Thứ sáu, 05/06/2020, 16:03 PM

Đức Phật nói về tiềm năng của con người

Khả năng tiềm tàng chói sáng rực rỡ của mỗi chúng sinh nay đã được Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử loài người chứng minh và chỉ rõ. Đó là Phật tánh, là khả năng thành Phật hay nói đúng hơn là sự trở về với nguồn tâm tuệ giác, là sự nhận diện về "Bản lai diện mục" của chính mình.

Tuệ nhãn vĩ đại của Đức Phật

Phải chăng trong quá trình tu chứng của Đức Phật, Đức Phật lịch sử của nhân loaị đã nói lên lòng tự tín rằng con người có một kho tàng vô tận tiềm ẩn; đó là khả năng nhận chân được sự vật (Dharma), khả năng thẩm thấu nguyên nhân sinh diệt của các pháp để từ đó vượt qua được tất cả thú vui vật chất tạm bợ của cuộc đời. Cái mà dính vào nó vui ít khổ nhiều. Chính vì vậy mà ngày đêm nỗ lực không hề chán nản với mục đích vì lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh.

Suốt trong sáu năm khổ hạnh Ngài đã cho con người bài học về sự nhẫn nại, sự nỗ lực và tình thương của Ngài đôí với chúng sinh. Và khi từ bỏ hai cực đoan mà Ngài cho rằng không thích hợp và không mang lại lợi ích cho người tịnh hạnh. Ở đây nói lên sự sáng suốt của Ngài, có một sự quán sát tinh tường của Ngài. Vì vậy Ngài vẫn chấp nhận tất cả những gì thử thách đối với Ngài. Và Ngài ngày đêm nỗ lực và nỗ lực... Thật cảm động biết bao!

Và quả thật Ngài đã chứng minh được tiềm năng vĩ đại của con người. Ôi! trong lúc sao mai vừa mọc, và chắc chắn trời đất chuyển rung, nhạc trời trổi dậy, muôn hoa bừng nở đón mừng một vị Phật ra đời cứu độ tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong biển mê.

Khả năng tiềm tàng chói sáng rực rỡ của mỗi chúng sinh nay đã được Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử loài người chứng minh và chỉ rõ. Đó là Phật tánh, là khả năng thành Phật hay nói đúng hơn là sự trở về với nguồn tâm tuệ giác, là sự nhận diện về

Khả năng tiềm tàng chói sáng rực rỡ của mỗi chúng sinh nay đã được Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử loài người chứng minh và chỉ rõ. Đó là Phật tánh, là khả năng thành Phật hay nói đúng hơn là sự trở về với nguồn tâm tuệ giác, là sự nhận diện về "Bản lai diện mục" của chính mình.

Đức Phật an nhiên tự tại giữa cuộc đời

Ngài đã dựng đứng lại những gì bị quăng bỏ, bị quên lãng. Đó là khả năng tiềm tàng trong mỗi chúng sinh cái có thể gọi là "Phật tánh" hay khả năng trí giác thẩm thấu thật tánh của các pháp. Và chính vì lòng từ bi vô lượng đối với chúng sinh mà Ngài không dấu diếm điều gì trong sự kinh nghiệm tu tập của mình, sự thấy biết chân thật về các pháp của nhân sinh vũ trụ. Ngài mạnh dạng tuyên bố: "nguồn gốc thế gian và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian đều nằm trong tấm thân một trượng này, cùng với tri giác và tư tưởng. Nghĩa là thế gian có nghĩa là đau khổ. Do đó, chấm dứt hay tiêu diệt thế gian là chấm dứt khổ não tức là Niết-bàn vậy.

Rõ ràng Ngài đã xác chứng Niết-bàn có được trong kiếp sống này, trong cộc đời này, hạnh phúc chân thực ngay trong hiện tại này nếu con người thật sự muốn đạt được nó, với sự nỗ lực ngày đêm, và lấy Giới- Đinh -Tuệ làm nền tảng hay lấy Bát Chánh Đạo để diệt trừ tham sân si, đọan tận ái dục, đi trên con đường Trung Đạo và hẳn nhiên vị ấy với lòng từ bi vô lượng trong chí ngyện cao cả đối với tất cả chúng sinh một cách bình đẳng.

Có thể nói Đức Phật là tấm gương chói sáng về sự nỗ lực của chính mình dành cho nhân loại và đặc biệt là cho những ai muốn đi trên con đường an ổn nhất, và thật có được hạnh phúc như mình mong muốn, chắc chắn nó không phải nhờ ở sự van xin cầu lụy ở người nào khác hơn ở sự tinh tấn nỗ lực của chính mình. Đức Phật luôn luôn nhắc nhở con người rằng: chính tự mình làm chỗ nương cho mình, chứ làm sao nương được ở người khác, tự mình khéo tu tập mới đạt được nhiệm mầu. Và Ngài luôn thiết tha căn dặn rằng: các ngươi hãy tự mình nỗ lực. Đấng Như Lai chỉ là Bậc Đạo Sư.

Đức Phật là tấm gương chói sáng về sự nỗ lực của chính mình dành cho nhân loại và đặc biệt là cho những ai muốn đi trên con đường an ổn nhất, và thật có được hạnh phúc như mình mong muốn, chắc chắn nó không phải nhờ ở sự van xin cầu lụy ở người nào khác hơn ở sự tinh tấn nỗ lực của chính mình.

Đức Phật là tấm gương chói sáng về sự nỗ lực của chính mình dành cho nhân loại và đặc biệt là cho những ai muốn đi trên con đường an ổn nhất, và thật có được hạnh phúc như mình mong muốn, chắc chắn nó không phải nhờ ở sự van xin cầu lụy ở người nào khác hơn ở sự tinh tấn nỗ lực của chính mình.

Pháp trợ niệm của Đức Phật

Thật vậy cố gắng cá nhân là yếu tố cuối cùng để thành tựu mục tiêu. Sự thành tựu đạo quả giác ngộ vĩ đại của Đức Phật đã làm cho nhân loại bừng tĩnh sau đêm dài mộng mị, bỏ đi sự tự ti mặc cảm của chính mình và có thể nói đầy tự hào về sự có mặt của mình trong kiếp người với đầy đủ những thuận duyên trong cuộc đời này. Nhất là được gặp Phật Pháp, được học hỏi về bài học "làm người" từ bậc vĩ nhân để lại dưới ngôi nhà chánh pháp của Người không có một sự phân chia, kỳ thị về chủng tộc, màu da, về giai cấp cao thấp, giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, già trẻ. Ngài đối với tất cả chúng sinh bằng một tình thương bình đẳng, Ngài muốn tất cả chúng sinh đều được sống trong tình thương vô bờ bến và dạy cho phương pháp để tự mình có thể vượt thoát khỏi mọi khổ đau để đến được mục tiêu tối thượng. Ngài dạy: "khi tự mình làm điều tội lỗi thì tự mình làm ô nhiễm; khi ta tránh điều tội lỗi thì lúc đó chỉ có ta gội rữa cho ta. Trong sạch hay nhiễm ô là tự nơi ta, không có ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch." (Kinh Pháp Cú)

Thật vậy, giáo pháp của Ngài rực rỡ, chói sáng vì nó vượt ra tất cả sự nô lệ về tinh thần nào, hoàn toàn chỉ có tự do lựa chọn và quyết định đời mình theo ý chí mình. Với Ngài đẳng cấp cao thấp, sang hèn là do hành động của mỗi người, mỗi chúng sinh chịu trách nhiệm về hành động của chính mình chứ không có giai cấp nào làm nên được. Trong kinh Tăng Chi (Anguttara Nikaya), lời Ngài khuyên bảo dân Kalama rất cảm động, sâu sắc và rất trí tuệ. Ngài khuyên không làm nô lệ dưới bất cứ hình thức nào, tất cả bằng sự quan sát, nhận xét của mình những gì nên làm, nên theo, những gì không nên làm, không nên theo và có lợi ích an vui cho mình, cho người hay không. Chứ không thể nào mù quáng tin theo vì bất cứ lý do nào khác.

Đức Phật luôn luôn nhắc nhở con người rằng: chính tự mình làm chỗ nương cho mình, chứ làm sao nương được ở người khác, tự mình khéo tu tập mới đạt được nhiệm mầu. Và Ngài luôn thiết tha căn dặn rằng: các ngươi hãy tự mình nỗ lực. Đấng Như Lai chỉ là Bậc Đạo Sư.

Đức Phật luôn luôn nhắc nhở con người rằng: chính tự mình làm chỗ nương cho mình, chứ làm sao nương được ở người khác, tự mình khéo tu tập mới đạt được nhiệm mầu. Và Ngài luôn thiết tha căn dặn rằng: các ngươi hãy tự mình nỗ lực. Đấng Như Lai chỉ là Bậc Đạo Sư.

Ý nghĩa các ấn tướng qua hình tượng Đức Phật

Do vậy, trong sự thành lập giáo hội Tăng lữ của Ngài, có lẽ không ai mà không thấy được sự khoan dung độ lượng của Ngài; Ngài tiếp nhận tất cả tầng lớp trong xã hội cả đến tên cướp sát nhân như Angulimala cho đến hạng gái giang hồ như Ambapali cũng được Ngài cứu độ và dạy cho cách tự làm trong sạch chính mình, an lạc chính mình bằng chánh đạo.

Ở đây, có thể nói lòng từ bi của Đức Phật ưu tiên nâng đỡ cho hàng nữ giới, bởi Ngài nhận thấy phái nữ giới tay yếu, chân mềm luôn cần được nhiều sự hỗ trợ. Đây là điều diễm phúc và đáng vui mừng nhất cho giới nữ, vì cũng như người nam người có khả năng chứng ngộ chân lý một cách bình đẳng.

Đây là niềm khích lệ lớn, niềm tự hào lớn không dành cho bất cứ ai mà đây chính là tiềm năng vĩ đại của con người được chính con người phát hiện. Quả đúng thật như vậy, không ai có thể phủ nhận về sự chứng ngộ chân lý của Đức Phật lịch sử của nhân loại, đấng Sakyamuni. Chính sự chứng ngộ lịch sử đó là niềm tự hào lớn cho nhân loại và cho tất cả chúng sinh. Chỉ có hành động tạo tác sai khác của chính mình và sự nắm bắt sai lạc của chính mình để rồi đắm chìm trong biển mê, rồi quên cả lối về, không nhận ra mình là ai, như chàng cùng tử với hạt châu trong chéo áo mà phải lang thang dong ruỗi ngược xuôi.

Lòng từ bi của Đức Phật ưu tiên nâng đỡ cho hàng nữ giới, bởi Ngài nhận thấy phái nữ giới tay yếu, chân mềm luôn cần được nhiều sự hỗ trợ.

Lòng từ bi của Đức Phật ưu tiên nâng đỡ cho hàng nữ giới, bởi Ngài nhận thấy phái nữ giới tay yếu, chân mềm luôn cần được nhiều sự hỗ trợ.

Phải chăng cái khả năng tiềm tàng kỳ diệu chói sáng rực rỡ của mỗi chúng sinh nay đã được Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử loài người, chứng minh và chỉ rõ. Đó là Phật tánh, là khả năng thành Phật hay nói đúng hơn là sự trở về với nguồn tâm tuệ giác, là sự nhận diện về "Bản lai diện mục" của chính mình.

Do vậy mà Ngài hoàn toàn thoát ra khỏi bất cứ hình thức chấp thủ nào, Ngài thong dong từ tại trong thể tánh thường tịch soi. Đó là những gì mà Đức Phật nói về tiềm năng con người.

> Xem thêm video: "Mạn đàm về pháp tu lạy Phật"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Đức Phật 10:20 02/12/2024

Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Xem thêm