Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 15/11/2022, 23:29 PM

Đức Quyền Pháp chủ nói về sự “khó tánh” của Đại lão Hòa thượng Thích Mật Hiển

“Ôn Trúc Lâm là người trực tánh, nếu không nói là khó tánh. Sự khó tánh của Ôn, đôi khi tỏ ra rất nóng, là để giữ gìn giềng mối của Đạo, tốt cho Đạo". - Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng nói về Đại lão Hoà thượng Thích Mật Hiển.

Audio
Đại lão Hòa thượng Thích Mật Hiển (1907-1992), Phó Pháp chủ GHPGVN

Đại lão Hòa thượng Thích Mật Hiển (1907-1992), Phó Pháp chủ GHPGVN

Nhân dịp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đến chùa Huê Nghiêm - TP.Thủ Đức đảnh lễ cung thỉnh Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ GHPGVN chứng minh tối cao cho Đại giới đàn Mật Hiển tại cố đô Huế, ngài đã có những chia sẻ về tánh hạnh đặc biệt của Đại lão Hòa thượng Thích Mật Hiển.

Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tác bạch cung thỉnh Đức Quyền Pháp chủ chứng minh Đại giới đàn Mật Hiển tại Huế

Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tác bạch cung thỉnh Đức Quyền Pháp chủ chứng minh Đại giới đàn Mật Hiển tại Huế

Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN trong niềm xúc động đã kể những ấn tượng lúc ngài còn là Sa-di học tăng tại Phật học đường Nam Việt, được làm thị giả Đại lão Hòa thượng Thích Mật Hiển - với tôn xưng gần gũi là “Ôn Trúc Lâm”, mỗi khi ngài vào dự các kỳ nghị sự của Tổng hội Phật giáo Việt Nam cũng như GHPGVN Thống nhất.

“Ôn Trúc Lâm rất nghiêm, ánh mắt rất sắc, nên nhiều học tăng thường sợ ít đến gần. Tôi thì không hiểu sao lại thích thân cận mỗi khi Ôn vào chùa Ấn Quang để họp, thích được thị giả, hầu cận Ôn, cũng như đối với quý Ôn ở Huế vào đây…”, ngài chia sẻ.

Quý vị Trưởng lão (từ trái sang): Hòa thượng Thích Thiện Siêu - tổ đình Từ Đàm, Hòa thượng Thích Hưng Dụng - tổ đình Kim Tiên, Hòa thượng Thích Mật Hiển - tổ đình Trúc Lâm trong một lần đến thăm Hòa thượng Thích Đôn Hậu tại chùa Linh Mụ (ngồi bên phải, ngoài cùng). Đây là nếp sống thiền môn của các bậc tôn túc ở cố đô Huế mỗi khi xuân về Tết tới - Ảnh tư liệu

Quý vị Trưởng lão (từ trái sang): Hòa thượng Thích Thiện Siêu - tổ đình Từ Đàm, Hòa thượng Thích Hưng Dụng - tổ đình Kim Tiên, Hòa thượng Thích Mật Hiển - tổ đình Trúc Lâm trong một lần đến thăm Hòa thượng Thích Đôn Hậu tại chùa Linh Mụ (ngồi bên phải, ngoài cùng). Đây là nếp sống thiền môn của các bậc tôn túc ở cố đô Huế mỗi khi xuân về Tết tới - Ảnh tư liệu

Ngài cũng kể lại nhiều kỷ niệm về ứng xử rất đặc biệt của Đại lão Hòa thượng Thích Mật Hiển trong vai trò là thành viên Hội đồng Giáo phẩm GHPGVN Thống nhất ở những tình huống gặp khó khăn về nhân sự lãnh đạo.

“Ôn Trúc Lâm là người trực tánh, nếu không nói là khó tánh, mỗi khi Ôn phát biểu ở những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt về nhân sự lãnh đạo, giọng rất nghiêm và thái độ dõng dạc hùng hồn, quyết đoán. Sự khó tánh của Ôn, đôi khi tỏ ra rất nóng, là để giữ gìn giềng mối của Đạo, tốt cho Đạo; xác định việc Tăng sai dầu khó mấy cũng không được từ chối”, Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng nhận định.

Đại lão Hòa thượng Thích Mật Hiển (thứ hai từ trái sang) cùng chư vị Trưởng lão cầu nguyện tại chánh điện chùa Quán Sứ trước giờ khai mạc Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam, thành lập GHPGVN (1981) - Ảnh tư liệu GN

Đại lão Hòa thượng Thích Mật Hiển (thứ hai từ trái sang) cùng chư vị Trưởng lão cầu nguyện tại chánh điện chùa Quán Sứ trước giờ khai mạc Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam, thành lập GHPGVN (1981) - Ảnh tư liệu GN

Ngài cũng tán thán việc Phật giáo Thừa Thiên Huế lấy đạo hiệu của Ôn làm tôn hiệu Đại giới đàn, đồng thời khuyến tấn tôn vinh đức hạnh đặc biệt của Đại lão Hòa thượng, cẩn trọng trong việc thỉnh giới sư thanh tịnh và tuyển giới tử để xứng đáng với tôn hiệu của một bậc cao Tăng không chỉ của Phật giáo Huế mà của cả Phật giáo Việt Nam.

Đại lão Hòa thượng Thích Mật Hiển (sinh năm Mậu Thân - 1908, viên tịch năm 1992), pháp danh Tâm Hương, nối pháp đời thứ 43 dòng thiền Lâm Tế. Khi GHPGVN thành lập (1981), ngài được cung thỉnh chứng minh Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam và suy tôn Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, thường có những buổi đàm đạo với Đức Đệ nhất Pháp chủ - Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897-1993) mỗi khi ngài có dịp ra Hà Nội vì Phật sự.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Phương (1944-2024)

Tăng sĩ 16:27 29/04/2024

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Phương, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp, viện chủ tổ đình Bửu Lâm, H.Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Tiểu sử và hành trạng Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742)

Tăng sĩ 10:16 14/04/2024

Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán là vị Sơ tổ của Thiền phái Liễu Quán, một dòng thiền thuần Việt ra đời vào đầu thế kỷ XVIII tại Đàng Trong. Hơn 300 năm qua, nguồn mạch thiền phái do Ngài sáng lập vẫn mãi được “truyền đăng tục diệm”, phát triển hưng thịnh, đóng góp quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Nhất tâm suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là Sơ tổ Tịnh độ Việt Nam

Tăng sĩ 15:08 07/04/2024

Môn hạ tông phong chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức) trang nghiêm tưởng niệm 10 năm viên tịch của Đại lão HT.Thích Trí Tịnh, nguyên Đệ nhất Phó Pháp chủ HĐCM, nguyên Chủ tịch HĐTS, sáng 6/4.

Thiền sư Tuệ Tĩnh được đề xuất là danh nhân văn hóa thế giới

Tăng sĩ 19:38 05/04/2024

UBND tỉnh Hải Dương thống nhất đề xuất xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh đại danh y - thiền sư Tuệ Tĩnh là danh nhân văn hóa thế giới.

Xem thêm