Đừng chỉ lo làm phước mà quên tu cái đức
Khi một người Phật tử đã hiểu được đạo pháp, thì người ấy sẽ rất yêu thích việc làm phước. Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu một người tu phước mà không tu đức?
Cụ thể như: Họ rất siêng năng trong các việc từ thiện, hay cúng dường, góp tiền làm đường xây cầu, phóng sinh...Đây gọi là siêng năng tu phước.
Nhưng cái đức họ không tu, cụ thể như: Những tính khí như tham lam, nóng giận, hung dữ, ác khẩu, tà kiến mê tín...Thì họ không có tu sửa, vẫn giữ nguyên, nhiều khi là hơi xấu ác luôn.
Vậy nếu một người sống như kể trên, tức tu phước mà không tu đức thì điều gì sẽ xảy ra với cuộc đời họ?
Trường hợp này chúng ta có thể gọi là: "Sơn nhà nhưng không chịu lau chùi vết ố bẩn". Giống như, các vị chuẩn bị sơn lại căn nhà cho mới, nhưng các bức tường thì hiện tại đang bám nhiều rong rêu, thậm chí dính cả phân bò, bụi bẩn....
Nếu chúng ta không chịu chà những vết ố, dơ ấy đi cho sạch trước khi sơn thì căn nhà quý vị dù có sơn xong, nhìn bên ngoài có vẻ mới, nhưng bên trong toàn là cấu uế, chứa đầy chất dơ bẩn.
Điều này cũng giống như cuộc đời chúng ta, nếu chỉ tu phước mà không tu đức, thì khi quả lành trổ ra sẽ có lẫn quả đắng cay, chứ không có hoàn toàn là quả ngọt, trái thơm.
Trong cuộc sống quý vị cũng thấy, có rất nhiều người họ hưởng quả lành nhưng cũng có quả dữ, quả đắng cay đi kèm.
Ví dụ: Hai người yêu nhau cưới nhau về, có nhiều tiền bạc, nhưng lại vô sinh không con. Hay người kia rất có địa vị, giàu có, nhưng khi thịnh vượng nhất, thì lại mắc bệnh hiểm nghèo và chết sớm. Trường hợp khác, có gia đình kia làm ăn rất giàu có, thành đạt, nhưng khi thịnh vượng cũng là lúc người chồng mê gái bỏ vợ, hay đam mê cờ bạc, rồi vài năm sau gia đình tan vỡ.
Cũng có gia đình kia, nhà rất phú quý giàu có, nhưng sinh ra đứa con bị tàn tật, hoặc sinh con bình thường nhưng lớn lên nó ham chơi bất hiếu, phá tán tài sản.....
Kể ra những trường hợp trên, để quý vị thấy rằng: Nếu chỉ lo tu phước mà không tu đức, thì quả lành của các vị khi trổ ra sẽ không được trọn vẹn.
Do đó, với người trí, người hiểu đạo thì họ sẽ kết hợp tu cả hai: Bên trong thì tu đức (tức chuyển hóa tham, sân, si và những tâm xấu), bên ngoài thì tu phước, phước đức hỗ trợ, nếu được áp dụng thêm các pháp môn dụng công tu tập trong đạo Phật, thì người ấy có thể sẽ chứng đạo, dự vào các quả vị Thánh trong đạo Phật chứ không phải không.
Còn nếu trường hợp người ấy không nhắm đến việc tu tập để đạt đạo, chỉ tu phước đức đơn thuần, thì các quả lành của thế gian họ cũng sẽ có hết sức đầy đủ và viên mãn.
(Đó là các quả như: Tiền tài, sắc đẹp, danh vọng địa vị, hạnh phúc trong gia đình, sức khỏe, ....Họ sẽ có đủ. Thậm chí, sau khi mất còn có thể sinh lên cõi Trời, nếu họ đủ phước đức).
Phước và đức như đôi cánh con chim, thiếu một trong hai thì thì vẫn còn bấp bênh lắm!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Xem thêm