Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/03/2019, 12:35 PM

Đức Phật đã trải qua vô lượng kiếp tu hạnh Bồ Tát dưới tiền thân là bò Lohita như thế nào?

Trước khi giác ngộ tối thượng dưới cội Bồ đề, Đức Phật đã trải qua vô lượng kiếp tu hạnh Bồ Tát. Một trong những tiền thân của Bồ Tát là làm bò Lohita (bò anh) sống chung gia đình có nuôi một con heo Munika.

Trước khi giác ngộ tối thượng dưới cội Bồ đề, Đức Phật đã trải qua vô lượng kiếp tu hạnh Bồ Tát. Một trong những tiền thân của Bồ tát là làm bò Lohita (2 anh em bò) sống chung gia đình có nuôi một con heo Munika. 

Heo Munika không làm gì cả mà được ăn sung mặc sướng. Ngược lại, hai anh em nhà bò Lohita suốt ngày cày kéo rất vất vả mà chỉ được nhai tí cỏ lá. Bò em cảm thấy so với heo mình bất hạnh vô cùng.

Bài liên quan

Bò anh (Bồ Tát) đã thấy rõ sự thật heo kia được “ăn để chờ chết” nên khuyên bò em kham nhẫn, chịu cực mà giữ mạng sống. Cái gì cũng có giá của nó, không phải bỗng dưng mà được người cho ăn trắng mặc trơn. 

Chuyện kể rằng: “Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, tại một làng nọ, Bồ Tát sanh làm con bò tên Mahàlohita (Đỏ anh) trong nhà một người có gia sản. Bồ Tát có một em trai tên là Cullalohita (Đỏ em). Trong gia đình, hai con bò này làm tất cả công việc chuyên chở.

Gia đình đó có một cô con gái. Cô ta đã đính hôn với người con trai cùng làng. Với mục đích dọn món ngon đãi khách đến dự đám cưới của con gái mình, cha mẹ cô gái nuôi một con heo tên là Munika, và cho nó ăn toàn cháo cơm. Thấy vậy, bò Lohita em nói với con bò anh:

- Trong gia đình này, đồ nặng do hai anh em mình chở hết, nhưng họ chỉ cho chúng ta ăn cỏ, lá... còn họ nuôi con heo với cháo và cơm. Vì lý do gì nó lại được như vậy?

Chú heo Munika và anh em bò Lohita trong kinh này trở thành đối tượng thiền quán về các hiện tượng giàu nhanh-chết sớm không hiếm trong xã hội chúng ta hiện nay.

Chú heo Munika và anh em bò Lohita trong kinh này trở thành đối tượng thiền quán về các hiện tượng giàu nhanh-chết sớm không hiếm trong xã hội chúng ta hiện nay.

Bồ Tát nói:

- Này Lohita em thân, chớ có ham đồ ăn ấy! Con heo này ăn đồ ăn ngon để chờ chết. Với mục đích dọn món ngon đãi khách đến dự ngày đám cưới của cô gái, nên họ mới nuôi con heo này. Vài ngày nữa, những người ấy sẽ đến, họ cột chân con heo, kéo nó ra khỏi chuồng, chấm dứt mạng sống của nó và sẽ làm thành món ăn cà-ri đãi khách!

Nói xong, Bồ Tát đọc kệ này:

Chớ ham Mu-ni-ka

Nó ăn để chờ chết

Ít dục, hãy ăn rơm

Do vậy thọ mạng dài.

Bài liên quan

Rồi không bao lâu, những người ấy đến. Họ giết Munika và nấu nó thành nhiều món ăn. Bồ Tát nói với bò Lohita em:

- Này em thân, hãy xem Munika!

- Thưa anh, em đã thấy kết quả món ăn của Munika. Trăm lần ngàn lần tốt hơn món ăn ấy là cỏ lá rơm của chúng ta, món ăn tối thượng, không có tai hại, là tướng của mạng sống lâu dài”.

(Kinh Tiểu bộ IV, Chuyện tiền thân, chương Một, phẩm Kurunga, 30.Chuyện con heo Munika - Tiền thân Munika)

Câu chuyện con heo Munika tạo ra nhiều cảm xúc khiến ta phải suy ngẫm. Heo Munika được chủ cho ăn ngon ngủ kỹ, vỗ béo với mục đích giết thịt đãi khách trong đám cưới con gái của mình.

Anh em bò Lohita thì được chủ nuôi để cày kéo, làm giàu cho chủ. Heo béo tốt thì lập tức bị giết thịt. Còn bò tuy có đói khổ nhọc nhằn mà vẫn được toàn mạng. Thế thì ai có phước, ai hạnh phúc hơn ai?

Nhân quả luôn rõ ràng, không ai cho không ta thứ gì...

Nhân quả luôn rõ ràng, không ai cho không ta thứ gì...

Suy ngẫm về điều này mới thấy bò anh Lohita (Bồ Tát) thông tuệ, khuyên em chí tình và chí lý. Dù có ăn rơm, cày kéo mà bảo tồn được mạng sống vẫn hơn. Không như heo Munika kia, được ăn ngon để dẫn đến chỗ chết.

Thành ra, chú heo Munika trong kinh này trở thành đối tượng thiền quán về các hiện tượng giàu nhanh-chết sớm không hiếm trong xã hội chúng ta hiện nay.

Nhân quả luôn rõ ràng, không ai cho không chúng ta bất cứ thứ gì. Bạn thành công dễ dàng và trở nên giàu có cực nhanh chưa hẳn là may hoặc phúc. Có khi bạn đang được chủ vỗ béo để làm vật tế thần hay làm món đãi tiệc mà không hay.

Hãy bình tâm suy xét sự đời. Không làm giàu bằng mọi giá, bất chấp tất cả. Thôi hoặc bớt ganh tỵ với người không làm mà được ăn. Đừng như heo Munika kia, đến khi bị bắt trói, lôi đi giết thịt mới nhận ra sự thật thì đã quá muộn.

----------

*Người Ấn Độ không ăn, giết thịt bò.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Cả đêm, rừng Sālā không ngủ

Đức Phật 13:25 22/03/2024

Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng. Đất trời thanh sạch như không nhiễm một chút bụi trần, có lẽ là do có sự hiện thân của một nhân cách siêu việt chăng?

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Đức Phật 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm