Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/04/2020, 06:52 AM

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Không chỉ ngày sinh, mà năm sinh thật của Đức Phật cũng là yếu tố còn nhiều tồn nghi. Có rất nhiều giả thiết về năm mà ngài hiển thế được ghi trong các tư liệu, mà sự chênh lệch lên tới 4 thế kỷ.

Đức Phật đản sinh vào ngày nào?

Ngày lễ Phật đản đã trở thành một ngày lễ quan trọng của giới Phật tử, không chỉ như một việc làm tri ân công đức của Đức Bổn sư Như Lai, mà còn nhắc nhở mỗi chúng sinh luôn hướng về những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, xây dựng một xã hội hoà bình, hạnh phúc, an lạc đúng như ý nguyện lúc đản sinh của Đức Phật, để khắp nhân gian đều an bình, hòa hợp trong chính pháp của Đức Như Lai.

Không chỉ ngày sinh, mà năm sinh thật của Đức Phật cũng là yếu tố còn nhiều tồn nghi. Có rất nhiều giả thiết về năm mà ngài hiển thế được ghi trong các tư liệu, mà sự chênh lệch lên tới 4 thế kỷ.

Không chỉ ngày sinh, mà năm sinh thật của Đức Phật cũng là yếu tố còn nhiều tồn nghi. Có rất nhiều giả thiết về năm mà ngài hiển thế được ghi trong các tư liệu, mà sự chênh lệch lên tới 4 thế kỷ.

Không chỉ ngày sinh, mà năm sinh thật của Đức Phật cũng là yếu tố còn nhiều tồn nghi. Có rất nhiều giả thiết về năm mà ngài hiển thế được ghi trong các tư liệu, mà sự chênh lệch lên tới 4 thế kỷ. Các năm 1028, 1027, 685, 624, 566, 561, 558, 557, 520, 487, 466… trước đều từng được cho là năm sinh của ngài. Tuy nhiên, thuyết ghi Đức Phật sinh năm 624 trước Công nguyên là phổ biến nhất, hiện được cả Phật giáo Nam tông và Bắc tông chính thức thừa nhận.

Có nhiều tư liệu hiện nay bàn về năm Đức Phật Thích Ca đản sinh như: Việt Nam Phật giáo sử lược của Hòa thượng Thích Mật Thể ghi các năm: 1027, 1023, 685, 624, 566, 561, 557, 487, 466 trước Công nguyên; Lịch sử Phật giáo Việt Nam của GS. Lê Mạnh Thát ghi là sinh vào khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên; Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính có ghi các năm 1028, 624, 558, 520 trước Công nguyên; Lược sử Phật giáo Ấn Độ của Hòa thượng Thích Thanh Kiểm xác định đản sinh ngày mùng 8 tháng 4 năm 642 trước Công nguyên; Phật học Tinh yếu của Hòa thượng Thích Thiền Tâm ghi năm sinh 624 trước Công nguyên; Phật học khái lược của Lưu Vô Tâm ghi năm sinh 624 trước Công nguyên... Tựu trung, thuyết ghi năm sinh của Đức Phật là 624 trước Công nguyên là phổ biến hơn cả.

Năm 1999, tại phiên họp thứ 54, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã quyết nghị công nhận ngày Tam hợp Đức Phật (đản sinh, thành đạo, Niết bàn) vào rằm tháng Tư (tháng Vèsaka) là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới, tên đầy đủ là Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc.

Năm 1999, tại phiên họp thứ 54, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã quyết nghị công nhận ngày Tam hợp Đức Phật (đản sinh, thành đạo, Niết bàn) vào rằm tháng Tư (tháng Vèsaka) là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới, tên đầy đủ là Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc.

Lời dạy của Đức Phật về dấu ấn 'Đản sinh'

Việc tính Phật lịch cũng liên quan đến năm sinh của đức Phật. Tại Đại hội Phật giáo Thế giới diễn ra tại Tôkyô (Nhật Bản) năm 1952, các đại biểu của giới Phật giáo trên toàn thế giới đã quyết nghị lấy năm Đức Phật nhập Niết Bàn, tức năm 544 trước Công Nguyên làm năm đầu của Phật lịch. Theo cách tính của Phật giáo Bắc tông, Đức Phật thọ 80 tuổi, tức là năm 624 TCN là năm Đức Phật đản sinh. Ngài xuất gia năm 19 tuổi (năm 605 TCN), thành đạo năm 31 tuổi (năm 593 TCN), hoằng pháp 49 năm và nhập Niết Bàn năm 544 TCN. Theo cách tính của Phật giáo Nam tông, Đức Phật thọ 80 tuổi, tức là năm 624 TCN là năm Đức Phật đản sinh. Ngài xuất gia năm 29 tuổi (năm 595 TCN), thành đạo năm 35 tuổi (năm 589 TCN), hoằng pháp 45 năm và nhập Niết bàn năm 544 TCN. Theo cách tính đó, năm 2011 này, Phật lịch là năm 2555, tín đồ đạo Phật kỷ niệm 2555 + 80 = 2635 năm ngày Đức Phật đản sinh nhằm Phật lịch năm 2555 mới chính xác, chứ không phải kỷ niệm Phật đản 2555 tức là Đức Phật đản sinh cách nay 2555 năm như nhiều người vẫn tưởng.

Trong quan niệm của Phật giáo Nam tông, có một sự màu nhiệm liên quan đến những sự kiện trong cuộc đời Đức Phật đó là Đản sinh, thành đạo, và Niết bàn đều diễn ra vào đêm trăng tròn, tức đêm rằm của tháng Tư theo đúng ý nguyện của Đức Phật. Cho nên các hàng Phật tử tại gia và xuất gia đều lấy ngày rằm tháng Tư làm ngày lễ cúng dường Đức Phật. Và cũng chính vì lí do đó, năm 1999, tại phiên họp thứ 54, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã quyết nghị công nhận ngày Tam hợp Đức Phật (đản sinh, thành đạo, Niết bàn) vào rằm tháng Tư (tháng Vèsaka) là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới, tên đầy đủ là Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc.

Việc tính Phật lịch cũng liên quan đến năm sinh của đức Phật.

Việc tính Phật lịch cũng liên quan đến năm sinh của đức Phật.

Luận giải điềm cát tường trong ngày Đức Phật đản sinh

Tại Việt Nam, lễ Phật đản là lễ hội lớn nhất của tín đồ phật tử trong năm, vào những ngày này, các tự viện thường tổ chức các sự kiện lớn kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, ôn lại truyền thống lịch sử của Đức Phật cũng như nhắc nhở chúng sinh về đại hạnh xuất gia cứu cánh của đức Bổn sư Như lai. Đặc biệt, trong dịp này, các tự viện thường tổ chức lễ tắm Phật. Xuất phát từ sự tích khi Đức Phật đản sinh có chín con rồng xuống phun mưa tắm cho Ngài. Sự gột rửa đó vừa là để xóa đi những ô trọc trên cơ thể đồng thời còn truyền tải một thông điệp về việc tẩy trừ mọi phiền não, sân si đang vướng bận trong lòng để hướng về sự thanh tịnh tinh khiết trong mỗi con người.

Để thực hiện Lễ tắm Phật, các tự viện thường bài trí bàn thờ với đầy đủ hương hoa, thỉnh tôn tượng Phật sơ sinh để trong chậu hoặc thau lớn tinh sạch. Chuẩn bị nguyên liệu nấu nước thơm tắm Phật. Ở nước ta, các phật tử thường nấu nước với hoa lài, hoa cúc, quế… chờ nước nguội đổ vào chậu và rải thêm hoa lài vào nước tắm Phật. Có nơi giản tiện thì dùng nước mưa, nước lọc tinh sạch. Nước tắm Phật phải là nước thanh tịnh, vì vậy người chuẩn bị nước cần phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức tắm Phật mới thành tựu như nguyện.

Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần lắng lòng thanh tịnh quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhuần tâm tư.

Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần lắng lòng thanh tịnh quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhuần tâm tư.

Lời dạy của Đức Phật về dấu ấn 'Đản sinh'

Đến giờ hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức Lễ tắm Phật. Đến đoạn tắm Phật, mọi người đồng tụng kệ rồi tuần tự đi đến lễ đài tôn trí tượng Phật sơ sinh chắp tay thành kính, múc nước nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Ngài. Trong lúc tắm Phật, mỗi người cần lắng lòng thanh tịnh quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhuần tâm tư. Những tâm niệm tham lam, sân hận và si mê của bản thân nhờ công đức này mà được tẩy sạch. Những suy nghĩ, lời nói và việc làm xấu ác cũng được xóa tan. Thân tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.

> Xem thêm video Lợi ích của giới luật:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Đức Phật 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Những đức tánh của Phật

Đức Phật 17:40 02/10/2024

Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.

Bốn loại biện tài của Phật

Đức Phật 11:20 24/09/2024

Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.

Xem thêm