Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/05/2021, 11:06 AM

Đức Phật đã từ bỏ tất cả để có được tất cả

Nếu chỉ đọc tiêu đề, nhiều người sẽ nghĩ Đức Phật cũng là người bình thường. Vâng, Ngài rất bình thường, nhưng chính khi làm được những thứ bình thường đó, Ngài đã trở nên phi thường.

duc-phat-2-1407-1454

Hãy cùng đọc và tư duy Ngài đã bỏ và được những gì?

Cung vàng điện ngọc, quyền uy tối thượng, nhung lụa cao sang, kẻ hầu người hạ, cao lương mỹ vị, gia tộc sung túc... những thứ này ắt hẳn đã, đang và sẽ là mục tiêu tìm cầu của không ít người. Mưu cầu ấy biến thành động lực tiếp sức cho lớp lớp người chạy đua để đoạt lấy. Có người tiếp cận nó bằng sự nỗ lực tự thân, nhưng cũng có người nắm lấy nó bằng sự biến hoá đủ màu. Và khi có nó trong tay mấy ai là người thoả mãn, mấy ai là người biết đủ, mấy ai là người biết buông xuống?

Phải chăng những chiêu trò trong cuộc đua mưu cầu sự sung túc ấy bị dẫn dắt bởi lòng tham mà tham thì vô đáy. Nếu chẳng  thế thì sao con gái nuôi của Lý Tịnh - vị tướng tài của Ngọc Hoàng Thượng Đế phải trú thật sâu trong hang động dưới đáy giếng, dùng tà thuật để bẫy và dụ dẫn Đường Tam Tạng vào cuộc thoả mãn ái dục? Chưa dừng lại ở đó, khi sự thèm khát biến thể thành sự chiếm hữu cho nô lệ xác thân thì cách ăn thịt Đường Tăng là giải pháp cuối cùng.

Đức Thế tôn ra đời - Sự kiện hi hữu của thế gian

z2490753927563_b46e11a1bfb81f90de58cb40b3afe8f9

Vậy là rõ, Đức Phật không phải đơn thuần từ bỏ những nhu cầu căn bản cuộc sống của một vị Thái tử mà Ngài muốn bỏ “lòng tham ích kỷ” của chính mình. Bởi hơn ai hết, Ngài hiểu rằng “sự thấp hèn, đê tiện, xấu xa được tạo ra bởi chất liệu của lòng tham”. Ai bị lòng tham chi phối người đó đã đánh mất tự do.

Và đó cũng chính là câu trả lời “Ngài đã được tất cả”. Tất cả ở đây là “tự do”. Một ai đó đã từng chỉ ra rằng “muốn có hạnh phúc phải có tự do, muốn đạt được tự do thì phải độc lập”.

Ở góc hẹp của một con người độc lập là sự tự chủ. Nghĩa là tự chủ về ngôn ngữ, hành vi và tư duy. Có tự chủ mới có tự do. Nghĩa là không còn bị bó buộc vào đối tượng và chủ thể nhận thức. Sự tự tại đó bao gồm nội hàm của tuệ giác làm chủ những xúc cảm tiêu cực, chuyển hoá tham, sân và vô minh. Do có tự chủ, người ấy được tự tại và như vậy hạnh phúc sẽ luôn có mặt trong mỗi phút giây.

Ngày Phật Đản - nguyện cho thế giới an bình hạnh phúc

z2490753928426_db4b1426af84e85daf230d286015a4fb

Tóm lại, xuất phát điểm Đức Phật cũng là một con người, nhưng con người sinh ra ở vạch đích. Đó là một sự mất tự do. Hơn nữa, Ngài bị đóng khung trong vỏ bọc hoàng gia, mọi hành vi, phát ngôn cho đến ý nghĩ đều phải đặt dưới sự áp đặt. Đó là không có độc lập. Và như vậy Ngài không có hạnh phúc dù được trang hoàng, cung phụng bằng tất cả những thứ quý giá trên cuộc đời.

Do đó, Ngài đã bỏ. Nói đúng hơn Ngài đã bỏ sự trói buộc, sự áp đặt, sự nô lệ...để đạt được trạng thái độc lập, tự do và hạnh phúc. Đó là tất cả.

Vậy người có được độc lập, tự do và hạnh phúc người ấy xứng đáng là hạt giống, là sự tiếp nối của Đức Thế Tôn.

Thái độ của Đức Phật trước lời khiển trách

Mùa Phật đản năm Tân Sửu,

PL: 2565- DL: 2021

Vô Trí - Tâm Hòa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Cả đêm, rừng Sālā không ngủ

Đức Phật 13:25 22/03/2024

Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng. Đất trời thanh sạch như không nhiễm một chút bụi trần, có lẽ là do có sự hiện thân của một nhân cách siêu việt chăng?

Xem thêm