Luận giải điềm cát tường trong ngày Đức Phật đản sinh
Bước về phương Nam, Ngài nói: "Ta đã chứng ngộ trí tuệ thấu triệt bản chất của vạn pháp”. Bước về phương Tây, Ngài nói: "Đây là thân sau cùng, từ nay ta sẽ dứt tận nghiệp tái sinh”. Khi bước về phương Bắc, Ngài nói: “Ta đã tịnh hóa mọi nghiệp ác”.
Đức Phật đản sinh là sự kiện vô cùng hi hữu và thiêng liêng, hoàn toàn không giống sự ra đời của người thế gian. Theo truyền thống dòng họ Thích Ca (Shakya), một đứa trẻ thường được hạ sinh tại nhà của người mẹ. Vì vậy, gần đến ngày khai hoa, hoàng hậu Ma Da (Maya Devi) cùng đoàn tùy tùng lên đường về quê ngoại.
Trên đường đi, tới Lâm Tỳ Ni, thuộc Nepal ngày nay, đoàn gặp một vườn cây Vô Ưu (Sala) với những thảm hoa đầy màu sắc. Bà xuống kiệu, nhẹ nhàng bước đi một đoạn, chân lướt trên mặt đất phủ đầy lá xuân của vườn Sala. Rồi hoàng hậu với cánh tay phải vịn một cành Sala và Thái tử đã đản sinh từ hông bên phải của bà.
Chư thiên cúng dường
Trong thời khắc linh thiêng ấy, chư thiên nam và thiên nữ cùng nhau vân tập đầy trên không trung, cúng dường diệu hoa và nước thơm tắm Phật, dâng cúng nhã nhạc mừng Đức Phật đản sinh. Cùng lúc đó, các vị Đế Thích và Phạm Thiên cũng giáng xuống vườn cây Vô Ưu, cải trang thành những người hầu trẻ tuổi trong đoàn tùy tùng của hoàng gia, mang theo những súc lụa quý mịn màng nhất, được gọi là thiên lụa panchali. Đó là ngày rằm của tuần trăng thứ tư.
Bảy bước đi sen nở
Mẫu thân của Đức Phật, hoàng hậu Ma Da, không hề cảm thấy đau đớn, thay vào đó bà trải nghiệm niềm hỷ lạc và tâm bừng sáng không lời nào tả xiết. Thái tử Tất Đạt Đa vừa chào đời đã hướng ánh mắt từ bi nhìn khắp bốn phương.
Ngài an nhiên tự tại bước bảy bước chân theo mỗi hướng, tượng trưng cho bốn công hạnh Từ, Bi, Hỷ Xả. Mỗi bước chân của Thái tử đều hóa hiện một đóa sen bừng nở, Ngài vừa đi vừa nói rằng: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn, chỉ có ta là tôn quý nhất. Đây là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sinh ở đời sau bởi vì ta đã đoạn tận nguồn gốc của luân hồi sinh tử”.
Bước về phương Nam, Ngài nói: "Ta đã chứng ngộ trí tuệ thấu triệt bản chất của vạn pháp”. Bước về phương Tây, Ngài nói: "Đây là thân sau cùng, từ nay ta sẽ dứt tận nghiệp tái sinh”. Khi bước về phương Bắc, Ngài nói: “Ta đã tịnh hóa mọi nghiệp ác”.
Ngay khi vừa đản sinh, Thái tử Tất Đạt Đa đã lớn bằng một đứa trẻ sáu tháng tuổi và có thể thuyết pháp.
Vạn vật đổi thay, hàng trăm em bé thiện duyên cùng chào đời
Từ khi còn ấu nhi, thân Đức Phật đã thị hiện ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ tùy hình. Vào ngày Đức Phật đản sinh, cây Bồ Đề nơi Kim Cương Đạo Tràng (Vajrasana) đâm chồi nảy lộc, tất cả các rừng hoa ở vườn Lâm Tỳ Ni trăm hoa đua nở, 500 em bé (trong đó có Ngài A Nan, người sau này trở thành một trong các đại đệ tử của Đức Phật) cùng chào đời trong dòng tộc Thích Ca, và 800 bé gái khác cũng chào đời, tất cả đều thanh tịnh năm chướng ngại và có tám cát tường đặc biệt đối với thân nữ.
Năm trăm người hầu trung thành, trong đó có Đức Xa Nặc (tức Channa - sau này là người thị giả Đức Phật) được sinh ra, cùng với sự ra đời của năm trăm con ngựa, trong đó có con ngựa Kiền Trắc (tiếng Phạn là Kanthaka, là con ngựa Đức Phật thường dùng nhất). Bốn tiểu vương quốc láng giềng với vương quốc của thành Ca Tỳ La Vệ cũng tưng bừng đón chào Thái tử đản sinh.
Mặt đất rung chuyển trong niềm hoan hỷ của chư thổ địa minh thần, các vị thần Nagas (Long thần sống trong lòng đất và gần các dòng suối) và các thần linh khác. Ánh sáng ngập tràn khắp các cõi và cả bên trong lòng đất. Năm trăm khu rừng xinh đẹp, và năm trăm quả đồi báu xuất hiện trước Quốc vương Tịnh Phạn (Shoddhodan).
Vô số điềm cát tường xuất hiện vào ngày đản sinh của Thái tử, đây là điều kỳ diệu chưa từng thấy, do vậy Quốc vương đặt tên Thái tử là Tất Đạt Đa, nghĩa là “Nhất thiết nghĩa thành” (tức là Bậc Thành tựu mọi tâm nguyện”). Thái tử cũng mang họ Cồ Đàm (Gautama) và sau này được tôn xưng là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thể hiện sự tôn kính Đức Phật là vị Hiền nhân thuộc dòng họ Thích Ca.
(Nguyên tác: "Journey to Liberation - A life story of Buddha in Mahayana tradition"
Nhóm ĐBT biên dịch)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm