Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/01/2014, 09:33 AM

Gáo nước này, gột rửa những hồng trần còn vương bám…

...khung cảnh chùa Đình Quán cứ hiển hiện trước mắt, khuôn mặt từ ái của Ni sư Tịnh Quán, trụ trì nhà chùa, rồi nét đôn hậu của người bạn, người đồng nghiệp, người em tôi vô cùng quý trọng - Cư sĩ Tâm Đức Hậu. Cứ thế, đến giờ lên đường, tôi không hề chợp mắt…

Sư đệ điện thoại dặn dò tôi mấy lần: Anh ơi, đúng 4 giờ sáng ngày Mồng Tám - Ngày đức Phật thành Đạo, có mặt ở chùa Đình Quán anh nhé. Các Thầy làm lễ đúng giờ lắm, không chậm trễ được anh à. Đó là câu chuyện chiều ngày 7/1/2014.

Trước đó, trưa ngày 6/1, em Bùi Hiền - hay Cư sĩ Tâm Đức Hậu nhắn tin cho tôi qua Facebook: Được sự cho phép của Sư phụ, kính mời anh đến tham dự lễ Thế phát của em vào sáng ngày 8/1/2014 tại chùa Đình Quán. Nam Mô A Di Đà Phật!

Từng nói chuyện với Bùi Hiền, tôi biết bạn có chí nguyện sẽ xuất gia, nên nghe lễ “Thế phát” tôi có thể đoán được. Dù vậy, cẩn thận, tôi vẫn nhờ “anh” Google cho biết thêm về lễ Thế phát. Chính xác thông tin “Thế phát” là lễ xuất gia, tôi yên tâm đón chờ từng phút, vì lần đầu được tham dự buổi lễ mà chút cảm nhận ban đầu nơi tôi là sẽ vô cùng thiêng liêng,…

4h05 phút sáng ngày 8/12/Quý Tỵ (08/01/2014) - đúng ngày đức Phật thành Đạo, tôi cùng sư huynh có mặt ở chùa Đình Quán, sư đệ vừa đến trước chút ít. Mấy anh em cất xe rồi yên lặng ngồi chờ nơi bộ bàn ghế đá giả gỗ nơi góc khuôn viên sân trước nhà chùa. Không gian tĩnh mịch nhưng trần đầy sự trang nghiêm thanh tịnh.

Chút ánh sáng qua kẽ lá dần nhường chỗ màn sương dày phủ kín, khi tiếng gà quê văng vẳng xa xa… Ngồi chờ chừng 20 phút, có bạn phật tử tới hỏi chuyện, biết chúng tôi tới dự lễ, bạn nhắc chúng tôi đợi thêm chút, quý Thầy đang tọa thiền, 5 giờ mới bắt đầu làm lễ.

Bóng đèn neon trắng giữa sân chính nhà chùa được bật lên nhưng chỉ đủ soi sáng một góc sân.

Những khoảng tối lặng lẽ vẫn bao trùm, tuy vậy ánh sáng dần ló rạng đủ để mấy anh em dạo chút quanh khuôn viên nhà chùa trong lúc chờ đợi.

Lạ! Từ tối ngày 7/1, trong lòng tôi đã xốn xang khác thường. Lẽ ra phải ngủ sớm vì hôm sau từ nhà đi ít cũng tầm 3 giờ sáng, vậy mà mãi không thể chợp mắt được. Ánh trăng le lói qua cửa sổ, khung cảnh chùa Đình Quán cứ hiển hiện trước mắt, khuôn mặt từ ái của Ni sư Tịnh Quán, trụ trì nhà chùa, rồi nét đôn hậu của người bạn, người đồng nghiệp, người em tôi vô cùng quý trọng - Cư sĩ Tâm Đức Hậu.

Cứ thế, đến giờ lên đường, tôi không hề chợp mắt…

Nơi khoảng sân chùa về sáng sớm sương dày che ngang trời, từng đợt gió đồng nội có lúc lạnh buốt. Người thì ấm, nhưng đôi chân thì buốt và lạnh lắm, có lúc run bần bật. Đôi chân chưa kịp run lâu, chẳng mấy mà có sư bác tới mời mấy anh em tới Thiền đường. Buổi lễ xuất gia chính thức bắt đầu...

Nơi Thiền đường rạng ngời ánh sáng, không chỉ bởi những bóng đèn điện đều được thắp lên, sắc y vàng nơi quý Thầy thêm phần rực sáng Thiền đường tôn nghiêm. Nghi thức chính được quý Thầy đại diện chư tăng, ni cùng đại chúng dự lễ nhanh chóng thực hiện trong không gian sâu lắng, bao trùm sự thanh tịnh, nghiêm thường…

Từng thời khắc thiêng liêng Lễ xuất gia của Cư sĩ trẻ Tâm Đức Hậu:



5h51, 5h53: Quý Thầy niêm hương đồng nguyện, đồng niệm Phật

5h58: Cư sĩ Tâm Đức Hậu thành kính lễ Phật trước sự chứng minh của chư tăng, ni cùng đại chúng





5h59, 6h02: Từng tiếng chuông thêm phần lắng đọng Thân-Tâm, tịnh trí trang nghiêm nơi người Cư sĩ trẻ

6h07: Cư sĩ Tâm Đức Hậu tụng Kinh cùng đại chúng dưới sự hướng dẫn của quý Thầy

6h10: Giây phút lắng lòng cảm niệm từ một người bạn, một người con Phật đến từ phương Tây

6h16: Cư sĩ Tâm Đức Hậu lễ Phật, đảnh lễ chư tăng, ni chứng minh buổi lễ lần cuối

6h20: Ni sư dâng cúng chư Phật ban nhành hoa hồng bên li nước thanh tịnh chuẩn bị Nghi thức chính





6h27, 6h28: Lễ xuất gia chính thức bắt đầu



6h29: Quý Thầy cắt những sợi tóc đầu tiên

6h34: Vẻ đẹp trang nghiêm thanh tịnh những vị xuất gia, tu hành

6h36: Cư sĩ Tâm Đức Hậu, giờ là Sư chú Thích Nữ Từ Phổ lễ tạ chuẩn bị xuống tóc



6h50, 6h51: Sư cô Thích Tịnh Quán, trụ trì chùa Đình Quán cắt bỏ những sợi tóc đầu tay, nơi người đệ tử mới…



6h51, 6h52: Từng lọn tóc dần xa rời một thực tế…





6h55, 6h57: Những lọn tóc cuối cùng được trở về với hư không

6h58: Quý Thầy cùng đại chúng đồng thanh niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, cùng hộ niệm buổi lễ thêm thành tựu







7h01, 7h04 rồi 7h05: Thầy nâng niu, khẽ khàng từng động tác

7h07: Gáo nước này, gột rửa những hồng trần còn vương bám…



7h08: Sư chú Thích Nữ Từ Phổ trong niềm hoan hỷ khôn cùng khi buổi lễ thiêng liêng được thành tựu viên mãn

7h11: Trời đã sáng tỏ, khuôn trang ai cũng rạng ngời. Thật quý hóa biết bao. Thật hoan hỷ thay. Lành thay!


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm