Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 19/04/2023, 15:18 PM

Đức Phật thuyết giảng về việc tôn giả Xá Lợi Phất nhập Niết Bàn

Tôi nghe như vậy! Một thời Đức Phật du hóa tại Vườn Trúc Ca Lan Đà thuộc thành Vương Xá. Bấy giờ, Hiền giả Xá Lợi Phất đang ở tại xóm Na La bị bệnh nặng phải nằm một chỗ, luôn được các vị Hiền giả và các Sa Di trông nom.

Tôn giá Xá Lợi Phất là 1 trong 10 đại đệ tử của Phật. Ông có trí huệ hơn người ngay từ khi còn là bào thai.

Tôn giá Xá Lợi Phất là 1 trong 10 đại đệ tử của Phật. Ông có trí huệ hơn người ngay từ khi còn là bào thai.

Khi Hiền giả Xá Lợi Phất vừa nhập Niết Bàn, thì thị giả tên là Chuân Na đã theo đúng pháp thực hiện việc phụng sự cúng dường đầy đủ xong xuôi, ông mang hết bình bát, y phục của Hiền giả Xá Lợi Phất về đến Vườn Trúc ở Thành Vương Xá thì mặt trời đã xế bóng.

Ngay buổi chiều ấy, Sa Di Chuân Na đã mang y bát của Hiền giả Xá Lợi Phất đến chỗ của Tôn giả A Nan, cung kính đảnh lễ rồi ngồi sang một bên.

Sa Di Chuân Na thưa với Tôn giả: Thưa Tôn giả, Tôn giả biết không, Hiền giả Xá Lợi Phất đã nhập Niết Bàn rồi!

Hôm nay con mang Xá Lợi của Hòa Thượng cùng y bát về đây.

Tôn giả A Nan bảo Chuân Na: Tiện đây ta với ông cùng đến chỗ Đức Phật, cung kính lễ bái Ngài, hoặc giả nhân đấy được nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng giáo pháp quan trọng.

Sa Di Chuân Na đáp: Dạ, xin vâng theo lời chỉ dạy của Tôn giả.

Thế rồi hai người cùng đến thẳng chỗ Đức Phật, cúi đầu làm lễ xong, ngồi sang một bên, chắp tay thưa với Đức Phật:

Thân con như thể suy yếu lắm, chẳng còn có chút khí lực nào, hoàn toàn sa sút, nhu nhược, như thể không còn tu các pháp được nữa.Vì sao như thế?

Là vì vừa rồi ông Sa Di Chuân Na đến chỗ con, cúi đầu làm lễ và nói với con rằng: Tôn giả biết không, Hiền giả Xá Lợi Phất đã nhập diệt rồi.

Con gom y bát và Xá Lợi của Ngài đem về đây!

Đức Phật bảo Tôn giả A Nan: Ý nghĩ của ông và Chuân Na cho là Tỳ Kheo Xá Lợi Phất đã dùng các phẩm về Giới, Định, Tuệ, về Giải Thoát và Giải Thoát tri kiến làm hành trang đã vào cõi diệt độ chăng.

Lại nữa, Ta đã thông tỏ pháp ấy, đạt đến bậc Tối Chánh Giác, mới phân biệt nói ra các nẻo tu tập: Bốn Ý Chỉ, Bốn Ý Đoạn, Bốn Thần Túc, Năm Căn, Năm Lực, bảy Giác Ý và Tám Thánh Đạo hành, là chỗ thể hiện sự tin tưởng Đức Phật. Ông nay vừa hay Tỳ Kheo Xá Lợi Phất nhập Niết Bàn mà đã bi lụy than khóc không thể tự kiềm chế được.

Khác nào ông đã bạch với Đức Thế Tôn là: Tỳ Kheo Xá Lợi Phất chẳng hề mang theo các phẩm về Giới, Định, Tuệ, Giải Thoát, Giải Thoát tri kiến mà vào Niết Bàn.

Đức Thế Tôn đã thấu tỏ Giáo Pháp ấy, chứng được đạo quả Tối Chánh Giác, phân biệt theo căn cơ mà nói ra và Hiền giả Xá Lợi Phất cũng không mang theo các pháp tu tập như: Bốn Ý Chỉ, Bốn Ý Đoạn, Bốn Thần Túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Ý, Tám Thánh Đạo hành mà vào cõi Tịch Diệt.

Tôn giả A Nan bạch Phật: Dạ, đúng như thế thưa Đức Thế Tôn!

Tỳ Kheo Xá Lợi Phất hết lòng phụng trì giới luật của đạo giải thoát, có biện tài thông suốt, giảng giải Đạo Pháp không biết chán, khiến cho bốn bộ chúng lãnh hội không hề biết mệt mỏi, bàn bạc không chút lười nhác.

Nhờ đó họ khuyến khích hỗ trợ lẫn nhau, khai hóa giúp những người chưa đạt, khiến lòng họ vui vẻ, nên không ai là không vâng theo lời dạy của Hiền giả. Hiền giả luôn tiết chế, biết đủ, chí dốc tinh tấn, tu thiền định, có trí tuệ rộng lớn của bậc Đại Thánh.

Có ai hỏi điều gì, Hiền giả luôn tùy theo căn cơ mà lựa lời chỉ dạy, thể hiện một sự thấu đạt sâu xa, theo lời hỏi mà đáp lại, khiến tất cả đều thông suốt.

Trí tuệ là vật báu, các đức luôn đầy đủ, Tỳ Kheo Xá Lợi Phất cao vời như thế, cho nên khi nghe Hiền giả đã vào cõi Tịch Diệt, con ưu sầu buồn thảm, lòng đầy thương xót không thể tự kiềm chế được.

Đức Phật bảo Tôn giả A Nan: Đã sinh ra trên đời, làm sao còn mãi được. Các pháp do suy niệm nhớ nghĩ duyên khởi mà có, ắt phải quy về sự diệt tận, hủy hoại, vĩnh viễn mất đi.

Trước mắt Ta, các pháp đang tan rã, đang mất đi, muốn nó không mất cũng không thể được. Đức Phật lại nói với Tôn giả A Nan. Phật đã từng nói, tất cả những ân ái đều phải biệt ly, phàm có sinh thì có diệt, sự việc có thành tất có bại, có hợp ắt có tan, tất cả đều phải bị hủy diệt, hư hoại hết, muốn chúng không như thế đâu có được theo ý.

Phải biết tất cả các pháp đều hoại diệt, đều quy về vô thường. Các pháp biệt ly, muốn chúng không lìa tan nào đâu có thể được.

Đức Phật nói tiếp với Tôn giả A Nan: Việc Hiền giả Xá Lợi Phất đã về cõi Tịch Diệt, Phật rất an tâm, không có gì đáng lo nghĩ, bởi vì đã đến lúc biệt ly, tan rã theo nẻo vô thường, thì có muốn nó không đến cũng không làm sao có thể được.

Các pháp có khởi là có diệt, sự việc có thành thì có hoại, con người có sinh thì phải có tử, có hưng thạnh ắt phải có suy vong, các pháp phải theo quy luật vô thường, biệt ly, muốn nó không đến đâu có thể được. Ví như núi báu lớn rồi tới một hôm nào đó đỉnh núi cao cũng bị sụp đổ.

Này A Nan, Tỳ Kheo Xá Lợi Phất ở trong Chúng Tăng cũng như thế, nay Hiền giả đã nhập diệt, cũng như đỉnh núi báu bị sụp đổ, các pháp đều chịu quy luật vô thường nên phải tan rã, biệt ly, muốn nó không đến đâu có thể được như ý.

Đức Phật nói với Tôn giả A Nan: Như cây báu lớn, rễ, mầm, thân, nhánh, cành lá hoa trái đầy đủ tươi tốt, rồi bỗng dưng một phần lớn của cây gãy đổ, khiến nó hiện tướng khuyết giảm nhìn không còn uy thế.

Này A Nan, Tỳ Kheo Xá Lợi Phất ở trong Chúng Tăng cũng thế. Nay Tỳ Kheo đã diệt độ, Chúng Tăng cũng giảm uy lực. Các pháp phải theo quy luật vô thường, hao tổn, hủy diệt, muốn nó không đến há có thể được sao.

Do đó, này A Nan, từ nay về sau, thân tự tu tập hành hóa, đã dốc Quy Y Đạo pháp, để có được sự chứng đắc thì phải lấy Kinh Điển làm nơi nương tựa, chớ có nương vào cái gì khác.

Này các Tỳ Kheo, các vị cần phải làm những gì?

Đối với các vị Tỳ Kheo, phải tự quán tưởng về bản thân: Trong ngoài đều là vô ngã, phải tự quan sát để chế ngự cái tâm vọng của mình, quán sát về mọi pháp thế gian đều do vô minh mà có. Quán bên trong và bên ngoài đều luôn thọ nhận sự khổ, đều là phi ngã vô ngã.

Đạt được như thế thì rất tốt. Chế ngự tâm vọng tưởng, nhận thấy các pháp thế gian đều do vô minh mà có. Quán sát nội, ngoại của tâm, trong ngoài đều chẳng có gì cả.

Đạt đến được như vậy thì tốt lắm thay. Tự chế ngự tâm vọng, quán sát thế gian không có ánh sáng trí tuệ, quan sát thấy mặt trời, mặt trăng trên cao, cũng quán các pháp bên ngoài, nhưng không dựa bám vào bên trong, bên ngoài.

Đạt được chỗ đó thì tốt lắm thay. Chế ngự tâm vọng, quán sát thế gian bị chìm đắm trong vô minh cần được xua trừ…Đức Phật nói với Tôn giả A Nan: Đó chính là những pháp nên tu tập hành hóa, tự mình tu tập để nương vào nơi Cõi pháp, quy mạng với Chánh Pháp, không đứng ở cõi khác, không nương dựa nơi người khác.

Đức Phật bảo Tôn giả A Nan: Các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thanh Tín Sĩ, Thanh Tín Nữ đã theo Ta thọ nhận Giáo Pháp, phải tự tu thân, tự tìm chốn nương tựa, đứng vững nơi Cõi Pháp, quy về nơi Cõi Pháp, quy mạng với Chánh Pháp, không ở cõi khác, không về theo người khác. Các vị Tỳ Kheo Xuất gia làm đệ tử của Phật, vâng theo lời dạy này tức là thuận theo Đạo Pháp của Phật.

Đức Phật thuyết giảng như thế, Tôn giả A Nan, Sa Di Chuân Na cùng các vị Tỳ Kheo đều hoan hỷ nghe Kinh, lãnh hội lời dạy rồi lui ra.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Công hạnh của tín nữ Visākhā

Nhân vật Phật giáo 15:10 23/02/2024

Thuở Đức Thế Tôn còn tại thế đã có những vị đại đệ tử xuất gia xuất sắc là những bậc thánh Tăng đã chứng đắc quả A-la-hán với những công hạnh nổi bật như 10 vị đại đệ tử của Phật.

Gương hiếu hạnh của Hòa thượng Cua, một nhân vật có thật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Nhân vật Phật giáo 19:20 22/01/2024

Ngài trong lòng mọi người, đẹp đẽ chói ngời muôn thuở, không phải là hình ảnh của vị Thiền sư, càng không phải của một tu sĩ được vua ban chức Ngự Tiền Chi Quân và áo gấm. Đó là hình ảnh của một bậc chân tu tốt đời sáng đạo, lo tròn chữ hiếu với mẹ già một cách vượt thường đầy trí tuệ.

Xem thêm