Đừng mang năng lượng xấu, tiêu cực về nhà!
Ngôi nhà là nơi sau mỗi ngày làm việc, chúng ta trở về. Đó là nơi chồng mình, vợ mình, con mình đang chờ đợi. Vì thế, ngôi nhà phải là nơi bình an trên hết.

Nếu nơi đó không bình an, mình sẽ không muốn về. Hoặc có về, mình cũng không muốn ở lâu. Mình chỉ muốn ra ngoài, đi đâu đó, hoặc lang thang ngoài đường cho đến khi mệt nhoài mới trở về, lên giường đi ngủ.
Thế nhưng, vì vô minh, vì thiếu hiểu biết mà rất nhiều người, kết thúc một ngày làm việc, họ mang theo biết bao năng lượng xấu, tiêu cực: sự căng thẳng, lo âu, bực bội, mệt mỏi… về nhà. Và vô tình, họ khiến cho ngôi nhà bị ô nhiễm. Hệ quả là, những người thân yêu nhất: chồng họ, vợ họ, con họ bị nhiễm độc.
Không! Xin hãy tỉnh thức! Xin đừng mang năng lượng xấu về nhà. Bởi ngôi nhà phải là nơi bình an trên hết.
Sư cô Chân Không - một trong những đại đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh có một phương pháp thực tập rất hay. Đó là: Khi chúng ta đứng trước cửa nhà, chuẩn bị mở cửa bước vào, xin hãy dừng lại đôi phút. Xin hãy từ từ khép đôi mắt của mình lại, hít 5-6 hơi thật sâu. Hãy chú tâm quan sát hơi thở vào, hơi thở ra ở đầu mũi và sự phồng lên, xẹp xuống ở bụng dưới (đan điền).
Hãy niệm câu thần chú: “Thở vào tôi buông thư toàn thân. Thở ra tôi buông thư toàn thân”. “Thở vào tôi buông bỏ những căng thẳng, muộn phiền, lo âu. Thở ra, tôi buông bỏ những muộn phiền, căng thẳng, lo âu”. “Thở vào tôi mỉm cười với sự sống của tôi. Thở ra tôi mỉm cười với sự sống của tôi”. “Thở vào tôi thấy tôi tươi mát như một đóa hoa. Thở ra tôi thấy tôi tươi mát như một đóa hoa”…
Sau khi hít và quan sát 5-6 hơi thở thật sâu như vậy, thấy thân và tâm nhẹ nhõm, chúng ta hãy nhẹ nhàng mở cửa bước vào. Hãy nở một nụ cười thật tươi để hiến tặng cho chồng mình, vợ mình, con mình đang ngồi đợi chúng ta trở về. Đó thực sự là một món quà quý giá chúng ta có thể hiến tặng cho những người thân yêu của mình mà không phải mất công sức, mất tiền ra siêu thị mua. Món quà có thể mang lại rất nhiều bình an, hạnh phúc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói một câu rất hay: “Một trong những gia tài lớn nhất của người phụ nữ là sự dịu dàng, tươi mát”.
Nhà thực dưỡng Nhật Bản nổi tiếng Oshawa thì quan niệm: Thật may mắn cho những người đàn ông nào lấy được những người vợ dịu dàng, tươi mát. Khi nấu ăn cho chồng con, họ toàn tâm toàn ý, dành biết bao yêu thương, mong sao có được những món ăn ngon nhất hiến tặng cho chồng con. Những thức ăn ấy sẽ nuôi dưỡng cho người thọ thực rất nhiều.
Trái lại, thật bất hạnh cho những ai lấy phải những người đàn bà nóng tính. Khi nấu ăn, họ trút vào đó năng lượng của bực bội, khó chịu, cáu gắt… Thức ăn ấy, vô tình, bị “nhiễm độc”. Những người dùng thức ăn ấy rất dễ sinh bệnh.
Xin cầu chúc cho tất cả các mẹ, các chị, các em luôn tươi mát như một đóa hoa để chồng, con và người thân của các chị luôn được hưởng năng lượng của an lành, tươi mát.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Chia sẻ với một doanh nhân, Thượng tọa Trí Chơn nói về “ngọc quý trong tâm”
Phật pháp và cuộc sống
Từ ngày 14 – 16/3, nhận lời thỉnh từ Ban Lãnh đạo Tập đoàn Long Beach, chư Tăng, Phật tử tu viện Khánh An (TP.HCM) đã đến Phú Quốc (Kiên Giang) tổ chức lễ cúng khai trương Long Beach Mart và pháp thoại từ thầy Viện chủ.

Tâm tĩnh, đạo liền sáng
Phật pháp và cuộc sống
Đạo chẳng bao giờ khuất xa, chỉ có tâm người vì vọng động mà không nhận ra. Một nụ cười đủ trong trẻo giữa đời đầy bụi bặm, một trái tim đủ rộng để ôm lấy cả những điều không hoàn hảo, đó chính là đạo chân thật, hiển bày ngay trong mọi điều ta đang đối diện.

Ngẫm thương người già
Phật pháp và cuộc sống
Người già hay lẫn. Họ quên chìa khóa để đâu, quên ăn cơm, quên cả mình vừa kể chuyện này rồi.

Chết chỉ là một phần của sự sống
Phật pháp và cuộc sống
Chúng ta thường nhìn nhận cái chết với sự lo âu, sợ hãi và bi lụy. Cái chết dường như là một dấu chấm hết, một điều gì đáng buồn, đáng tránh. Tuy nhiên, nếu ta thực sự quán chiếu về sự sống và cái chết, ta sẽ nhận ra rằng chết chỉ là một phần tự nhiên của vòng tuần hoàn sinh diệt.
Xem thêm