Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 09/03/2024, 17:35 PM

Đức Phật dạy quán sát nội tâm, nuôi dưỡng hạt giống thiện lành

Theo lời Phật dạy, tâm chúng ta thay đổi liên tục, do đó muốn hiểu chính bản thân mình, chúng ta cần chăm sóc tâm mình luôn luôn. Chỉ cần theo dõi tâm mình mỗi khi có một tâm niệm nào đó khởi lên, ta có thể chủ động giám sát đường đi của tâm.

Kỹ năng này gọi là chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm tỉnh giác được nhắc đến rất nhiều lần trong kinh. Đây là yếu tố luôn đồng hành người thực hành pháp. Mục đích của chánh niệm tỉnh giác là luôn ý thức và nuôi dưỡng tâm trong pháp thiện, rằng, “hành động gì có hại cho mình, có hại cho người, có hại cho cả hai, bị người trí chỉ trích, nếu chấp nhận và thực hiện sẽ đem lại tâm khổ sở, tâm ưu phiền, hành động như vậy là hành động bất thiện, và chúng ta phải loại bỏ hành động ấy. Hành động gì không có hại cho mình, không có hại cho người, không có hại cho cả hai, được người trí tán thán, nếu chấp nhận và thực hiện sẽ đem lại tâm an lạc, tâm hoan hỷ. Hành động như vậy là hành động thiện và chúng ta phải thực hành” (Tăng chi bộ kinh, chương III, kinh số 65:Các vị ở Kesaputta).

Phương pháp mà Đức Phật thực hành và dạy chư đệ tử là đừng đè nén tâm, không triệt tiêu các ý tưởng, cũng chẳng cần tác động phản ứng gì cả, thuần túy là theo dõi, quán sát tâm một cách có ý thức. Một niệm lành khởi lên, chúng ta biết, ta đang có một niệm lành. Khi một niệm xấu ác sinh khởi, ta liền nhận ra, ta đang có một niệm ác. Chắc có người thắc mắc, tại sao chỉ cần ý thức về các tâm niệm mình thôi mà các hạt giống tích cực thiện lành được nuôi dưỡng?

Chánh niệm tỉnh giác được nhắc đến rất nhiều lần trong kinh. Đây là yếu tố luôn đồng hành người thực hành pháp.

Chánh niệm tỉnh giác được nhắc đến rất nhiều lần trong kinh. Đây là yếu tố luôn đồng hành người thực hành pháp.

Thật ra, khi các tâm niệm xấu ác và tiêu cực vừa sinh khởi, chỉ cần tỉnh thức nhận diện rõ ràng về nó, nó liền tự mất. Tâm niệm tiêu cực không thể sống trong môi trường tỉnh thức, sáng suốt của trí tuệ. Điều này chỉ có thể cảm nhận đầy đủ khi thực hành. Thế nhưng vấn đề là giữ cho được sự chú tâm liên tục. Đây là một điều cực kỳ khó nên chúng ta cần luyện tập dần dần, càng liên tục và bền bỉ càng tốt, vì mức độ lợi ích mình đạt được luôn tương ứng với nỗ lực của bản thân qua phép thử của thời gian.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đánh mất sơ tâm

Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.

Phật dạy 5 điều thân kính với bà con

Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024

Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.

Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”

Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024

Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.

Giữ giới và định tâm pháp tu căn bản của Phật tử

Lời Phật dạy 16:00 19/11/2024

Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới cùng các điều kiện liên quan, nhất là biết rõ lợi ích to lớn nhờ giữ giới, hoan hỷ và an lạc trong sự bảo hộ của Thánh giới.

Xem thêm