Đừng xem thường người làm công quả
Trong hội chúng của ngài Trí Khải có một vị cư sĩ công quả nấu cháo cho đại chúng. Một hôm ngồi nhìn lửa cháy bập bùng và củi tàn lụi dần, ông suy nghiệm về lý vô thường, hoát nhiên đại ngộ và nhập định luôn tại chỗ đó ngót hai ngày.
Sau khi xuất định, ông đến trình sở đắc với ngài Trí Khải. Trong khi đang trình bày thì sở chứng lại vượt cao hơn trước đó. Ngài Trí Khải bảo:
- Ông nói đoạn đầu thì giống chỗ ta đến. Còn phần sau thì ta không biết. Nhưng hãy gác lại, ông có được túc mạng chăng?
- Bạch Hòa thượng, có mà không sâu.
- Ông có biết vì túc duyên gì mà đời này dễ ngộ nhưng lại phải hầu Tăng chúng?
Bạch Hòa thượng, đời trước con lấy rau của chúng Tăng đem cho khách mà không xin phép, nên đời này phải làm người hầu đại chúng để đền trả. Nhưng công phu tu hành luôn gắng giữ gìn không để mất, nên đời này con dễ ngộ.
(Theo Tùng lâm tuyển tập).
Người đi làm công quả được gì?
Ngẫm:
Về hình tướng thì cư sĩ và tăng sĩ khác nhau, thầy trò rõ ràng nhưng lộ trình tâm, quá trình tu tập và chứng đạt thì không thể nghĩ bàn, chưa biết ai cao thấp hơn ai.
Đến như đại sư Trí Khải mà còn thủ phận ‘Ông nói đoạn đầu thì giống chỗ ta đến. Còn phần sau thì ta không biết’, huống gì là mình.
Thành ra, trên đường tu, mọi hư danh giả tướng đều tương đối, dùng để đối đãi nhau mà thôi. Quan trọng là nội lực bên trong. Mà cái này do công đức huân tu nhiều đời.
Nơi chúng ta đang sống là ‘Phàm Thánh đồng cư’. Do chúng ta không có ‘túc mạng’, tức không rõ về nhân duyên quá khứ nên cần khiêm hạ, chớ xem thường ai, nhất là cái thói ‘trông mặt bắt hình dong’.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp tu soi gương
Kiến thức 15:52 05/11/2024Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Xem thêm