Gia đình tranh nhau hiến thận cho em trai
Với điều kiện kinh tế khó khăn, không thể duy trì việc chạy thận nhân tạo cho em trai suốt đời, cả gia đình quyết định họp lại gồm bố mẹ, 5 người con và dâu rể, ai cũng giành hiến thận cho người em trai đang bị suy thận.
Anh Vũ Quang Dương, 34 tuổi, ngụ Bình Phước, hơn 10 năm trước bị tai nạn giao thông, vỡ xương chậu, dập bàng quang. Anh được cứu sống, song mang biến chứng suy thận mà không biết. Cách đây hai năm, anh sốt cao liên tục kèm tăng huyết áp, tay chân sưng phù, phát hiện suy thận thì đã ở giai đoạn hai. Anh uống thuốc và lọc máu ba lần mỗi tuần, bệnh trở nặng nhanh chóng. Từ 75 kg anh sụt cân còn chưa tới 50 kg, da thâm sạm, yếu ớt chẳng cầm nổi cây chổi quét nhà.
Tháng 10/2019, tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, các bác sĩ chẩn đoán bệnh vào giai đoạn cuối, trái tim làm việc quá tải cũng suy độ hai. "Bác sĩ tiên lượng rất xấu. Lọc máu cũng chỉ là biện pháp kéo dài sự sống tạm thời. Chỉ có thay thận mới cứu được em tôi", chị Vũ Thị Huệ, 36 tuổi, ngụ Bình Dương, chị gái anh Dương nhớ lại.
Nhà có 5 anh chị em, đồng hành với Dương suốt mấy năm ròng rã chữa bệnh. Chứng kiến em trai ngày một suy kiệt cả thể chất và tinh thần, chị Huệ nói "chẳng ai đành lòng". Cả gia đình đông đủ dâu rể cùng họp lại. Họ xác định, với điều kiện kinh tế hiện tại, dù tất cả dốc sức đùm bọc cũng không thể duy trì việc chạy thận nhân tạo cho em suốt đời. Cách mạo hiểm nhưng tốt nhất là thay thận để anh có thể sống khỏe mạnh bình thường, cả nhà đồng lòng tự nguyện hiến thận tặng anh Dương.
Con trai thay mẹ quyết định hiến tạng cha cứu người
"Chúng tôi không trông chờ vào nguồn tạng hiến từ người chết não, bởi lo sợ em không kịp chờ đến lúc tìm ra thận phù hợp. Bác sĩ tư vấn nếu người nhà hiến thận cho bệnh nhân thì giảm được phần lớn chi phí, khả năng thành công cao", chị Huệ cho biết.
Tuy nhiên, trong quá trình quyết định ai sẽ là người cho thận, mọi người đã xảy ra tranh cãi. Bố mẹ anh Dương muốn hiến thận cho con nhưng bị cả nhà cản lại vì ông bà đã lớn tuổi. Vợ anh Dương xung phong cũng bị gạt đi, bởi các anh chị giải thích hai vợ chồng phải có một người lành lặn để gồng gánh gia đình. Tất cả mọi người, ai cũng có lý do của mình để tranh phần hiến. Cuối cùng, anh cả Vũ Quang Huy, 45 tuổi, dùng "quyền được cha mẹ sinh ra trước" giành suất đi xét nghiệm đầu tiên. Nếu anh không phù hợp sẽ lần lượt theo thứ tự, chị ba Huyền, chị tư Huệ, em gái út rồi đến vợ Dương, chị dâu cả, các anh em rể.
Kết quả xét nghiệm, nhóm máu và các chỉ số ban đầu phù hợp, song anh Huy bị huyết áp cao, máu và gan nhiễm mỡ nên không thể hiến được. Đến lượt chị ba, mọi chuyện đều suôn sẻ đến khi kết quả xét nghiệm loại mô (HLA) cho thấy hai chị em chỉ tương thích phần phụ. Chị Huyền tha thiết xin bác sĩ cứ ghép.
Mặc dù vậy, trước ngày dự kiến phẫu thuật một tuần, sau khi hội chẩn và cân nhắc kỹ lưỡng, bác sĩ Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Nội thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, thông báo với người nhà phải hoãn ca mổ. Bác sĩ lý giải nếu cố ghép, quả thận mới không sống được trong cơ thể người nhận lâu dài. Anh Dương phải dùng nhiều thuốc chống đào thải hơn, đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng hơn. Như thế, quả thận cho đi vô nghĩa.
Nghe bác sĩ giải thích, gia đình sốc, anh Dương cũng suy sụp. Trong một đêm mưa gió, anh bỏ nhà đi.
"Mỗi lần xét nghiệm không hợp là một lần tốn tiền vô ích. Tôi thực sự không đành lòng làm khổ cha mẹ, anh chị, vợ con thêm", anh Dương kể về quyết định buông xuôi hồi đầu năm.
Cả nhà bổ đi tìm, mấy ngày sau đưa được Dương về trong tình trạng gần như không còn sự sống. Không ai trách móc, chất vấn vì sao Dương hành xử như vậy. Chị tư Huệ ôm lấy em trai: "Nếu người bệnh tật là chị, em có hiến thận cho chị không? Còn chị. Chị sẽ cứu em bằng mọi giá!". Anh Dương lặng mãi, rồi đồng ý nhận thận từ chị gái.
Nói là làm, một mặt chị Huệ thúc giục mọi người "trông" em, một mặt đến bệnh viện làm xét nghiệm. Hơn một tháng ngược xuôi Bình Dương - Sài Gòn, kết quả thận tương thích, phù hợp cho khiến cả nhà vỡ òa. Ca phẫu thuật ghép diễn ra ngày 3/8, thành công hơn mong đợi.
Đến nay, anh Dương đã hồi phục khoảng 60%, quả thận mới hoạt động tốt. Sức khỏe chị Huệ ổn định, tuần thứ hai sau mổ chị đã đi dạy yoga trở lại. Chị Huệ tâm sự "san sẻ cho em một phần cơ thể chưa bao giờ là lựa chọn khó khăn với chị".
"Chỉ cần người thân được sống khỏe mạnh, anh chị em tôi đều chẳng tiếc điều gì", chị Huệ tâm sự.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người đàn ông 47 tuổi hiến tạng cứu sống 5 người
Gieo mầm thiện 16:37 23/12/2024Sáng ngày 20/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thông báo đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức lấy và vận chuyển thành công 4 đơn vị tạng từ một người đàn ông chết não để ghép cho các bệnh nhân cần cứu trợ. Đây là một nghĩa cử nhân văn, góp phần mang lại cơ hội sống cho nhiều người.
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Xem thêm