Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/11/2022, 19:30 PM

Đừng đợi đến khi cô đơn mới biết giá trị của tình thân ái

Lúc mà đang còn thương nhau, đang còn sống với nhau thì ta nên biết quý trọng, nâng niu, giữ gìn tình cảm đó đừng để phai nhạt, đừng để đánh mất. Phải nhớ rằng cứ mỗi ngày sống với nhau, là mỗi ngày ta lại thương yêu nhau nhiều hơn.

Trong cuộc đời này, chúng ta gặp gỡ, giao tiếp, sinh sống với nhiều người, nhưng trong cái đời sống đó ta cứ lo đấu tranh với nhau, hiềm hận với nhau, trách móc nhau, làm đổ vỡ cái tình thân con người. Lúc có mặt nhau, ta chỉ nhìn cái lỗi nhau để trách móc, để kết tội nhau.

Cái lời chê trách này nó phá vỡ cái tình thương yêu, tình thân ái giữa người và người rất là nặng nề. Khi đó ta trở thành một người dễ trách móc, dễ nói xấu, ta phụ bạc, xem thường cái tình thân ái với nhau thì cái quả báo xảy đến là tự nhiên đời ta trở nên rất cô độc. Mà khi cô độc rồi ta mới hiểu khổ trăm bề, làm việc gì cũng không được, nhờ ai giữ nhà cũng không được, ai giữ giùm đứa con cũng không được, ai giữ chùa cũng không được. Còn tinh thần ta cũng bắt đầu suy sụp từ từ.

Làm sao để bao dung thứ tha mở lòng yêu thương trở lại?

117192645_1253814404969370_2631777733833439533_n

Ta nên nhớ một điều là đừng đợi đến khi ta rớt vào quả báo cô độc, cô đơn ta mới tiếc tình thân của con người. Phải chi lúc trước ta đừng trách móc, đừng nói nặng, nói nhẹ nhau, kết tội nhau, ta đừng chảnh, đừng kiêu hãnh mà ta phải khiêm tốn, phải thương yêu trước, ta thân ái trước thì có lẽ giờ này ta vui ta hạnh phúc, không có bị cô độc như thế này.

Nên câu nói đừng đợi đến khi cô đơn mới biết giá trị của tình thân thật là đáng quý. Lúc mà đang còn thương nhau, đang còn sống với nhau thì ta nên biết quý trọng, nâng niu, giữ gìn tình cảm đó đừng để phai nhạt, đừng để đánh mất. Phải nhớ rằng  cứ mỗi ngày sống với nhau, là mỗi ngày ta lại thương yêu nhau nhiều hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm