Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/07/2023, 08:13 AM

Đức Phật giác ngộ về điều gì?

Đức Phật Như Lai hay đức Phật Cồ Đàm là nhân vật lịch sử có thật, người đã được Kinh sách ghi lại về cuộc đời của Ngài từ khi sinh ra đến khi tìm Pháp (sự thật), thực hành giải thoát hoàn toàn và nhập diệt.

Audio

Vậy Ngài đã tìm ra điều gì và giác ngộ ra điều gì? Vấn đề này tuy Kinh sách đã ghi rõ trong nhiều chương sách nhưng không phải tín đồ, phật tử nào cũng nắm được phần cốt yếu này để dù có con đường hay pháp môn thực hành nào cũng phải luôn tự trạch pháp xem phương pháp thực hành của mình có đúng như sự thật giác ngộ về Pháp của đức Phật hay thuộc về một trường phái lý luận nào khác?

Tap-chi-Nghien-cuu-Phat-hoc-So-thang-7.2023-Duc-Phat-giac-ngo-dieu-gi-3

Bài viết cùng phân tích những trích đoạn trong các bản Kinh để bàn luận về câu hỏi: Đức Phật Giác ngộ về điều gì?

Đầu tiên Kinh Phạm Võng, Trường Bộ Kinh có ghi “Này các Tỷ Khâu! Như Lai nhờ như thật Tuệ tri sự sinh diệt của Cảm Thọ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly mà ta hoàn toàn giải thoát không còn chấp thủ”.

Hay Tiểu Kinh Sư tử Hống – Trung Bộ Kinh:

Chư Tỷ-kheo, những Sa- môn hay Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri sự tập khởi và sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của chúng, những vị này là những vị có tham, có sân, có si, có ái, có chấp thủ, không có trí, có thuận ứng, có nghịch ứng, có ưa hý luận, có thích hý luận; những vị ấy không giải thoát khỏi sinh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói những vị ấy không giải thoát khỏi đau khổ.

Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật tuệ tri sự tập khởi và sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly của chúng; những vị này là những vị không tham, không sân, không si, không ái, không chấp thủ, có trí, không có thuận ứng, không có nghịch ứng, không ưa hý luận, không thích hý luận; những vị ấy giải thoát khỏi sinh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói những vị ấy giải thoát khỏi đau khổ.

Đại Kinh Khổ Uẩn – Trung Bộ Kinh có đoạn:

Này các Tỷ-kheo, các Du sĩ ngoại đạo nói như vậy cần được trả lời như sau: “Chư Hiền, thế nào là vị ngọt các dục? Thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly? Thế nào là vị ngọt các sắc pháp, thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly? Thế nào là vị ngọt các cảm thọ, thế nào là sự nguy hiểm, thế nào là sự xuất ly?” Này các Tỷ-kheo, khi được hỏi vậy, các Du sĩ ngoại đạo không thể trả lời được và sẽ bị mắc vào các khó khăn khác. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì vấn đề này không thuộc khả năng hiểu biết của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai trong thế giới này với chư Thiên, Mara, Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, mà câu trả lời các câu hỏi được chấp nhận, trừ Như Lai, đệ tử Như Lai và những ai được nghe hai vị này.

Tiểu Kinh Khổ Uẩn – Trung Bộ Kinh:

Và này Mahànàma, thế nào là vị ngọt các dục? Này Mahànàma, có năm pháp tăng trưởng các dục này: Các sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức…; các hương do mũi nhận thức…; các vị do lưỡi nhận thức…; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn. Này Mahànàma, có năm pháp tăng trưởng các dục như vậy. Này Mahànàma, y cứ vào năm pháp tăng trưởng các dục này, có lạc và hỷ khởi lên, như vậy là vị ngọt các dục.

Trong Tăng Chi Bộ – Phẩm Chính Giác ngài Tuyên bố về việc Giác ngộ Thượng Chính Đẳng giác:

Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào ta chưa như thật giác tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hại là nguy hại, xuất ly là xuất ly, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, ta không có xác nhận Ta đã giác liễu vô thượng chính đẳng giác.

Trong Tương Ưng bộ, phẩm Thanh Tịnh nói về Sự giác ngộ chứng La Hán:

Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị A-la-hán, lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chính trí, giải thoát.

Còn rất nhiều các bản Kinh khác nhắc đi nhắc lại nhiều lần về cụm từ: “Vị ngọt – Sự nguy hiểm – xuất ly” và liên quan đến sự giác ngộ của Ngài và các vị La Hán – điều đó có thể kết luận: Sự giác ngộ về Pháp của đức Phật là giác ngộ về Vị ngọt của cảm giác, và sự nguy hiểm của Lệ thuộc vào vị ngọt của nó (Dục hỷ) và việc thực hành đoạn tận dục hỷ (vị ngọt) là sự xuất ly – từ đó mà Ngài đã hoàn toàn giải thoát.

+ Sinh diệt của Thọ (cảm giác): Do duyên khởi giữa Thế giới (cảnh) hoặc dữ liệu thông tin trong bộ nhớ và các Căn (Tế bào thần kinh cảm giác)

+ Vị ngọt: Cảm giác dễ chịu nơi thân (lạc) và tâm (Hạnh phúc)

+ Sự nguy hiểm: (Tham đắm vào các cảm giác dễ chịu – hay dục hỷ cảm giác vị ngọt) nhưng do cảm giác là Vô thường (Sinh diệt) và vô ngã (không tự làm chủ được) nên sẽ sinh phiền não khổ đau.

+ Sự xuất ly: Đoạn tận, Ly tham các cảm giác vị ngọt (Hạnh phúc)

Như vậy đức Phật giác ngộ: Thế giới thực tại là Cảm thọ (cảm giác) là Tâm chứ không phải giác ngộ về Thế giới vật chất (Cảnh)

Tap-chi-Nghien-cuu-Phat-hoc-So-thang-7.2023-Duc-Phat-giac-ngo-dieu-gi-4

Chúng ta, phàm phu, cho rằng Cảnh, dục lạc cảnh hay Hạnh phúc đau khổ là cảnh nên mới tìm cách THAY ĐỔI HOÀN CẢNH để tìm kiếm hạnh phúc niềm vui nơi cảnh mới. còn Bậc Thánh vì giác ngộ Hạnh phúc hay khổ đau là ở Cảm giác (Tâm) và tuệ tri như thật sự sinh diệt của Cảm giác (Do duyên khởi), vị ngọt của cảm giác (nơi tâm) hay Dục hỷ cảm giác vị ngọt mà cảm giác lại sinh diệt (vô thường) và cảm giác không thể làm chủ (Vô ngã) nên mới khổ đau (Hay là sự nguy hiểm) – Từ đó mà đoạn tận dục hỷ cảm giác (nơi tâm) nên hoàn toàn giải thoát (Niết bàn)!

Quán chiếu sự giác ngộ và giải thoát này tóm tắt như sau:

+ Tu tập là Thay đổi sự hiểu biết từ Tà kiến cho rằng Hạnh phúc/ khổ đau là do Hoàn cảnh, hình tướng, ngoại cảnh, Thế giới sang Chính kiến – Khổ đau và Hạnh phúc là nơi Tâm hay tuệ tri sự sinh diệt của Cảm giác, vị ngọt, sự nguy hiểm (Văn Tuệ) và thực hành xuất ly bằng cách Quan sát sự thật sinh diệt đó (Tư tuệ – Tu Tuệ) trực tiếp Thân trên Thân, Thọ trên Thọ, Tâm trên Tâm, Pháp trên Pháp nhiệt tâm tỉnh giác. Hay nói theo cách khác là đổi lộ trình tâm Bát Tà Đạo sang lộ trình tâm Bát Chính Đạo!

+ Hạnh phúc của Thế gian phàm phu là Hoàn cảnh đem lại nhưng kèm theo khổ đau, và vui ít, khổ nhiều, não nhiều! còn Hạnh phúc của Bậc Thánh là giải thoát hoàn toàn khỏi sự lệ thuộc vào cảm giác (Dục hỷ) hay sự vắng lặng của thanh tịnh bình an.

+ Con đường duy nhất để tiến tới Giác Ngộ và Giải thoát là con đường Ly Tham, Đoạn diệt (Xuất ly dục hỷ) – An tịnh (Bình An) – Thắng trí, Giác Ngộ – Niết Bàn hay con đường Bát Chính Đạo!

Cư sĩ Hà Bồ Đề – Gosinga

Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 7/2023

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện kể về thần chú

Tư liệu 07:04 26/04/2024

Chuyện kể răng thuở xưa có một bà lão nghèo sống đơn độc trên một đỉnh núi ở Tây Tạng suốt ngày, ngồi dùng cơm ra, bà lão luôn lẩm nhẩm câu thần chú Lục tự đại minh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Quỷ thần cây tì bà cũng vãng sanh

Tư liệu 16:00 25/04/2024

Muốn xây nhà mới thì cần phải đốn bỏ cây tì bà cổ thụ, nếu không xe không vào được, có bốn cây cổ thụ cần phải đốn bỏ. Chúng tôi y theo qui luật, trước đó ba ngày thì đọc Kinh, niệm Chú, cúng dường, đề nghị họ dọn đi.

Thiện thần bảo vệ người giữ giới

Tư liệu 14:30 24/04/2024

Ngày xửa ngày xưa, ở một nước kia, nhà vua bắt buộc nhân dân phải giữ năm giới. Một người bạn ở nước khác về chơi, vô tình đem một chai rượu biểu Lam Xoa. Lam Xoa nể bạn, cùng nhau ăn uống. Tại vách mạch rừng đem chuyện đến vua. Lam Xoa bị trục xuất ra khỏi nước.

Câu chuyện có thật về sự chủ động tái sinh

Tư liệu 14:16 19/04/2024

Khoảng một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, giáo pháp ngày càng phát triển trong giới trí thức Ấn Độ. Một trong những luận sư xuất sắc thời đó là Chandra, người vừa có cái thư thả của bậc giác ngộ, lại có cái tài hùng biện và lý luận sắc sảo của một người trí thức.

Xem thêm