Đức Phật Dược Sư

Cách chúng ta mười hằng hà sa cõi Phật về phương Đông, có một thế giới tên là Tịnh lưu li; đức Phật ở đó hiệu là Dược Sư Lưu Li Quang Như Lai. Cõi nước của đức Phật này hoàn toàn trong sạch, không có người nữ, cũng không có các loài chúng sinh xấu ác cùng các sự việc khổ đau.

Ngoài thế giới của chúng ta, ở bốn phương và trên dưới trong khắp cõi hư không, đều có vô số quốc độ của chư Phật. Mỗi quốc độ đều có một đức Phật trụ trì, vì chúng sinh diễn nói Phật pháp, khiến cho tất cả đều nương tựa nơi Phật pháp mà tu hành, thẳng đến khi thành Phật.

Cách chúng ta mười hằng hà sa cõi Phật về phương Đông, có một thế giới tên là Tịnh lưu li; đức Phật ở đó hiệu là Dược Sư Lưu Li Quang Như Lai. Cõi nước của đức Phật này hoàn toàn trong sạch, không có người nữ, cũng không có các loài chúng sinh xấu ác cùng các sự việc khổ đau. Đất ở đó toàn là ngọc lưu li; đường sá dùng dây vàng làm ranh lề; cổng, thành, lầu các, cung điện, cho đến rèm xe, màn cửa, đều làm bằng bảy báu. Cõi nước đó có hai vị Bồ tát lớn là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu. Các ngài là thượng thủ của chúng Bồ tát đông vô số, luôn luôn hầu cận hai bên đức Phật Dược Sư, trợ giúp đức Thế Tôn giáo hóa chúng sinh, hộ trì chánh pháp.

Tiêu tai diên thọ Dược Sư Phật

Đức Phật Dược Sư  1

Đức Dược Sư Lưu Li Quang Như Lai, trong thời kì còn tu tập hạnh Bồ tát, đã từng phát mười hai lời nguyện rộng lớn, khiến cho các loài hữu tình, nếu có mong cầu điều gì cũng đều được toại ý; trong đó có lời nguyện thứ bảy nói rằng: “Tôi nguyện sau khi thành Phật, nếu các loài hữu tình bị các tật bệnh hành hạ, không thầy không thuốc, không có nhà cửa họ hàng, nghèo cùng, nhiều thống khổ, không người cứu giúp mà cũng không biết hướng về đâu, một khi nghe được tên tôi thì các tật bệnh liền được tiêu trừ, thân tâm an lạc, nhà cửa và của cải vật dụng đều có đầy đủ; đời sống cứ như thế mãi cho đến khi thành Phật.”

Vì vậy mà danh hiệu Ngài được xưng là Dược Sư. Lời nguyện thứ hai của Ngài lại nói: “Tôi nguyện sau khi thành Phật, thân tướng tôi như ngọc lưu li, trong ngoài trong suốt, sạch sẽ, không tì vết cáu bẩn, ánh sáng tỏa rộng còn hơn mặt trời mặt trăng.” Vì vậy mà danh hiệu Ngài được xưng là Lưu Li Quang. Thân tướng của chư Phật trong mười phương đều sắc vàng, chỉ có đức Phật này là thân lưu li, trong ngoài thấu suốt; đó là do vì bản nguyện của các Ngài không giống nhau.

Những lời nguyện khác của Ngài như: người tu tập theo tà đạo sẽ được trụ trong quả vị bồ đề; người tu tập hạnh tiểu thừa sẽ được trụ trong hàng đại thừa; người phạm giới luật khi nghe được tên Ngài thì giới thể trở lại được thanh tịnh, không bị đọa vào ác đạo; giúp cho chúng sinh giải thoát ra khỏi lưới ma cùng những trói buộc của ngoại đạo; dẫn dắt những kẻ vướng mắc tà kiến về với chánh kiến; v.v... đều là những nhu yếu cùng cực bức thiết của người tu hành.

Hơn nữa, Ngài còn cứu giúp chúng sinh tiêu trừ mọi tai nạn và kéo dài mạng sống, cho nên người đời cũng xưng hiệu Ngài là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Những gì liên quan đến đức Phật Dược Sư như bản nguyện của Ngài, y báo và chánh báo trang nghiêm thuộc quốc độ của Ngài, xin xem rõ trong kinh Dược Sư Lưu Li Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức.

Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

9 ân đức của Phật

Phật giáo thường thức 15:41 18/03/2025

Là người đệ tử Phật, không thể không biết đến 9 ân đức vô cùng tận của Đức Phật, nói một cách khác, Đức Phật có ba đức lớn, đó là Tịnh đức, Bi đức và Trí đức.

Làm thế nào để tận dụng thời gian mà tu hành?

Phật giáo thường thức 14:45 18/03/2025

Hỏi: Thưa Hòa thượng, lúc ở nhà làm thế nào để tận dụng thời gian mà tu hành?

Nẻo về của ý

Phật giáo thường thức 10:26 18/03/2025

Những bậc chân tu tiếp thu lời Phật và thực tập có kết quả, cho đến thời Phật giáo phát triển, chư vị Tổ sư đưa ra nhận thức mới và sự tu tập cũng có đổi mới, mà tiêu biểu là hai hệ thống triết học lớn trong Phật giáo là Pháp tánh học do Bồ tát Long Thọ xiển dương và Pháp tướng học do ngài Thế Thân triển khai.

Thực hành hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm trong bối cảnh công nghệ số

Phật giáo thường thức 09:57 18/03/2025

Quán chiếu sâu vào hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm, ta nhận ra rằng những biểu hiện của lòng từ bi và sự lắng nghe luôn hiện hữu trong đời sống. Hạnh lắng nghe của Ngài không chỉ là lắng nghe bằng tai mà còn bằng cả tâm, thấu hiểu ngay cả những điều chưa nói thành lời.

Xem thêm