Giả sư trộm cắp tại nhiều chùa ở Quảng Ninh, Hải Phòng
Người đàn ông này chuyên ăn mặc giống nhà sư, đột nhập vào phòng của các nhà sư để ăn cắp tiền, điện thoại. Khi gặp các Phật tử thì đối tượng nói dối là đệ tử của các thầy để vay tiền, khuyến hóa công đức.
> Nạn giả sư và nỗi lòng tăng ni trẻ
Khoảng 19h ngày 15/2/2020, một người đàn ông ăn mặc giống nhà sư đã tới chùa Cảnh Huống (Đông Triều, Quảng Ninh) trộm cắp tài sản của nhà chùa.
Theo trụ trì chùa Cảnh Huống, người đàn ông thực hiện hành vi trộm cắp trong lúc các sư lên chùa tụng kinh. Đối tượng đã đột nhập vào 3 phòng của các sư, lấy trộm gần 30 triệu đồng.
Hiện vụ việc đã được nhà chùa báo cáo với Công an thị xã Đông Triều.
Trước đó, ngày 14/2, trên trang Facebook của chùa Thắng Phúc (Tiên Lãng, Hải Phòng) có đăng thông báo với nội dung sau:
"Bạch các quý thầy và nhân dân Phật tử. Hiện nay có 1 đối tượng giả tu sĩ đến các chùa và nhà dân, mượn danh người nhà 2 thầy Trưởng Ban trị sự Phật giáo huyện Vĩnh Bảo và huyện Tiên Lãng để lừa đảo, trộm cắp. Đề nghị các chùa cùng nhân dân nêu cao cảnh giác, cần báo ngay cho công an địa phương. Trân trọng".
Được biết, người đàn ông này chuyên ăn mặc giống nhà sư, đột nhập vào phòng của các nhà sư để ăn cắp tiền, điện thoại. Khi gặp các Phật tử thì đối tượng nói dối là đệ tử của các thầy để vay tiền, khuyến hóa công đức.
Qua xác nhận của một số Phật tử, người đàn ông họ gặp tại chùa Cảnh Huống vào tối 15/2 giống ảnh đối tượng mà chùa Thắng Phúc đăng trong thông báo.
Trộm cắp tạo nghiệp gì?
Trong giáo lý nhà Phật thì tất cả mọi sự việc xảy ra trong đời sống đều có quy luật nhân quả. Bất cứ một việc thiện hay ác nào cũng đều có nhân quả báo ứng, tức là gieo nhân nào thì sẽ gặp quả ấy.
Quả báo của sự trộm cướp, nặng thì nghèo cùng vô số kiếp hoặc làm thân súc vật để đền trả cho người, nhẹ thì ruộng vườn, nhà cửa, tài sản bị thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn, sóng thần, động đất phá hủy. Chúng ta hãy nên tin sâu nhân quả làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau. Nhân trộm cướp là việc làm xấu ác, cả thế giới loài người đều không chấp nhận nên có luật pháp chế tài, phạt tù, nặng thì tử hình, huống hồ là luật nhân quả luôn âm thầm chi phối.
Tham lam muốn chiếm lấy của người làm của riêng mình là do thói quen lười biếng làm ít mà muốn hưởng thụ nhiều, là nhân dẫn đến nghèo cùng khốn khổ trong hiện tại và mai sau.
Theo: VOV
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm