Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 04/06/2020, 10:53 AM

Tuệ nhãn vĩ đại của Đức Phật

Nhờ trí tuệ của Đức Phật đã làm cho nỗi đau của bà được vơi xuống, bà bĩnh tĩnh chấp nhận cái chết của con mình. Vì Ngài biết rằng lúc đó Ngài có giảng một bài Pháp mênh mông thiên địa, thì trong hoàn cảnh của bà cũng là vô ích.

Đức Phật qua cái nhìn của danh nhân

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Câu chuyện kể về một bà mẹ đau khổ khi đứa con mình mất đi. Bà thì giàu và đông con, nhưng mất một người con bà cũng quá đau khổ, vì tình mẹ lúc nào cũng thương con. Bà ôm cái xác đứa con đến gặp Đức Phật và xin Phật làm cho đứa trẻ sống dậy. Bà cũng biết rằng Đức Phật là người có thần thông siêu Việt.

Bà quá đau khổ, nhưng mà nghiệp quả thì con bà không sống được nữa. Khi đó, Đức Phật biết rằng Ngài nói sẽ vô ích, một người quá đau khổ rồi thì không có lý luận nào có thể chữa được hết những lúc đó. Và Ngài biết để chữa đau khổ của bà chỉ có một cách là làm cho bà biết rằng rất nhiều người cũng đau khổ giống như bà. Ngay khi bà vừa cầu xin thì Đức Phật nói: "Được, con hãy đến nhà nào mà không có ai chết, xin nắm tro về, ta sẽ làm đứa con con sống lại."

Bà mừng quá, để xác đứa con lại cho những người tùy tùng giữ. Bà lật đật chạy đi hết nhà này đến nhà kia xin, đến nhà nào bà cũng hỏi: "Nhà có ai chết không?"

Người kia nói: "Nhà tôi có người chết, ba tôi mới mất, tôi vô cùng đau khổ."

Người khác: "Em tôi mới chết."

Người nọ: "Con tôi mới chết."

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bà đi một loạt hết thì mới biết nhà nào cũng có người chết và ai cũng quá đau khổ. Bà chợt hiểu ra một điều rằng, sống trên đời này cái chết là điều không thể tránh khỏi và ai cũng phải chấp nhận cái đau khổ là người thân mình đều phải chết. Có khi người thân mình chết già, có khi người thân mình chết trẻ, nên bà tỉnh ngộ.

Lúc đó, bà dắt đoàn tùy tùng cùng với xe ngựa trở về Tinh xá. Bà bước xuống với khuôn mặt thanh thản, nước mắt đã khô, lòng đã lắng dịu vì biết rằng đau khổ là một sự thật. Ai cũng phải đau khổ, không phải chỉ có một mình mình.

Nhờ trí tuệ của Đức Phật đã làm cho nỗi đau của bà được vơi xuống, bà bĩnh tĩnh chấp nhận cái chết của con mình. Vì Ngài biết rằng lúc đó Ngài có giảng một bài Pháp mênh mông thiên địa, thì trong hoàn cảnh của bà cũng là vô ích.

Qua câu chuyện trên chúng ta thấy trí tuệ của Đức Phật là vô cùng vĩ đại.

Nhân duyên Đức Phật quở trách 2 vị đệ tử đệ nhất thần thông

Trích bài giảng "Mắt của Phật" - TT. Thích Chân Quang

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Đức Phật 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Những đức tánh của Phật

Đức Phật 17:40 02/10/2024

Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.

Bốn loại biện tài của Phật

Đức Phật 11:20 24/09/2024

Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có 4 loại: Nghĩa, Pháp, Từ vô ngại, Lạc thuyết.

Xem thêm