Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/03/2019, 14:39 PM

Cộng hòa Hồi giáo Pakistan nhấn mạnh tiềm năng Phật giáo thúc đẩy Hòa bình

Đảo quốc Phật giáo Sri Lanka và thế giới đã được trao cơ hội công nhận tiềm năng Phật giáo thúc đẩy hòa bình, nhờ một diễn đàn quốc tế do Cao ủy Cộng hòa Hồi giáo Pakistan tại Sri Lanka phối hợp với Đại học Phật giáo Pāli Sri Lanka đồng tổ chức.

Hội thảo quốc tế với chủ đề “Văn minh Phật giáo & Gandhāra: Mối quan hệ văn hóa giữa Pakistan và Sri Lanka”,

Hội thảo quốc tế với chủ đề “Văn minh Phật giáo & Gandhāra: Mối quan hệ văn hóa giữa Pakistan và Sri Lanka”,

Đây là sự kiện được tổ chức tại Khán phòng của Đại học Phật giáo Pāli Sri Lanka, Hommagama vào ngày 11/03/2019. Sự kiện này do Giáo sư Tiến sĩ Gallelle Sumanasiri Thero, Phó Viện trưởng Đại học Phật giáo Pāli Sri Lanka và Tiến sĩ Shahid Ahmad Hashmat, Cao ủy Cộng hòa Hồi giáo Pakistan tại Sri Lanka đồng chủ trì.

Tiến sĩ Shahid Ahmad Hashmat, Cao ủy Cộng hòa Hồi giáo Pakistan tại Sri Lanka

Tiến sĩ Shahid Ahmad Hashmat, Cao ủy Cộng hòa Hồi giáo Pakistan tại Sri Lanka

Bài liên quan

Kỳ quan của nền văn minh Phật giáo Gandhāra cổ đại ở miền bắc Pakistan và sự hòa hợp sắc tộc và tôn giáo đã được đưa ra bởi các học giả nổi tiếng quốc tế từ các quốc gia Trung Quốc, Đức, Pakistan và Sri Lanka tại một hội thảo được tổ chức tại Đại học Phật giáo Pāli Sri Lanka, Hommagama vào hôm thứ Hai, ngày 11/03/2019

Về cơ bản, hội thảo tập trung vào Thánh tích khảo cổ Phật giáo Gandhāra của Pakistan như một hạt nhân của Phật giáo và sự lan rộng của nó ở Nam Á trong nhiều thế kỷ. Khu di tích văn hóa nghệ thuật Phật giáo Gandhāra được mô tả là một địa lý tam giác thực sự có khoảng 100 km kéo dài từ đông sang tây và 70 km từ bắc xuống nam, ở phía tây của sông Indus (sông Ấn Độ, con sông chính của Pakistan). Nó được bao quanh ba mặt của núi. Bao gồm các khu vực rộng lớn của thung lũng Peshawar ngày nay, các vùng đồi núi Swat (Udyana), Buner và thung lũng Taxila.

Đối với người quan sát quan hệ quốc tế, hội thảo có ý nghĩa quan trọng như là một bài tập xây dựng cầu nối văn hóa và tôn giáo giữa các quốc gia Nam Á vì sự truyền bá và ổn định của Phật giáo trong khu vực, bên cạnh tăng cường tiềm năng tôn giáo hơn nữa và liên kết ngoại giao giữa hai quốc gia Pakistan-Sri Lanka. Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù Pakistan hiện là một quốc gia Hồi giáo, Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ ở Gandhāra và các khu vực khác của Pakistan, nơi Phật giáo đã thiết lập nhiều cơ sở tự viện Phật giáo, các trường Phật học giáo dục đào tạo nhân tài Phật giáo, bồi dưỡng các Như Lai Sứ giả, truyền bá chính pháp Phật đà. Những sự thật này nói lên tinh thần khoan dung tôn giáo của Pakistan và không khí hài hòa trong tình nghĩa liên tôn giáo.

Pakistan hiện là một quốc gia Hồi giáo, Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ ở Gandhāra và các khu vực khác của Pakistan, nơi Phật giáo đã thiết lập nhiều cơ sở tự viện Phật giáo, các trường Phật học giáo dục đào tạo nhân tài Phật giáo, bồi dưỡng các Như Lai Sứ giả, truyền bá chính pháp Phật đà. Những sự thật này nói lên tinh thần khoan dung tôn giáo của Pakistan và không khí hài hòa trong tình nghĩa liên tôn giáo.

Pakistan hiện là một quốc gia Hồi giáo, Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ ở Gandhāra và các khu vực khác của Pakistan, nơi Phật giáo đã thiết lập nhiều cơ sở tự viện Phật giáo, các trường Phật học giáo dục đào tạo nhân tài Phật giáo, bồi dưỡng các Như Lai Sứ giả, truyền bá chính pháp Phật đà. Những sự thật này nói lên tinh thần khoan dung tôn giáo của Pakistan và không khí hài hòa trong tình nghĩa liên tôn giáo.

Bài liên quan

Tuy nhiên, tại diễn đàn các diễn giả rất tập trung khả năng vào tiềm năng Phật giáo thúc đẩy hòa bình,và điều này nổi lên như là chủ đề chung của cuộc gặp gỡ trên tinh thần hòa ái này. Bên cạnh đó, khán thính giả đã được cung cấp một kiến thức khá toàn diện về cách Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc xây dựng của Pakistan và khu vực trong nhiều thế kỷ. Theo đó, Phật giáo ở Pakistan đã vun bồi văn hóa đạo đức tâm linh và văn hóa nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc xây dựng rất nghiêm túc. Từ quan điểm này, diễn đàn tỏ ra vô cùng hữu ích. Đó là bắt buộc từ phía những người có tâm quyết nghiên cứu để theo đuổi các dữ kiện để đưa ra trước hội thảo.

Thiếu tướng Agha Ahmad Gul, cựu Phó Viện trưởng Đại học Balochistan, Pakistan Trả lời phỏng vấn: “Cần nhấn mạnh rằng, các khu di tích Phật giáo Gandhāra cổ đại nói chung và thành phố Taxila cổ đại, trung tâm Phật giáo lớn (đã biến mất) nói riêng, là một tổ ong thực sự của đa tôn giáo và đa sắc tộc, đặc điểm này đã tồn tại qua nhiều thế kỷ từ khi Phật giáo thành lập trong khu vực. Đây là trọng tâm của một bài thuyết trình được thực hiện bởi các học giả. Một số tôn giáo phát triển mạnh ở đây là Hỏa Giáo Ba Tư (Zoroastrianism-một đạo Thiên Chúa xuất hiện từ một nghìn năm trước kỷ nguyên Tây lịch và bị Hồi giáo tiêu diệt vào thế kỷ thứ 10 sau kỷ nguyên Tây lịch), Kỳ Na giáo (Jainism-một  trong những tôn giáo phi Phệ đà và có những đặc điểm của nền Văn minh lưu vực Ấn hà), Hy Lạp và thậm chí là ngoại giáo, bên cạnh Phật giáo”.

Ông nói thêm rằng, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc được lấy cảm hứng từ Phật giáo Gandhāra và những đồ tạo tác như vậy được tìm thấy mọi ngóc ngách của khu vực, đặc biệt là ở các ngôi bảo tháp. Ranh giới văn hóa nghệ thuật kiến trúc của khu vực, được xác định bởi Phật giáo.

Mặc dù khu thánh tích Phật giáo Gandhāra được phát hiện vào thế kỷ 19, nhưng nó đã tồn tại từ nhiều thế kỷ trước đó. Nó phải chịu nhiều cuộc xâm lược và cuối cùng đã bị quân Hồi giáo phá hết. Tuy nhiên, Thiếu tướng Agha Ahmad Gul (R) nhấn mạnh rằng những đội quân Hồi giáo này không phải là “những Thập Tự chinh Hồi giáo”, hay “những kẻ thống trị Hồi giáo” như ngày nay đã hiểu sai. Trái lại, những cuộc xâm lược này là kết quả của các kế hoạch mở rộng lãnh thổ.

Tin Pakistan 4

Tin Pakistan 4

Đỉnh cao trong bài thuyết trình của Tiến sĩ Ghani-ur-Rehman là những ảnh hưởng của Phật giáo đối với các tác phẩm nghệ thuật trong các Thánh đường Hồi giáo cổ đại. Điều này đã được chứng minh bằng đồ họa. Đây cũng là bằng chứng về sự tồn tại tôn giáo hòa bình trong những thời đại đó kết hợp với tinh thần thích nghi của các cộng đồng liên quan. Bên cạnh đó, người trình bày đã cho khán thính giả của mình một số hiểu biết sâu sắc về giáo lý Phật giáo.

Ngoài việc thăm dò và làm sáng tỏ những ưu điểm của triết lý Phật học, Giáo sư Hugh van Skyhawk thuộc Đại học Mainz, Đức, đã chứng minh bằng đồ họa mức độ mà nghệ thuật Hy Lạp đã tác động có lợi đến nghệ thuật Phật giáo vào thời kỳ Gandhāra cổ đại. Theo đó, sự căng thẳng về sự phân chia hoặc sự phân định sắc nét về các đặc điểm của con người, được tìm thấy trong nghệ thuật Phật giáo ở Gandhāra, có thể truy nguyên theo nghệ thuật Hy Lạp. Một phần thú vị của bài thuyết trình liên quan đến học thuyết Mythunya, ý nghĩa của nó và các hình thức nghệ thuật đi kèm.

Hội thảo đã chứng minh một cái nhìn mới mẻ về các liên kết mạnh mẽ của Pakistan thông qua Phật giáo đến phần còn lại của Nam Á và hơn thế nữa

Hội thảo đã chứng minh một cái nhìn mới mẻ về các liên kết mạnh mẽ của Pakistan thông qua Phật giáo đến phần còn lại của Nam Á và hơn thế nữa

Giáo sư Tiến sĩ Lý Hy Quang (李希光), Giám đốc Trung tâm Truyền thông Quốc tế thuộc Đại học Thanh Hoa (清華大學), Trung Quốc đã nói rõ nhất về mối liên hệ văn hóa giữa Trung Quốc và Pakistan. Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo ở Trung Quốc có thể truy nguyên đáng kể đến Pakistan. Thung lũng Swat ở Pakistan đã cho biết  có một di sản Phật giáo mạnh mẽ. Một đặc điểm nổi bật của nghệ thuật của khu vực là sự nhân hóa của Đức Phật.

Tiến sĩ Yed Sardar Shah, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Du lịch và Cổ vật tỉnh Pakistan, đơn vị tỉnh Sindh cho biết, sau khi Phật giáo bắt nguồn từ Gandhāra và Sri Lanka, nó đã lan rộng khắp nơi. Một điểm thú vị cần lưu ý là có những điểm tương đồng nổi bật giữa Phật giáo Avukana ở Sri Lanka và Phật giáo Bamiyan. Bên cạnh đó, ngôi bảo tháp Kanishka (Kanishka stupa) ở Peshāwar, thủ phủ của Khyber-Pakhtunkhwavà là trung tâm hành chính và kinh doanh của Các Khu vực Bộ lạc Liên bang Quản lý của Pakistan, là bảo tháp cao nhất thế giới. Chứng minh thêm cho di sản Phật giáo Gandhāra là thực tế có những di tích Phật giáo cổ đại trong vô số ngôi bảo tháp Gandhāra.

Do đó, hội thảo đã chứng minh một cái nhìn mới mẻ về các liên kết mạnh mẽ của Pakistan thông qua Phật giáo đến phần còn lại của Nam Á và hơn thế nữa. Đây là mối quan hệ cần được xây dựng và củng cố cho mục đích tiếp tục thiết lập hòa bình và thân thiện khu vực. Phật giáo, giống như Hồi giáo là hòa bình. Hãy để sự thật này hướng dẫn Nam Á, là mong muốn của chúng tôi.

 Vân Tuyền

(Nguồn: NewsIn Asia)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm