Ý nghĩa các ấn tướng qua hình tượng của Đức Phật
Vào khoảng Thế kỷ thứ I Tây lịch, do sự tương tác giữa Ấn Độ và Hi Lạp nên tại Ấn Độ đã xuất hiện một phong cách nghệ thuật mới được gọi là Gan-đa-ra, phân biệt với phong cách nghệ thuật bản địa là Ma-thu-ra. Hai trường phái nghệ thuật này đã khắc tạo các tượng Phật với các đặc trưng rất riêng.
Nếu Gandhāra tạo ra gương mặt của Đức Phật giống với người Hi Lạp, thì Mathurā lại có khuynh hướng làm gương mặt Đức Phật giống với người Ấn Độ. Nhưng dù là phong cách tượng Phật theo phong cách Gandhāra hay Mathurā, các nghệ nhân Ấn Độ, dưới sự tư vấn của các nhà sư Ấn Độ đều khắc hoạ hình tượng Đức Phật với tư thế ngồi thì có 3 ấn tướng, và trong tư thế đứng có 2 ấn tướng.
Ấn tướng Thiền Định
Đức Phật ngồi xếp bằng trong tư thế hoa sen trọn phần, lòng bàn tay phải đặt lên trên lòng bàn tay trái hoặc ngược lại, hai ngón cái chạm vào nhau, vị trí ở ngang rốn. Ấn tướng này tượng trưng cho sự tu trì, và cụ thể là tu thiền định, mà Phật Thích Ca đã trải qua 49 ngày dưới cội Bồ Đề. Nhờ đó, Đức Phật mở tuệ giác, chứng tam minh, trở thành bậc giác ngộ vĩ đại đầu tiên trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. “Tướng” là “tướng trạng”. “Ấn” là “sự bắt ấn của tay, thể hiện sự tu thiền, và đó là sự tự tu để giải quyết các nguyên nhân của nỗi khổ niềm đau, từ đó khép lại toàn bộ khổ đau để trở thành bậc Thánh.
Tầng nghĩa phía sau những thủ ấn của các bậc Thiền sư
Ấn tướng Xúc Địa
Đức Phật ngồi xếp bằng trong tư thế hoa sen trọn phần, lòng bàn tay phải đặt úp lên trên đùi phải, đầu các ngón tay hướng xuống dưới đất. Bàn tay trái đặt ngửa ở vị trí giữa rốn. Tượng Đức Phật Thích Ca ngay chính giữa Đại tháp Giác Ngộ tại Bồ Đề Đạo Tràng (ở quận Gaya, bang Bihar, nước Ấn Độ), nơi Đức Phật đã tu chứng đắc đạo quả, được làm bằng đá quý và cũng nằm trong ấn tướng xúc địa.
Về nghĩa đen, “xúc địa” có nghĩa là “tiếp xúc với Trái Đất”, đánh dấu thời khắc mà cả Vũ trụ chứng biết sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca dưới cội Bồ Đề, giống như lời tuyên ngôn về sự giác ngộ. Về phương diện triết lý, “xúc” là “tiếp xúc”. “Địa” là “Trái Đất”. “Tiếp xúc Trái Đất” có nghĩa bóng là đi vào cuộc đời, tức là nhập thế. Sau khi Đức Phật Thích Ca giác ngộ, Ngài không ngồi để mọi người thờ phụng và cúng kính để ăn, mà Ngài đi vào đời để độ sinh, giải quyết các vấn nạn khổ đau và mở ra an vui hạnh phúc. Đức Phật đã làm công việc đó suốt 45 năm, từ tuổi giác ngộ ở 35, đến khi qua đời ở tuổi 80...
Những câu chuyện ám hại Đức Phật
Ấn tướng Chuyển Pháp Luân
Đức Phật ngồi xếp bằng trong tư thế hoa sen trọn phần, ngón cái và ngón trỏ bàn tay phải chạm vào nhau tạo thành một vòng tròn, 3 ngón tay còn lại gần sát nhau, song song, hơi cong và hướng lên phía trên. Tương tự bàn tay trái cũng với ấn tướng đó, cùng bàn tay phải đều đặt ở vị trí trước ngực, tượng trưng cho việc lăn chuyển bánh xe chân lý, tức là giới thiệu “Tứ thánh đế”: Thừa nhận khổ đau (Khổ đế) => Truy tìm nguyên nhân (Tập đế) => Trải nghiệm Niết bàn (Diệt đế) => Thực tập Bát chánh đạo (Đạo đế). Đây là phương pháp độ sinh trong nhập thế.
Như vậy, 3 hình tượng Đức Phật ở tư thế ngồi nêu trên diễn tả, thứ nhất: Trạng thái tu giác ngộ của Đức Phật, đó là ấn tướng thiền định. Thứ hai: Là trạng thái đi vào cuộc đời độ sinh, là ấn tướng xúc địa. Và thứ ba: Đức Phật độ sinh bằng Tứ thánh đế để giải quyết khổ đau và mở ra hạnh phúc, tức là ấn tướng chuyển pháp luân. Đây là 3 ấn tướng trong tư thế ngồi của Đức Phật. Tại Ấn Độ, khắp các nơi thì 3 ấn tướng này chiếm đại đa số. Chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc, nơi diễn ra Phật đản Liên hợp Quốc vào năm 2014 và 2019, đã ngộ nhận khi gọi 3 hình tượng Đức Phật ở tư thế ngồi trên là bộ tượng Tam thế: Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật tương lai. Thực ra chỉ là Phật Thích Ca với 3 ấn tướng, thể hiện con đường giác ngộ, nhập thế độ sinh cũng như phương pháp độ sinh bằng Tứ thánh đế của Phật Thích Ca.
Khi đạo Phật du nhập vào các Quốc gia đại thừa, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam-Bắc Triều Tiên thì cộng đồng Phật giáo tại các nước này có khuynh hướng chỉ thờ Đức Phật có ấn tướng thiền định, tức là chuyên tu và bỏ quên hai ấn tướng xúc địa và chuyển pháp luân. Đây cũng là lý do mà các chùa hay xây ở núi cao rừng sâu, chỉ lo chuyên tu và quên đi phần nhập thế.
Hai ấn tướng đứng của Đức Phật được các nghệ nhân theo phong cách Gandhāra và Mathurā thể hiện gồm có:
Ấn tướng Vô Uý
“Vô uý” nghĩa là mang lại niềm vui không sợ hãi hiến tặng cho đời. Tượng đứng ở tư thế trang nghiêm, tay trái duỗi xuống, lòng bàn tay ngửa về phía trước, dọc theo bên đùi trái. Tay phải để hướng lên trên Mặt Trời, vị trí cao khoảng ngang với tầm mũi hoặc thấp hơn, lòng bàn tay cũng nhìn về phía trước. Đó là kết quả của Chuyển pháp luân bằng Tứ thánh đế, nghĩa là sẽ tự động mang lại niềm vui không sợ hãi. Có trí tuệ thì sợ hãi không còn, còn mê tín thì ở đâu sợ hãi sẽ theo đó
Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Ấn tướng Hoà Bình
Tượng cũng đứng với tư thế trang nghiêm, hai mũi chân hướng chếch sang hai bên vững chãi như hình chữ bát, hai tay giơ thẳng song song ra phía trước, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các mũi bàn tay hướng lên trên, mười ngón song song với nhau. Trước tháp Bồ Đề Đạo Tràng tại nơi Đức Phật giác ngộ có hình tượng Đức Phật với ấn tướng vô uý và ấn tướng hoà bình. Đây là 2 kết quả: Ấn tướng vô uý là niềm vui không sợ hãi ở bản thân, tức là hoà bình nội tại. Còn ấn tướng hoà bình là hoà bình ngoại tại, với ý nghĩa khắp nơi không còn chiến tranh, hận thù, tang tóc, loại trừ, xung đột, mâu thuẫn, hơn thua… Đó là kết quả quan trọng nhất của Chuyển pháp luân bằng Tứ thánh đế.
Do đó, mỗi người phải tập làm quen với biểu tượng của các tượng Phật được thờ trong các chùa. Để khi ta thờ tượng Phật với ấn tướng đó, ta phải hiểu rõ được biểu tượng và triết lý của tượng đó nói cái gì để ta thực tập theo, chứ không nên thờ Phật theo quan niệm: Mong Phật gia hộ mua may bán đắt, ăn nên làm ra, cầu gì được đó… Điều này chỉ phù hợp với Phật tử sơ cơ, chưa có thực tập, chưa có nhiều hiểu biết về Phật pháp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm