Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 12/07/2023, 11:25 AM

Con đường của Đức Phật là khoa học nhân văn

Đức Phật không tuyên thuyết cho một tôn giáo mà thực sự tiếp duyên giáo hoá chúng sinh. Ngài không làm công việc xây dựng một triết học Phật giáo, mà là hướng đến việc dẫn dắt chúng sinh vượt thoát khỏi vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh để tiến đến thường, lạc, ngã, tịnh …là một chặng dài đầy thử thách gian truân.

Con đường tạo dựng tôn giáo nào cũng vậy luôn bắt đầu bằng sự huyễn hoá, siêu thực để gây tạo lòng tin về sự trừng phạt đối với cái ác và giang tay đón lấy sư hướng thiện. Đức Phật là nhân vật có thực đã bị huyễn hoá, thay đổi theo chiều hướng ấy khiến cho cái nhìn về Đức Phật cũng giống như những tôn giáo khác về quyền năng, về sự hướng thượng. Những luận sư, những học giả phải mất nhiều công sức hư cấu, tạo nên sự mâu thuẫn trong khối lượng đồ sộ Kinh điển mà không thể phân biệt đâu là thực, đâu là hư cấu. Sau vài thế kỷ, có ngài Long Thọ đề xuất Tứ cú phân biệt (sa. catuṣkoṭi) để hoá giải những mâu thuẫn qua đối chiếu dữ liệu.

Tóm lại, triết học Phật giáo, tư tưởng Phật giáo là sản phẩm của hậu thế. Đức Phật chỉ là nhà đạo đức, nhân văn. Einstein - nhà bác học bậc thầy của những nhà bác học - tiếp cận giáo lý của Đức Phật - chắc chắn cũng từ những triết học, luận lý giáo điều bị pha trộn nhưng đã  tìm ra được mạch sống, tư tưởng Đức Phật, vì vậy ông không tự biến thành một tín đồ thuần thành để nối tiếp những vầng hào quang mà chỉ sống để sống, biết sống là tu, biết tu là sống. Nhận định nổi tiếng của Einstein đó là 2 phát biểu: “Những điều hôm nay ta mới mày mò, khám phá, Đức Phật đã thấy từ hàng ngàn năm trước” “Có hai sự vô hạn: Vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người. Nhưng tôi không chắc lắm về điều đầu tiên”. Có nghĩa rằng trí tuệ của bậc chân sư đã vượt qua cái không gian vô tận, phá vỡ mọi giới hạn. Còn ở con người thì sự ngu xuẩn lại không giới hạn….

Đức Phật không đi tìm câu trả lời có hay không một đấng tối cao

01

Dành cho Đức Phật sự kính ngưỡng và tìm ra cảm hứng sáng tạo từ những luận thuyết trong giáo lý mà vẫn giữ nguyên vẹn hướng đi ban đầu của Ngài là nhắm đến sự Giác Ngộ, nhắm đến thứ kỷ luật tinh thần, hướng đến  cái nhìn nội tâm đã là sự tôn kính tuyệt đối. Thực ra đạo cuả Đức Phật là sự định hướng chắc chắn vào 4 chân lý KHỔ - TẬP - DIỆT - ĐẠO. Tinh thần khoa học của Đức Phật là thứ khoa học nhân văn, hoàn toàn khác với khoa học tâm linh, thần bí hay vật lý lý thuyết. Nếu đối sánh với sáng tạo thì đó là sáng tạo của nghệ thuật vị nhân sinh.

Tuy nhiên, bởi vì cả khoa học cũng như Đạo Bụt đều khao khát đi tìm chân lý và để đạt được mục tiêu này, cả hai đều sử dụng những tiêu chuẩn mang tính xác thực (khoa học và đạo Phật). Thực ra điều này đúng với khoa học hoặc các tôn giáo khác. Riêng Đức Phật, sau lời tuyên thuyết Ngài thẳng hướng đi của tam vô lậu học GIỚI - ĐỊNH -TUỆ. 

Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn

Nhứt thiết thế gian

Sanh - Lão - Bệnh -Tử

Cái khác của Đạo mà Đức Phật truyền dạy đó là cái chân lý bất biến. Ngài không mày mò tìm kiếm như những tôn giáo khác và chính thế, kể từ sau khi tuyên thuyết là lộ trình chiêu tập, giáo dưỡng chúng Tỳ kheo. Trong những kẻ hậu học về sau, vẫn tôn kính tuyệt đối và cũng chính vì sự kính ngưỡng tuyệt đối mà vun đắp cho Đạo Phật những giáo thuyết không phải của Ngài. Thậm chí sự tích cực không cần thiết ấy khiến họ bỏ quên cái chân đế để mày mò bên cái tục đế. Cũng chính từ đây, ngay từ lần kết tập thứ nhất, Ngài Long Thọ đã bắt đầu nhận ra những mâu thuẫn trong khối lượng đồ sộ Kinh tạng và nghĩ đến việc sửa chữa, biến đổi bằng phương pháp Tứ cú phân biệt sao cho dễ chấp nhận. Cũng chính từ những nổ lực “vun đắp” cho hình tượng Đức Phật thành tôn gíáo ngay 4 câu tuyên thuyết đầy đủ bổng trở nên mơ hồ trừu tượng với hình ảnh một hài nhi, tay chỉ trời, tay chỉ đất chỉ đọc 2 câu trên “Thiên thượng thiên hạ/Duy ngã độc tôn”.

Từ đây, sự kính ngưỡng Đức Phật lại vô tình làm biến đổi giá trị thực: Khoa học nhân văn trở thành khoa học tâm linh, thần bí. Cái mà Đức Phật muốn đem đến con người không còn nguyên vẹn. Cũng như sự biến hoá từ vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh sang thành thường, lạc, ngã, tịnh. Sự huyễn hoá này đặt chúng sinh vào một trật tự khác, không còn ý thức đúng về thế giới xung quanh. Và để “… tồn tại một tôn giáo nào có thể đáp ứng được với những đòi hỏi của khoa học hiện đại, thì đó là đạo Bụt…” có lẽ đúng là như vậy.

Còn rất nhiều việc khác nữa về sự biến hoá giáo lý. Ví dụ như giai đoạn Đức Phật theo các vị đạo sư Alara Kalama và sau đó là Uddaka Ramaputa để thọ giáo thiền vô sắc. Để rồi sau đó đều lần lượt chia tay trong sự tiếc nuối và kính ngưỡng của vị “Hiền giả, hãy ở lại đây, chúng ta cùng chăm sóc cho hội chúng”. Những lời khẩn khoản cả những bậc thầy vẫn không làm Đức Phật lay chuyển ý định tìm đến con đường giải thoát thật sự chứ không phải những thần thông, huyền thuật. Sau cùng thì Ngài cũng tìm được con đường mà mình khát khao tìm kiếm. Đó là Pháp Định Tứ Thánh (Định hữu sắc). Trái ngược với Định vô sắc (Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ,  Phi tưởng phi phi tưởng xứ). Hai pháp định này trái ngược nhau.

1. Định hữu sắc: dùng các pháp dẫn tâm, làm chủ tâm ý, nhiếp phục, đoạn diệt các chướng ngại trên THÂN và TÂM. Và quan trọng nhất là bậc tứ thiền hướng đến Tam Minh trong trạng thái tịnh chỉ hơi thở hoàn toàn. Có thể nhiều ngày, nhiều  tháng…chỉ đến khi muốn thì xả bỏ trạng thái đó trở về hơi thở. Pháp hành định hữu sắc tưởng đã tàn lụi sau hơn 2600 năm  vì không có vị tăng nào nối tiếp, chứng đắc. Nhưng sau này, năm 1980, Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc, Tu viện Chơn Như ở Trảng Bàng- Tây Ninh đã thành tựu viên mãn. 

2. Định vô sắc thì ngược lại, cố sức ức chế ý thức, chế ngự niệm khởi và điều mà nó đem lại là trạng thái thoát tục của tưởng ấm. Rất nhiều đạo sĩ với sự phát triển của tưởng ấm rất hứng khởi với lục thông cũng chính từ đây.

Đức Phật đi từ định vô sắc và sau rũ bỏ, tự tìm ra phương pháp đối nghịch. Như đã nói, Ngài dứt khoát với các vị thầy cũ cho dù được khẩn thiết nài nỉ ở lại “cùng chăm sóc hội chúng”. Nhưng trong Kinh Bát Thành, bài kinh mà Đức Phật giao cho A-nan-da trả lời gia chủ Dasama “…có một pháp gì độc nhất của Đức Phật được tu tập để đi đến kết quả giải thoát hoàn toàn chấm dứt tái sinh luân hồi không?".

Như các bạn đã biết pháp của Đức Phật có rất nhiều, có đến ba mươi bảy pháp môn tu tập từ thấp đến cao. Thế mà, gia chủ Dasama lại hỏi có một pháp độc nhất nào chỉ tu tập pháp này sẽ đi đến cứu cánh, thì biết trả lời làm sao các bạn nhỉ? Nhưng ông Ananda đã thay Đức Phật trả lời câu hỏi này: “Không phải chỉ có một pháp độc nhất mà có đến cả tám pháp độc nhất, pháp nào cũng tu tập đi đến kết quả giải thoát rốt ráo”. Cho nên bài kinh này được lấy tên là Kinh Bát Thành trong Kinh Trung Bộ, tập II, trang 30. 

Tám pháp đó là 4 pháp tứ vô lượng tâm (Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỷ vô lượng, Xả vô lượng) và Tứ Thánh Định. Nhưng sau lần kết tập kinh điển lần thứ nhất, Kinh Bát Thành nghiễm nhiên có 4 tầng thiền Vô Sắc. Đáng nói là sắp xếp theo thứ bậc thì trên Tứ Thánh Định và thật khó tin, tứ thánh định cho đến nay vẫn được xem là Thiền Phàm Phu so với Thiền Hữu Sắc là Thiền Thượng Thừa.

Còn rất nhiều nữa nhưng nội dung bài này không nhằm nêu tất cả những pha trộn giáo pháp mà tập trung nói lên một ý chủ đạo: Đức Phật không tuyên thuyết cho một tôn giáo mà thực sự tiếp duyên giáo hoá chúng sinh. Ngài không làm công việc xây dựng một triết học Phật giáo, mà là hướng đến việc dẫn dắt chúng sinh vượt thoát khỏi vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh, để tiến đến thường, lạc, ngã, tịnh - một chặng dài đầy thử thách gian truân. Và thực tế Ngài đã sát hạch 1250 Tỳ kheo để chọn lấy 500 vào tăng đoàn và toàn bộ đều chứng đạt. 90 A-la-hán, 90 Thiền định còn lại 320 chứng đắc giới luật. Và cũng chỉ đến đấy. Tất cả chìm khuất trong những năm tháng còn lại, hơn 2.600 năm lại có một Tỳ kheo chứng đắc nhưng cũng giống như Ngài, chịu sự đố kỵ, nhỏ nhen… Lẽ ra nếu được đón nhận tích cực hơn thì có phải đó là cơ may rất tốt cho Phật giáo. Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc cứ lặng lẽ vừa dẫn dắt Tăng đoàn vừa truyền dạy giáo pháp để hoằng hoá.

Với Tam Vô lậu học GIỚI - ĐỊNH - TUỆ và 37 phẩm trợ đạo giáo pháp sẽ thật sự hữu hiệu khi những kẻ hậu học biết ứng dụng, nghiêm trì tu học. Đó chính là khoa học nhân văn, đó chính là thứ tài sản vô giá của Ngài. Hoàn toàn không có một khoa học tâm linh, khoa học huyền bí nào khác. Nếu đối sánh với sáng tạo thì đó là sáng tạo của nghệ thuật vị nhân sinh chứ không phải nghệ thuật vị nghệ thuật, chỉ có giá trị đàm luận. Đạo Phật, con đường của Đức Phật thực sự nếu đi đúng hướng sẽ chấn chỉnh lại những khiếm khuyết mà thực tế cho thấy có hai hệ phái rõ rệt. Giác ngộ và chữa bệnh chứ không phải phân chia theo khu vực địa lý Nam Tông hay Bắc Phái. Trong khi toàn bộ tăng đoàn trong tay Đức Phật thì cả hai đó là một. Sức mạnh ấy bị chẻ nhỏ ra. Ngày nay giác ngộ không đi đến bên bờ giác ngộ, còn chữa bệnh thì hoàn toàn phó thác rủi may “phước chủ may thầy”. 

Trong quyển Phật học Nam truyền của hai tác giả Joseph Goldsein và Jack Kornfield (1987) - Người dịch: Tỳ kheo Giác Nguyên - có kể lại câu chuyện có người đến hỏi Lạt ma Govinda rằng phải có thái độ thế nào trước quá nhiều truyền thống sai biệt nhau của Phật giáo. Ngài Govinda trả lời rằng “Giáo pháp của đức Phật chẳng khác gì một hạt giống được gieo trên đất và từ đó đâm chồi nẩy lộc thành một cội cây đầy đủ gốc, cành, thân lá. Đứng trước cội cây đó, mỗi người một cách chọn lựa: kẻ thích gốc, người thích cành...Và dĩ nhiên cứ vậy mỗi chọn lựa, và sự khiếm khuyết, ngộ nhận, là lẽ tự nhiên bởi vì mỗi phần cội cây đều có những giá trị riêng. Ta không thể phủ nhận bất cứ cái nào...”

Sức mạnh của cội cây Đức Phật to lớn hơn những gì hiện nay chúng ta nhìn thấy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Xem thêm