/09/2024

Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.

Xem thêm